Trần Thủ Độ là một trụ cột của triều Trần. Một nhân vật lịch sử với bản lĩnh chính trị và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, quả quyết theo ý chí của mình. Ông ít khi để cho tình cảm sai khiến. Ngoài ra, ông là một đại công thần, người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần.

Tuy là người lợi ích quốc gia đặt trên tất cả. Nhưng ông vẫn bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều dưới ngòi bút của họ. Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức. Vậy ông là người có công hay kẻ có tội?

Có hay không việc Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông?

Nhà Lý và nhà Trần đều có công lớn đối với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, mỗi lần đọc lại sử sách lại thấy “cộm” lên câu chuyện Trần Thủ Độ “giết hết” tôn thất nhà Lý. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi và mở ngoặc: “Xét thời Trần Anh Tông còn có người họ Lý làm tướng, hơn nữa Phan Phu Tiên không ghi lại, việc này chưa chắc đã có thực, hãy tạm chép vào đây”. Vì thế một “nghi án” mà không có tài liệu, không có “nhân chứng vật chứng” thì không thể kết tội. Chính vì không kết tội được thì phải tuyên bố đương sự vô tội.

Sử sách cũng vậy, đã ghi một điều thì phải có nguồn dẫn tin cậy. Vấn đề là lâu nay khi giáo dục truyền bá lịch sử người ta thường không lưu ý đến câu mở ngoặc này của Ngô Sỹ Liên. Khi nghiên cứu lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu cũng không để ý đến bối cảnh có chỉ dụ của Lê Thánh Tông.

trần-thủ-độ-người-có-công-hay-kẻ-có-tội-trần-ngọc-mỹ-duyên-ksc-donggoitrithuc-H1

Đối với Trần Thủ Độ, ông một tay quán xuyến cơ nghiệp nhà Trần trong buổi đầu. Dù quyền hành “nghiêng nước” nhưng ông quang minh lỗi lạc, chí công vô tư. Bên cạnh đó, dù hết lòng bảo vệ nhà Trần ông cũng không dùng thủ đoạn lừa dối để giết người bừa bãi như vậy. Không những vậy, Trần Thái Tông là con rể của Lý Huệ Tông và Trần Thánh Tông chính là cháu ngoại của Lý Huệ Tông. Nhà Trần, kể từ Trần Thánh Tông có một nửa dòng máu của họ Lý. Cho nên nói “Họ Lý vẫn được tế tự luôn luôn” là có cơ sở và việc Trần Thủ Độ “giết hết” tôn thất nhà Lý là không thể.

Trần Thủ Độ và câu chuyện chặt ngón tay người thân xin chức tước.

Là người cầm cân nảy mực của triều Trần. Trần Thủ Độ luôn nêu cao tấm gương tuân thủ những quy định kỉ cương phép nước. Ông có một người cháu vợ tên Nguyễn Văn Dậu muốn xin làm chức câu đương để có một chút máu mặt trong làng xã. Sau khi nghe vợ kể lại thì ông đưa cho bà cuốn sổ để ghi họ tên người cháu vào. Nhưng khi Dậu đến gặp ông thì ông bảo: “Ngươi vì công chúa xin cho mới được làm câu đương, cho nên không thể ví với chức câu đương của người khác được”. Thế là ông quyết định chặt một ngón tay của Dậu để phân biệt với những người câu đương khác.

Tuy muốn làm chức câu đương để có chút máu mặt trong xã. Nhưng khi nghe đến việc phải chặt ngón tay, Dậu xin thôi và không làm câu đương nữa. Việc ông đòi chặt tay người xin chức tước cho thấy những biện pháp trị “con ông cháu cha”. Chỉ biết bám vào người nhà để tiến thân, Trần Thủ Độ chỉ dọa thôi đã có hiệu quả. Quyền lợi dân tộc là cao hơn hết thảy.

Trần Thủ Độ người đặt lợi ích quốc gia trên tất cả.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ, Trần Thủ Độ có vai trò hết sức quan trọng. Tháng 12 năm Đinh Tỵ. Quân Mông Cổ, sau khi tiêu diệt nước Đại Lý (Vân Nam), đã tiến vào lưu vực sông Hồng. Thế giặc rất mạnh, quân Đại Việt bị đánh lui, vua Thái Tông phải bỏ Thăng Long rút xuống phía nam. Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền em ruột là Thái úy Trần Nhật Hạo hỏi kế. Nhật Hạo lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ “Nhập Tống” ở mạn thuyền. Ý muốn khuyên vua nên chạy sang nhờ vả nước Tống.

Câu trả lời đanh thép ông đã giữ vững tinh thần dám đánh, quyết thắng.

Vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến. Câu trả lời đanh thép “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” của ông đã giữ vững được tinh thần dám đánh và quyết thắng của quân dân Đại Việt trong cuộc phản công quyết liệt đánh vào Đông Bộ Đầu ngày 29/1/1258, buộc địch phải rút chạy về nước. Trần Thủ Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất. Trần Thủ Độ đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc.

Tuy là người lợi ích quốc gia đặt trên tất cả. Nhưng ông vẫn bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ. Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức. Có công với nhà Trần nhưng lại có tội với nhà Lý. Nhưng khi chép về việc “Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý” trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Sĩ Liên cũng để trong ngoặc đơn là “việc này chưa chắc đã có thực”.

Triều Trần, ngoài những chiến công chống ngoại xâm oanh liệt còn là một triều đại có những thành tựu văn hóa rực rỡ. Các Hoàng đế nhà Trần, từ Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đều là những triết gia, những thi sĩ đứng ở đỉnh cao của văn hóa Đại Việt giai đoạn trung đại. Thế nhưng, một thực tế không sao phủ nhận được là những ông vua bề bề chữ nghĩa ấy đều phải sâu sắc chịu ơn của Trần Thủ Độ – người một tay khơi dậy một vương triều!    

Trần Ngọc Mỹ Duyên – Tổng hợp

Xem thêm:

>> Chữ Nôm và vai trò của Hoàng đế Quang Trung

>> VỊ VUA VIỆT ĐẦU TIÊN LẤY VỢ NGOẠI VÀ LÊN NGÔI HAI LẦN TRONG ĐỜI

Quảng cáo
4.2 5 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

48 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thanh Duy
Thanh Duy
2 năm trước

Thông qua các tài liệu chính sử và văn bia, thần phả, thần tích, chúng ta được biết, Trần Thủ Độ là người có bản lĩnh chính trị và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, quả quyết theo ý chí của mình, ít khi để cho tình cảm sai khiến

Mỹ Dung
Mỹ Dung
2 năm trước

Chiến công oanh liệt đánh bại quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (1258) và câu nói bất hủ, khảng khái, thể hiện ý chí của người anh hùng: “Đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo” của ông, đã để lại trong dân tộc Việt Nam một hình tượng Trần Thủ Độ anh hùng, bất khuất, tài năng, quả cảm. Đánh giá về ông xưa nay vẫn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau; nhưng không thể phủ nhận được công lao to lớn của ông với Vương triều Trần và nhà nước Đại Việt

Khiêm Như
Khiêm Như
2 năm trước

Theo nguồn tư liệu điền dã của cụ Dương Quảng Châu, thì thân sinh của Trần Thủ Độ là Trần Hoằng Nghị. Đáng tiếc các tư liệu điền dã đó chưa đủ cơ sở để chứng minh một cách khoa học, chính xác về thân phụ của Trần Thủ Độ. Chính sử đều ghi ông mồ côi cha mẹ từ bé và ở với bác là Trần Lý chứ không ghi rõ bố mẹ ông là ai.

Thành Danh
Thành Danh
2 năm trước

Ông là người có ý chí rất sắt đá, tham vọng và năng lực với tầm vóc rất lớn

Thịnh Kha
Thịnh Kha
2 năm trước

Chuyện về Trần Thủ Độ vẫn luôn gây ra tranh cãi rất nhiều qua rất nhiều năm lịch sử

Trần Na
Trần Na
2 năm trước

Dù luận công hay tội, thì chúng ta cũng không tài nào phủ nhận được ông quá giỏi và đầu óc tính toán tinh vi. Mọi sự dường như là trong lòng bàn tay của ông cả

Như Khương
Như Khương
2 năm trước

Công nhận ông là một người có bản lĩnh chính trị, liệu ai sẽ bất chấp nhiều thứ như vậy để làm được như ông?

Thiên Kim Nguyễn
Thiên Kim Nguyễn
2 năm trước

Theo góc nhìn của mình, ông có dáng dấp của người lãnh đạo ý chí. Chuyện của ông thì ông quả quyết và cương nghị ít khi để tình cảm chen lấn, tất cả vì mục tiêu lớn hơn. Thật khó mà luận công hay kể tội xác đáng trong trường hợp của ông.

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
2 năm trước

“Đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo” câu nói bất hủ, gây ấn tượng mạnh cho mình khi nhắc đến tính khảng khái của ông.

Minh Liêu
Minh Liêu
2 năm trước

Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà ông còn chủ trương phát triển Nho học. Trần Thủ Độ tâu vua cho xây Quốc Tử Giám, đẩy mạnh việc thi cử để tuyển chọn hiền tài cho đất nước

Thanh Âm
Thanh Âm
2 năm trước

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tôn lấy được thiên hạ đều là mưu sức của Trần Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy”… (tr.478)

Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
2 năm trước

Có thể nói, cuộc “đảo chính” cung đình êm ả và hữu hiệu vào cuối năm 1225 đầu 1226 đã chấm dứt 215 năm trị vì của Vương triều Lý để chuyển ngôi vị sang một triều đại mới do dòng họ Trần nắm giữ và đạo diễn không ai khác là Trần Thủ Độ

Linh Nhật
Linh Nhật
2 năm trước

Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài trí hơn người, làm quan triều Lý được mọi người rất suy tôn, đó là điều mình thích ở ông

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
2 năm trước

Rất thích một câu nói của ông: “Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì được nữa”. Ông như một nhà lãnh đạo công bằng nghiêm minh

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
2 năm trước

Bài viết lột tả nhân vật Trần Thủ Độ theo hai khía cạnh rất rõ

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
2 năm trước

Dưới con mắt của nhân dân, Trần Thủ Độ hoàn toàn khác với những nhận định của các sử quan phong kiến. Đúng không tác giả nhỉ

Vận Ách
Vận Ách
2 năm trước

Có thể nói, phải khen Trần Thủ Độ vì những công trạng, những việc ông làm cho nhà Trần, nhưng lại phê phán vì những việc ông làm với nhà Lý.

Nam Khang
Nam Khang
2 năm trước

“Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” mình rất ấn tượng với câu nói này của ông.

Ánh Ngọc
Ánh Ngọc
2 năm trước

Trần Thủ Độ là người có bản lĩnh chính trị và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, quả quyết theo ý chí của mình, ít khi để cho tình cảm sai khiến.

MI MI
MI MI
2 năm trước

Trần Thủ Độ là người luôn đặt lợi ích của đất nước trên tất cả

Duy Anh
Duy Anh
2 năm trước

Đánh giá về ông xưa nay vẫn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, nhưng không thể phủ nhận được công lao to lớn của ông với Vương triều Trần và nhà nước Đại Việt.

Khang Lo
Khang Lo
2 năm trước

Trần Thủ Độ là một đại công thần, là người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần.Thật sự rất tài giỏi.

Ly Ly
Ly Ly
2 năm trước

Theo mình đọc “Đại Việt sử ký toàn thư” từng ghi nhận thời Trần có hai người được vua cho lập sinh từ thờ khi vẫn còn sống là Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn.

Tommy Dan
Tommy Dan
2 năm trước

Nhân dân biết ơn ông đã cứu đất nước thoát khỏi cảnh loạn lạc, và nhờ có tài thao lược, khí phách hiên ngang, tinh thần kiên quyết của ông mà Đại Việt mới thoát khỏi cảnh nô lệ ở nửa sau thế kỷ 13”.

Phuc Tran Hoang
Phuc Tran Hoang
2 năm trước

Dù có oán trách nhưng mình vẫn có 1 góc nhìn tích cực khác về ông bởi một tay ông khởi dựng triều Trần..

Tú Anh
Tú Anh
2 năm trước

Theo mình ông là một người lãnh đạo có ý chí. Một tay gây dựng nhà Trần, vì giang sơn mà không tiếc sức.

Tố Trinh
Tố Trinh
2 năm trước

 “Bệ hạ ở đâu kinh thành ở đấy”: Thể hiện đầy đủ khí phách kiên trung. Đây là nhân vật tạo dựng, phát triển huy hoàng dòng họ, đất nước.

Lần cuối chỉnh sửa 2 năm trước bởi Tố Trinh
Thanh Bình
Thanh Bình
2 năm trước

Theo mình thì dù thế nào thì Trần thủ Độ là một người đáng kính trọng, bởi nhìn xa trông rộng trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó.Ông chấp nhận tai tiếng để lập nên một quốc gia hùng cường và bất bại trước kẻ xâm lược phương Bắc. 

Mai Phương
Mai Phương
2 năm trước

Có công hay có tội thì tùy vào cách nhìn của mỗi người. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận công lao to lớn của ông với quốc gia, dân tộc Việt Nam.

Yunna
Yunna
2 năm trước

Theo mình thì giai đoạn ấy nhà Lý đã rơi vào giai đoạn suy vong .Dù không có nhà Trần thì cũng có lẽ sẽ có 1 triều đại khác thực hiện một việc tất yếu này thôi trong thời đại quân chủ chuyên chế lúc đó.Và chúng ta sẽ nhìn thấy được rằng sau khi có sự chuyển giao ấy thì Trần Thủ Độ trong vai trò 1 vị thái sư đã thể hiện năng lực vai trò của mình trong việc phát triển đất nước. Đầy liêm chính, quyết đoán.

Tuyết Ngưng
Tuyết Ngưng
2 năm trước

” Lịch sử chỉ diễn ra một lần … nhưng nhận thức về lịch sử là cả một quá trình”. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” câu nói đó, thần thái đó mãi mãi còn lại với thời gian.

Lộc Trần
Lộc Trần
2 năm trước

Trần Thủ Độ như một tượng đài trong lịch sử nước nhà, cảm ơn page vì bài viết ý nghĩa

Mộc An
Mộc An
2 năm trước

 “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” quả thật là một người kiệt xuất. Có rất nhiều câu chuyện của ông được dạy từ các lớp nhỏ cho thấy ông là người như thế nào

Ngọc Hân
Ngọc Hân
2 năm trước

Dù có nhiều câu chuyện gây tranh cãi công lao, tài năng và sự kỉ cương của ông là điều không cần phải bàn cãi và không ai chối bỏ được

Hiền Ni
Hiền Ni
2 năm trước

Mình nghĩ trong trường hợp của ông khó lòng đưa ra kết luận là công hay tội. Vì có thể nói những gì ông làm vô cùng cương quyết và đem lại lợi ích chung chứ không phải cá nhân vụ lợi

Karry
Karry
2 năm trước

Tài năng nhìn người của ông được thể hiện ở việc “khi vua Trần Thái tông muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tướng, Thủ Độ nói: “An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc, nếu cho là thần hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc”… vua bèn thôi”
Một thời gian sau An Quốc cùng vợ đã nổi loạn chống lại nhà Trần ở Nam Định. Cuộc nổi loạn đã bị chính Trần Thủ Độ dẹp tan. Chúng ta phải khẳng định được rằng ông là người có bản lĩnh chính trị và cá tính đặc biệt trong lịch sử Việt Nam

Dương Ái
Dương Ái
2 năm trước

Trần Thủ Độ được xem là nhà chính trị, kinh tế và quân sự toàn tài

Thiên tỷ
Thiên tỷ
2 năm trước

Ông là người biết làm chủ tình thế và dùng người một cách công tâm phân minh

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
2 năm trước

Cách xử lý công việc phân minh của Trần Thủ Độ được sách sử ghi lại rằng. Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: “Thủ Độ tuy làm tể tướng mà phàm công việc không việc gì là không để ý. Vì thế mà giúp nên nghiệp vương, giữ được tiếng tốt cho đến chết”.

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
2 năm trước

Trần Thủ Độ là người quyết liệt và mưu cao, kế sâu và nắm bắt được cơ hội khi triều Lý suy vi để lập nên vương triều Trần

Khải Đặng Văn
Khải Đặng Văn
2 năm trước

Đến bây giờ việc luận tội hay kể công vẫn là câu hỏi lớn trong lịch sử Việt, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được những công lao và các cống hiến to lớn của ông cho nước nhà

Linh Linh
Linh Linh
2 năm trước

Các chia sẽ của tác giả đã cho mik những góc nhìn nhận rõ hơn về câu chuyện của Trần Thủ Độ

Quyên
Quyên
2 năm trước

Trần Thủ Độ, cũng gọi Trung Vũ đại vương, là một nhà chính trị Đại Việt

Hóa
Hóa
2 năm trước

Đối với Trần Thủ Độ, ông một tay quán xuyến cơ nghiệp nhà Trần trong buổi đầu, dù quyền hành “nghiêng nước” nhưng ông quang minh lỗi lạc, chí công vô tư, dù cho hết lòng bảo vệ nhà Trần ông cũng không thể dùng thủ đoạn lừa dối để giết người bừa bãi như vậy được

Yến Nguyển
Yến Nguyển
2 năm trước

Ý trí của ông rất kiên cường

Yên Đường
Yên Đường
2 năm trước

Công hay tội chỉ là góc nhìn và định kiến của người khác nhìn nhận về ông. Nếu những việc ông làm là vì lí tưởng của mình thì thật sự đối với ông công hay tội cũng k còn quan trọng nữa.

Nhung Huyền
Nhung Huyền
2 năm trước

Mình thấy cả cuộc đời của ông dù mang tiếng xấu cũng ch từng vì lòng riêng của mình mà toàn vì dân vì nước. Rất khó tìm lí do để thông cảm nhưng cũng chẳng thể vì v mà phủ nhận công lao của ông.

An Chi
An Chi
2 năm trước

Dù ông có thể suy nghĩ thế nào cũng không vẹn toàn được. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của ông và cảm nhận.