Ngày hôm nay, tôi thấy ở ta, lại có một loại thành phần mới, mang tên mới là trí thức salon.

Họ “salon” ở kiểu gì? Kiểu mới nhìn qua thì hiện đại. Họ bằng cấp đầy mình, và kinh ngạc thay đều là bằng thật. Rồi sao nữa? Rồi họ dùng bằng cấp này làm cơ sở để lấy thêm bằng cấp kia.

Nghĩa là, trí thức salon học suốt đời, và suốt đời tham gia các hội nghị này, các diễn đàn nọ, các khóa chuyên sâu khác. Ở đâu? Ở mọi nơi. Nhưng phần lớn ở Tây mới “khiếp”.

Giáo sư Hoàng Tuỵ nói về căn bệnh trí thức salon
Nguy hại là căn bệnh này nghiêm trọng nhất ở cấp Đại học và đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, tuyển chọn, công nhận giáo sư, phó giáo sư. Thiết kế: TKDesign

Trong các hội thảo như thế, họ cũng chẳng phát biểu gì, mặc dù ai nói họ nghe cũng hiểu. Rồi họ đi từ hội thảo trở về, lập tức bắt tay vào công việc chuẩn bị cho hội thảo khác, vậy thôi. Họ trở thành một loại salon có học.

Cho nên, tôi mới giật mình khi thống kê, biết rằng ở ta có rất nhiều tiến sĩ. Nhưng những gì mà các tiến sĩ ấy làm lại khó biết vô cùng. Bởi lý do chúng vô cùng ít ỏi.

Hóa ra, nếu như có con đà điểu rúc đầu vào cát, thì cũng có con người rúc đầu vào khoa học, để làm một thứ duy nhất: trốn tránh cuộc đời.

Sẽ có người nói, trốn tránh không phải thói quen của người trí thức. Vâng, khi người ta trí thức thực sự. Còn ở đây, như tôi đã nói, người ta trí thức salon. Người ta có bằng cấp, thì với một niềm vui duy nhất là cho người khác ngắm và nhân thể tự ngắm mình.

“mũ cao áo dài” thì chúng ta sẽ chỉ đào tạo ra những tiến sĩ “giấy” với những công trình “nghiên cứu” khoa học giả tạo. Ảnh: Tuoitre.vn

Xã hội có biết điều này không? Xã hội ở bên Tây thì biết. Đã “chìm đắm” trong đại dương khoa học từ lâu, bên ấy người ta rất quen với các loại… bèo!

Chẳng hạn, nếu bạn ở các nước đó, bạn xưng là tiến sĩ, thì thiên hạ sẽ nhìn bạn với hai con mắt: một là kính nể, hai là nghi ngờ. Lý do họ nghi ngờ? Vì công chúng thừa biết những anh tốt nghiệp đại học không việc làm, chả có cách nào khác tiếp tục học thêm, và rồi cũng có đủ thứ bằng này nọ.

Chính vì vậy, ở bên ấy, khi phỏng vấn, người ta không thích đề cập đến bằng cấp, mà đến những việc đã làm. Đã từ lâu, những xã hội văn minh hiểu rằng khoa học cần phải được ứng dụng. Mất tính ứng dụng, kiến thức chỉ còn là một mớ trưng bày, và để… ngồi lên.

Giáo sư Phạm Tất Dong nói về căn bệnh trí thức salon
GS. Phạm Tất Dong, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nói về thực trạng đào tạo tràn lan tiến sĩ, thạc sĩ. Thiết kế: TKDesign

Nhưng trong xã hội ta, nơi khoa học chưa phát triển ở bậc cao, ánh hào quang của nó vẫn còn lấp lánh, thì vẫn nhiều anh nhanh chóng lợi dụng điều này.

Các trí thức salon tranh thủ biến kiến thức thành một thứ đệm hoặc chăn bông êm ái. Để ngủ ngon và để khỏi làm gì. Từ lúc nào, họ biến mình thành một thứ salon thực sự, họ vừa là ghế vừa là kẻ… ngự lên.

Chả lẽ, không ai phát hiện ra chuyện đó? Có chứ. Nhưng tâm lý người ta hay tha thứ. Bởi salon có nhiều kiểu không tiện lắm, nhưng vẫn cần có để cho sang!

Mỹ Ngọc theo ý kiến của Lê Thị Liên Hoan sau chùm bài “Tự sự nhức lòng của tiến sĩ ngoại trở về ĐH lớn” (2010)

Xem thêm

>> Chọn người lãnh đạo giáo dục như thế nào?

>> Bài học từ người cô độc

>> Công thức thành từ các chuyên gia tâm lý giáo dục ISRAEL

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

5 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Khải Đặng Văn
Khải Đặng Văn
2 năm trước

Truyền thống văn hóa chuộng bằng cấp: Từ trong truyền thống của người Việt, mục tiêu của việc học hành, thi cử là giật lấy mảnh bằng, đỗ đạt làm quan cho vinh thân, phì gia, một người làm quan cả họ được nhờ

Thiên tỷ
Thiên tỷ
2 năm trước

Tác giả Lê Thị Liên Hoan đã có góc nhìn táo bạo và trực quan về tinh hình tri thức Việt một cách sâu sắc và thiết thực

Dương Ái
Dương Ái
2 năm trước

Nếu giáo dục nước ta, vẫn còn tồn tại việc chảy máu chất xám ( thứ mà ta chưa dùng được hoặc chưa muốn dùng) hoặc tri thức biến dạng thành “ tri thức salon” thì sẽ như thế nào về nền tảng giáo dục tương lai

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
2 năm trước

Bài viết rất đáng để chúng ta suy ngẫm về việc vận dụng tri thức và cách tri thức đi vào thực tiễn như thế nào

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
2 năm trước

“Các trí thức salon tranh thủ biến kiến thức thành một thứ đệm hoặc chăn bông êm ái. Để ngủ ngon và để khỏi làm gì” nó chỉ đám ứng nhu cầu thỏa mãn nhất thời chứ chưa mang lại hạnh phục lâu dài