Điều gì làm bạn nhớ đến các chiến dịch marketing được coi là kinh điển của thế giới? Hãy cùng tìm hiểu thêm trong phần 2 này nhé!!!
8) Apple: Get a Mac
Mặc dù có rất nhiều chiến dịch marketing của Apple được đánh giá thành công kinh điển. Nhưng theo ý kiến cá nhân của tôi, cái này là đỉnh của đỉnh này.
Với ý tưởng là một cuộc tranh luận giữa máy Mac và máy PC thông thường. Chiến dịch này là một trong những chiến dịch xuất xắc nhất của Apple. Và họ lập tức đã tăng thị phần của mình lên hơn 42% chỉ trong năm đầu tiên. Chiến dịch này cho người xem hiểu mọi thứ về máy Mac theo một cách ấn tượng và thông minh.
Bài học marketing đừng dựa vào sản phẩm của bản có một vài đặc điểm hay ho mà nhồi nhét vào đầu khách hàng. Thay vào đó, giải thích các lợi ích của sản phẩm theo chiều hướng mà họ tưởng tượng được cảnh khi họ sử dụng.
9) Clairol: Does She or Doesn’t She?
Lần đầu khi Clairol hỏi câu hỏi này vào năm 1957, trong 15 người chỉ có 1 người duy nhất nhuộm tóc. Sau 15 năm, thì cứ 2 người thì sẽ có 1 người có tóc nhuộm, theo nghiên cứu của Time Magazine. Chiến dịch này thành công đến nỗi ở một số bang của Mỹ đã phải ngừng yêu cầu phụ nữ điền thông tin màu tóc của họ lên bằng lái xe. Một chiến dịch Marketing có thể làm thay đổi dược cả một quy định của cơ quan nhà nước, well, nó là một cú shock lớn đấy.
Clairol đã làm ngược lại so với mọi người; Họ không muốn mọi người phụ nữ nào khi gặp bạn bè cũng phải bảo thuốc nhuộm của Clairol rất tốt. Họ muốn mọi người phụ nữ đều hiểu rằng thuốc nhuộm của họ tốt đến nỗi không cần nói người khác cũng phải biết.
Đôi khi chỉ cần chỉ cho khách hàng sản phẩm này tốt thế nào và tại sao là đủ. Chỉ cho họ thấy sẽ tốt hơn là kể cho họ nghe.
10) De Beers: A Diamond is Forever
Năm 1999, Agency AdAge đã biến câu slogan De Beers’ “A Diamond is Forever” trở thành câu nói nổi tiếng nhất vào thế kỉ 20. Ý tưởng của chiến dịch là không có một đám cưới nào trọn vẹn, nếu thiếu đi một nhẫn kim cương. De Beers biến nhẫn kim cương xa xỉ trở thành một sản phẩm cần thiết bậc nhất.
Theo như tờ New York Times, De Beers đã thôi thúc bất cứ ai chuẩn bị cưới đều phải cảm thấy việc có một chiếc nhẫn kim cương đính hôn là sự bắt buộc. De Beers đã có chiến dịch thành công có thể biến những sản phẩm xa xỉ sang trọng ít người mua thành một mặt hàng cần thiết bắt buộc phải có.
11) Old Spice: The Man Your Man Could Smell Like
Ở phần đầu của chiến dịch Marketing Old Spice’s “The Man Your Man Could Smell Like” campaign, ý tưởng bởi Wieden + Kennedy và chạy vào tháng 2 năm 2010 chỉ là một quảng cáo thông thường. Và nó đã trở nên viral chỉ sau đúng 1 đêm video này có hơn 51 triệu lượt xem. Vài tháng sau, tháng 6 năm 2010 Old Spice cho ra đời quảng cáo thứ 2 với cùng một diễn viên Isaiah Mustafa. Mustafa nhanh chóng trở thành “Old Spice Guy” một biệt danh mà công ty đã sử dụng để trả lời cho mọi comment trên Facebook, Twitter, website.
2 ngày sau, công ty đã lọc ra được, 186 các phản hồi của “Old Spice Guy” với khách hàng. Những phản hồi hay nhất hài hước nhất để tiếp tục đưa lên mạng, tiếp tục viral. Và theo Inc, video này tại điểm đó đã có thêm 11 triệu lượt xem, Old Spice có thêm 29000 theo dõi trên Facebook và 58000 theo dõi trên Twitter.
“Không ai nghĩ rằng ở thời điểm đó khi đặt những câu hỏi sẽ nhận được sự trả lợi”. Nếu như chiến dịch của bạn có sức hút trên mạng xã hội với fans và followers cực khủng, hãy làm tất cả những gì có thể để tiếp tục kéo dài sự tương tác đó. Đồng thời vẫn truyền tải được thông điệp của chiến dịch.
12) Wendy’s: Where’s the Beef?
Chiến dịch marketing là sự kết hợp chiếc bánh hamburger khổng lồ với một nhóm các cụ già? Không, tôi không nghĩ vậy Wendy’s đã có một cách tiếp cận thông minh và sáng tạo hơn rất nhiều. Nó định vị vào đối thủ của Wendy’s cụm từ “Thịt bò của tao đâu?” hòng ám chỉ những miếng burger của đối thủ thường quá ít thịt. Và ngay lập tức đã thu hút mọi sự chú ý của người xem.
Trong khi bạn khó có thể đoán định được tagline của bạn có bắt tai hay không. Wendy’s (vô cùng thông minh) đã không quảng cáo quá mức cho tagline “Where’s the Beef-Thịt bò của tao đâu?” này. Chiến dịch Marketing này chỉ chạy trong đúng 1 năm duy nhất mà thôi.
Hãy cẩn thận với sự thành công cũng như thất bại của chiến dịch Marketing của mình. Đừng chỉ vì thấy cái này khá thành công mà bạn tiếp tục cho nó chạy, dành thời gian để thay đổi và phát triển, làm những cái mới hơn, chắc chắn sẽ phát hiện ra còn rất nhiều cơ hội để thành công.
13) Procter & Gamble: Thank You, Mom
Tôi sẽ dành cho bạn một phút để lau nước mắt sau khi xem xong video. Nghiêm túc mà nói chắc bạn cũng khó tưởng tượng được một video quảng cáo của tập đoàn về các sản phẩm tiêu dùng trong nhà có thể trở thành chiến dịch marketing gây xúc động mạnh như vậy đúng không?
Bởi vì P&G đã kể được những câu chuyện đằng sau các vận động viên Olympic – Câu chuyện của những người mẹ đã ở phía sau hỗ trợ và nuôi dạy họ. Tất nhiên, ai sẽ là người sử dụng các sản phẩm của P&G và thực hiện mọi công việc nội trợ đây?
Yếu tố cảm xúc và gia đình luôn được khách hàng đánh giá cao trong các quyết định mua hàng. Vậy nên bạn càng có câu chuyện vĩ đại, bí ẩn nào phía sau sản phẩm của mình, bạn càng có cơ hội để kể nó ra một cách thành công.
14) Chick-fil-A: Eat Mor Chikin
Chick-fil-A thực hiện chiến dịch này vào năm 1995 và cho đến giờ nó vẫn khiến một số người mua thêm gấp đôi mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của ba con bò kẹp bởi 2 lát sandwich. Sự liên tưởng tốt đã khiến cho chiến dịch Marketing này hiệu quả và thành công. Hình ảnh lũ bò đấu tranh để người khác ăn thịt gà nhiều hơn rất hợp lý, khi chỉ ra rằng Chick-fil-A là một nhà hàng chuyên gà.
Hãy thử dùng sự liên tưởng trong chiến dịch Marketing tiếp theo của bạn để tiếp cận vấn đề; và khiến cho họ phải thốt lên đầy tò mò: ”câu chuyện gì ẩn sau ảnh quảng cáo này”.
Minh Anh Theo Hubspot.
>>>>
Chìa khóa để mở trí thông minh cảm xúc
Thức tỉnh đi! Khách hàng chỉ nhớ 10% thông điệp của bạn
Old Spice Guy chính là quảng cáo của năm trong mắt các chị em lúc bấy giờ, “smell like a man”
P&G chưa bao giờ làm chúng ta thất vọng, những chiến dịch thực sự chạm đến cảm xúc của người tiêu dùng.
Trong khi bạn khó có thể đoán định được tagline của bạn có bắt tai hay không, Wendy’s (vô cùng thông minh) đã không quảng cáo quá mức cho tagline “Where’s the Beef-Thịt bò của tao đâu?” này. Chiến dịch Marketing này chỉ chạy trong đúng 1 năm duy nhất mà thôi. Wendy’s chỉ chúng ta rằng hãy cẩn thận với sự thành công cũng như thất bại của chiến dịch Marketing của mình. Đừng chỉ vì bạn thấy cái này khá thành công mà bạn tiếp tục cho nó chạy. Dành thời gian để thay đổi và phát triển, làm những cái mới hơn, và bạn chắc chắn sẽ phát hiện ra còn rất nhiều cơ hội để thành công trong tương lai.
Wendy’s đúng là cao thủ đá xéo
27 năm sau, Wendy’s ra thêm một video: Một anh chàng mặc chiếc áo in chữ “Where’s the beef” rồi đi ra đường. Từ già đến trẻ ai cũng tươi cười đọc cụm từ “Where’s the beef” quen thuộc một cách vui vẻ. Và cuối cùng, anh chàng đi tới chỗ Wendy’s: “Here’s the beef”.
TVC xuất hiện khắp mọi nơi dưới dạng nhãn dán, hình trên cốc, lót ly, thảm để bàn, đĩa nhựa,… Cả việc tranh cử tống thống năm 1984 cũng có cụm từ “Where’s the beef?”. Chứng tỏ độ hút của chiến dịch này đến cỡ nào, điều mà khó chiến dịch nào ngày nay đạt được
Ngoài yếu tố sáng tạo, khác biệt thì yếu tố cảm xúc trong Marketing luôn được khách hàng đánh giá cao trong các quyết định mua hàng của họ
Các chiến dịch marketing trên đều rất sáng tạo và chạm đến cảm xúc khách hàng
Chiến dịch marketing thành công không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định mà còn giúp thương hiệu gây dựng tiếng tăm và lợi nhuận bền vững trong tương lai.
Đây đều là những chiến dịch cực kì thành công rất đáng học hỏi
chiến dịch tiếp thị tốt nhất chính là chiến dịch lấy khách hàng làm trọng tâm, khiến cho họ hiểu ý nghĩa thương hiệu của bạn một cách toàn diện mới được.
thật ngưỡng mộ những ai có thể tạo ra các chiến dịch này, rất hay và sáng tạo
Chiến dịch của Procter & Gamble: Thank You, Mom, thật sự làm mình ấn tượng
Đến hiện tại việc đám cưới cần kim cương vẫn ngày càng lan rộng, chiến dịch này quá đáng nể
Những người sáng tạo ra các chiến dịch này hẳn là những người xuất sắc
Một bài viết tóm gọn các các ý tưởng để tạo ra các ý tưởng
Chiến dịch của Apple trông khá đơn giản nhưng lại rất đúng với thời đại lúc đó
Vote 5*
Cách giải thích lợi ích của Apple dựa trên cuộc hội thoại làm mình liên tưởng đến các marketing lợi ích giữa điện thoại Apple và Samsung với tinh thần khịa đáng nhớ :)))
Chiến dịch: Does she or Doesn’t she: ngoài thành công về mặt truyền thông còn thành công tạo phụ nữ một sự “duy nhất”
Dior sau này cũng có cách tiếp thị như De Beer ở bên TQ, thật sự đây là cách tiếp thị đánh tâm lý vào hàng ngàn đám cưới
Cùng một đối tượng khách hàng nhưng mỗi sản phẩm sẽ cung cấp cho phân khúc khách hàng khác nhau. Khi xác định được phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới sẽ dễ dàng tạo nên chiến dịch marketing hiệu quả.
Nhờ bài web của tác giả mình có idea cho phần quà 20/10 bởi chiến dịch “Protect and Gamble”. Bài viết rất bổ ích ạ
Phải nói là Old Spice sử dụng cách tiếp thị rất bắt mắt và thu hút người nhìn trước khi đưa tâm trí họ tới nội dung :))
Bất kể qui mô công ty như thế nào, điều quan trọng là người sẽ xử lí luồng lưu lượng mà chiến dịch Marketing tạo ra. Và các thương hiệu trên đã làm rất tốt công việc này
Đây quả thật là những chiến dịch hết sức tinh xảo và điêu luyện, bằng cách khai thác và phân tích nhu cầu khách hàng, đem đến giá trị ý nghĩa gần hơn với họ
Mik rất thích chiến dịch Thank You, Mom nó cho mik cảm giác cảm thông và thấu hiểu, Bên cạnh thành công luôn có sự hỗ trợ và động viên đắt lực từ gia đình ở phía sau. Và chắc hẳn niềm tin với sản phẩm sẽ bền vững như câu chuyện mà họ mang lại
Để có thể đưa sản phẩm khắc sâu vào tâm lý người tiêu dùng, bên cạnh yếu tố sáng tạo, đổi mới thì cảm xúc và những giá trị hữu dùng cùng với các yếu tốt khác đã góp phần định hình thương hiệu
Đây quả thật là những chiến thuật ấn tượng và đáng để học hỏi
Bài viết rất hay và ý nghĩa cảm ơn những chia sẻ bổ ích của tác giả, Rất mong chờ những bài viết tổng hợp trong thời gian đến