25 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, 14/01/2025

Sài Gòn – 8 công trình đầu tiên tại Sài Gòn

Chúng ta cùng điểm lại tám công trình lớn đầu tiên được xây dựng trên vùng đất Sài Gòn – Gia Định với hơn 300 năm lịch sử. Các công trình lớn tồn tại chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử cũng là những dấu ấn quan trọng trong lòng người dân Sài Gòn.

Nhà hát lớn Sài Gòn – 120 tuổi.

Được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành 2 năm sau đó, Nhà hát Thành Phố mang kiến trúc Phương Tây. Các phù điêu bên trong được nhiều họa sĩ có tên tuổi người Pháp vẽ giống như mẫu nhà hát Pháp cuối thể kỷ 19. Thời điểm này nhà hát lớn là nơi biểu diễn ca nhạc và kịch cho người Pháp xem.

Ảnh chụp Nhà Hát Lớn thời Pháp thuộc
Ảnh chụp Nhà Hát Lớn thời Pháp thuộc

Năm 1954, nơi đây được sử dụng làm nơi ở tạm trú cho các thường dân Pháp từ miền Bắc di cư vào Nam theo Hiệp định Genève năm 1954. Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau gọi là nhà Hạ nghị viện) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Hạ Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa được chụp vào năm 1969. Ảnh Frederick S. Moore
Hạ Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa được chụp vào năm 1969. Ảnh Frederick S. Moore

Sau sự kiện 30/04/1975, nơi đây trở thành Nhà Hát Lớn của TP. Hồ Chí Minh nằm giữa lõi Sài Gòn với chức năng là nhà hát đa năng, nơi biểu diễn sân khấu nghệ thuật và là nơi để tổ chức các sự kiện lớn.

Hình ảnh Nhà Hát Lớn hiện nay
Hình ảnh Nhà Hát Lớn hiện nay

Khách sạn Continental – 140 tuổi.

Là khách sạn có lịch sử lâu đời và nổi tiếng nhất Saigon. Tòa nhà nằm ngay trên đường Đồng Khởi kéo dài từ bờ sông Sài Gòn cho đến nhà thờ Đức Bà. Đây cũng là con đường trung tâm sầm uất bậc nhất thời bấy giờ có rất nhiều người Pháp sống ở khu vực này.

Ảnh chụp Khách sạn Continental thời Pháp thuộc
Ảnh chụp Khách sạn Continental thời Pháp thuộc

Khách sạn được khởi công vào năm 1978 và hoàn thành chỉ 2 năm sau đó do ông Pierre Cazeau – Nhà sản xuất vật liệu xây dựng và đồ gia dụng làm chủ đầu tư. Kiến trúc và nội thất đều được thiết kế và bài trí theo phong cách khách sạn 5 sao ở Paris. Thời Pháp thuộc, khách sạn Continental là nơi dừng chân của các viên chức sĩ quan cao cấp của Pháp đến công tác cũng như các du khách giàu có.

Toàn cảnh “Đại Lục Lữ Quán” được chụp năm 1970
Toàn cảnh “Đại Lục Lữ Quán” được chụp năm 1970

Trong những thập niên 1960-1970, chánh phủ Sài Gòn bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, vì thế khách sạn có tên là “Đại Lục Lữ Quán”.

Sau sự kiện 30/04/1975, nơi đây được đổi tên thành Khách sạn Hải Âu. Đến năm 1989, công trình được tu sửa lại và lấy tên cũ. Khách sạn từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng thế giới.
Hiện, Continental là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần phát triển ngành du lịch TP.HCM.

Continental

Bệnh viện Chợ Quán – 158 tuổi

Được khởi công và xây dựng vào năm 1862 với nguồn vốn từ các nhà hảo tâm đóng góp. Tọa lạc trên khu đất rộng gần 5ha tại làng Chợ Quán nằm giữa Sài Gòn – Chợ Lớn, đối diện bịnh viện là sông Bến Nghé (nay được gọi là kênh Tàu Hủ). 2 năm sau đó, bệnh viện được giao lại cho chính quyền thời đó giữ.

Bịnh viện Chợ Quán thời Pháp thuộc
Bịnh viện Chợ Quán thời Pháp thuộc

Từ 1954-1957, 2/3 cơ sở bệnh viện được sử dụng làm nơi điều trị lao cho binh lính và được đổi tên thành Viện bài lao Ngô Quyền. Cuối năm 1957, bệnh viện được trả về cho dân sự, lấy lại tên ban đầu là Bệnh viện Chợ Quán, tiếp tục nhận điều trị các bệnh truyền nhiễm, phong, tâm thần, đồng thời tiếp nhận lại sinh viên thực tập chuyên khoa tâm thần.

Năm 1972, khu nhà chính 6 tầng của bệnh viện được xây dựng trên diện tích 12.126m2 với sự trợ giúp của Hàn Quốc. Đến cuối năm 1973, công trình hoàn tất và bệnh viện được khánh thành vào ngày 02/3/1974 với tên mới là Trung Tâm Y Khoa Hàn-Việt. Cùng với cơ sở cũ, bệnh viện có 550 giường trị các bệnh: truyền nhiễm, tâm thần, phong, nội, ngoại, nhi và các khoa dược, cận lâm sàng, khu phẫu thuật 04 phòng được trang bị hiện đại.

Lúc này bệnh viện được xem như là “một Trung tâm Y tế toàn khoa mới và tối tân hàng bậc nhất miền Nam Việt Nam thời bấy giờ”. Bệnh viện được lựa chọn làm nơi thực tập của các trường Đại học Y khoa và các Chương trình huấn luyện của Bộ Y tế chính quyền Sài Gòn cũ như: Đại học Y khoa Sài Gòn, Đại học Y khoa Minh Đức, Chương trình đào tạo tiến sĩ Khoa Quản trị bệnh viện, Viện Quốc gia Y tế công cộng…

Sau ngày 30/4/1975 nó được gọi bằng tên cũ. Đến ngày 5/9/1989, UBND TP.HCM đổi thành Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, trực thuộc Sở Y tế đến nay.

Bưu điện Sài Gòn – 160 tuổi

Ngay sau khi chiếm được Sài Gòn, Pháp đã thiết lập hệ thống liên lạc thông tin. Năm 1860, “Sở dây thép” Sài Gòn (tức Bưu điện Sài Gòn) được thành lập. Sau 3 năm, Sở dây thép Sài Gòn khánh thành và chính thức phát hành “con cò” (người Việt gọi là tem) đầu tiên. Kể từ năm 1864, người dân Sài Gòn bắt đầu gửi thư qua hệ thống bưu điện này.

Hình ảnh Bưu điện Saigon thời Pháp thuộc
Hình ảnh Bưu điện Saigon thời Pháp thuộc

Bưu điện Sài Gòn được xây dựng lại vào năm 1886 cho đến năm 1891 với thiết kế hiện đại hơn thay thế cho trụ sở và khu nhà ở cũ theo đề án của một kiến trúc sư người Pháp là Villedieu cùng phụ tá Foulhoux.

Bộ sưu tập Tem Đông Dương
Bộ sưu tập Tem Đông Dương

Đến năm 1894, Bưu điện Saigon bắt đầu cung cấp hệ thống điện thoại liên lạc có dây. Đây là công trình mang kiến trúc Phương Tây kết hớp với bản sắc Châu Á. Phía trước ngôi nhà được trang trí theo từng ô chữ nhật trong đó ghi danh những người phát minh ra ngành điện tín và ngành điện.

Bưu điện Sài Gòn hiện nay
Bưu điện Sài Gòn hiện nay

Chùa Huê Nghiêm – 299 năm.

Chùa Huê Nghiêm tọa lạc ở đường Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức. Được xem là ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn. Ngày nay chùa thường được gọi là Huê Nghiêm 1 để phân biệt với một ngôi chùa ở quận 2 là Huê Nghiêm 2.

Chùa được khai sơn vào thế kỷ 18 với nhiều tư liệu khẳng định là 1721 bởi hai vị Thiền sư là Thiệt Thụy và Tánh Tường.

Chùa Huê Nghiêm được chụp năm 1995
Chùa Huê Nghiêm được chụp năm 1995

Lúc đầu chùa được xây dựng ở vùng đất thấp cách vị trí hiện nay của chùa khoảng 100m. Sau đó bà Nguyễn Thị Hiên – pháp danh Liễu Đạo, Tư Thành Tâm đã hiến đất để xây dựng ngôi chùa như hiện nay.

Chùa được trùng tu nhiều lần và lần lớn nhất là cuối thể kỷ 19 do thiền sư Đạt Lý – Huệ Lưu tổ chức. Ngoài ra còn được trùng tu nhiều lần vào những năm 1960, 1969, 1990 và 2003 về mặt kiến trúc với mái ngói chồng diêm và các đầu cao cong vút. Bờ nóc mái trang trí những hoa sen cách điệu. Khuôn viên chùa khá rộng, có nhiều tháp cổ. Tam quan chùa và đài Quan Âm ở sân trước chùa được xây vào năm 1990.

Chùa Huê Nghiêm ngày nay
Chùa Huê Nghiêm ngày nay

Nhà thờ Chợ Quán – 320 năm

Nhà thờ Chợ Quán tọa lạc tại địa chỉ 20 Trần Bình Trọng, Quận 5 được xây dựng lần đầu vào năm 1700 – là nhà thờ có lịch sử lâu đời nhất tại Sài Gòn với tuổi đời lên đến 320 năm.

nhà thờ chợ quán

Theo dọc giả Trương Vĩnh Ký, Họ Đạo Chợ Quán gắn liền với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của đất nước. Trong số các di dân vào Nam khai khẩn đất hoang đã có nhiều giáo dân theo đạo Thiên Chúa. Họ tập hợp tổ chức nhà Nguyện và sau này là nhà thờ Chợ Quán.

Thánh đường Chợ Quán ban đầu chỉ là ngôi nhà thờ đơn sơ. Sau nhiều lần xây dựng rồi bị tàn phá vì thời cuộc (1720, 1727, 1733, 1775, 1789,1793).

Toàn cảnh Nhà Thờ Chợ Quán hiện nay νẫn giữ được nét kiến trúc xưa
Toàn cảnh Nhà Thờ Chợ Quán hiện nay νẫn giữ được nét kiến trúc xưa

Mãi đến năm 1882 (lần thứ 8), cha Nicolas Hamm về kế nhiệm đã đặt nền móng cho ngôi nhà thờ mới (nhà thờ tồn tại đến ngày nay). Thánh đường được khánh thành năm 1896 nằm ở vị trí trung tâm, có kiến trúc phương Tây, lợp ngói đỏ, có thể chứa khoảng 1.000 người.

Đình Thông Tây Hội – 321 tuổi

Được xây dựng vào năm 1679, Thông Tây Hội với cái tên ban đầu là đình làng Hạnh Thông Tây được xem là ngôi đình cổ nhất của vùng đất Gia Định xưa và ngay cả miền Nam Bộ. Hiện nay, đình còn giữ được nguyên vẹn về kiến trúc, quy mô và kết cấu với những nét điêu khắc đặc trưng của Nam Bộ.

Khi hai làng Hạnh Thông Tây và thôn An Hội sáp nhập làm một (1944) thì đình làng Hạnh Thông Tây được chọn làm đình chung và từ đó được đổi tên thành đình Thông Tây Hội.

Đình Thông Tây Hội nằm trên một con đường (nay là đường Thống Nhất thuộc phường 11, quận Gò Vấp). Đường này ngày xưa là đường làng không tên, là trục chính nối hai làng Hạnh Thông Tây và An Nhơn xã. Thời Việt Nam Cộng Hòa, đường có tên là Minh Mạng, sau 1975 đổi tên thành đường Thống Nhất. Đến năm 1982, lấy tên đường là Nguyễn Văn Lượng, nay đã đổi lại thành đường Thống Nhất.

Đình Thông Tây Hội
Đình Thông Tây Hội

Đình Thông Tây Hội có vị Thành Hoàng rất độc đáo. Hai vị thần thờ ở đình là hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ, do tranh ngôi với thái tử Vũ Đức nên bị đày đi khai hoang ở vùng cực Nam tổ quốc và trở thành “Thủy tổ khai hoang” trong lịch sử Việt Nam; hai vị thần đó là: Đông Chinh Vương và Dục Thánh Vương.

Cầu Mống

Là một trong những cây cầu cổ xưa nhất còn sót lại ở Sài Gòn, cầu Mống bắc qua kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4 (đất Khánh Hội xưa).

Cầu mang đậm nét phương Tây, do công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes đầu tư và công ty Levallois Perret (tức Eiffel cũ) thi công vào năm 1893-1894.

Cầu Mống thời Pháp thuộc
Cầu Mống thời Pháp thuộc

Dài 128m, rộng 5.2m, cầu có lề bộ hành rộng 0.5 m và được xây bằng thép kiên cố. Thành cầu uốn cong có những khoảng trống, sơn xanh (ban đầu cầu có nước sơn màu đen). Hình dáng vòng cung giống cầu vồng nên người dân gọi tên là cầu Mống.

Ảnh Cầu Mống được chụp vào thời Việt Nam Cộng Hòa
Ảnh Cầu Mống được chụp vào thời Việt Nam Cộng Hòa

Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông – Tây và Đường hầm sông Sài Gòn, cầu được tháo dỡ hoàn toàn, sau khi công trình này hoàn tất thì nó được lắp ghép lại theo nguyên bản và gia cố thêm phần trụ móng kèm trang bị chiếu sáng mỹ thuật.

Bitexco tower from Bến Nghé River
Bitexco tower from Bến Nghé River

Hiện, cây cầu hơn 100 tuổi đã được khôi phục dành cho người đi bộ – là nơi chụp ảnh cưới, ngắm cảnh về đêm, đứng xem pháo hoa mỗi dịp lễ, tết của người dân Sài Gòn.

Theo ngayxua.net

Xem thêm:
Chân dung người Việt gần 100 năm về trước
Ảnh màu về bến Bạch Đằng ở Sài Gòn trước 1975
Thị xã Tuy Hòa năm 1970 qua ảnh của lính Mỹ
Sài Gòn vào năm 1872 khác lạ qua góc nhìn nhà khoa học Pháp

Quảng cáo
Trần Thị Minh Anh
Trần Thị Minh Anh
My mission is to create value in every group, team, and organization I am involved with by sharing all my experience, knowledge, skills, interests, and talents. I am particularly passionate about helping others live up to their potential by motivating them through mentoring and powerful conversations and creating cooperation opportunities among people. Being highly interested in entrepreneurship and leadership, I am passionate about education, technology, and human resources. Thinking big and doing my best in work, I truly believe ambition and high goals are the keys to success. For me, both independence and team-working are important as long as I do not lose my uniqueness. Send me a message so we can connect!!!

Comments

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

14 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Vinh Quốc
Vinh Quốc
3 năm trước

Tuyệt vời.

Như Ái
Như Ái
3 năm trước

Dù đã trải qua thời giản dài, những các công trình vẫn không hề mất đi nét cổ xưa cũng như những đường nét kiến trúc không bị biến đổi

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Người Pháp đã có nhiều công trình xây dựng ở nước ta ngoài Khách sạn Continental, Nhà hát, Cầu mống và Bưu điện Sài Gòn. Họ còn xây dựng các công trình khác như Hồ con Rùa, Nhà ga xe lửa,……

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Bùng binh đầu tiên của Sài gòn cũng do người Pháp xây dựng nữa ấy mn

Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Các công trình này đều mang đậm dấu ấn của người dân Sài Gòn

Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

Nét độc đáo nhất trong kiến trúc đình Thông Tây Hội  thể hiện ở phần chính điện, gồm 2 tòa nhà kiểu tứ trụ, mái giáp nhau theo kiểu “trùng thềm điệp ốc”. Phía trước có 3 hương án gỗ hình vuông được chạm khắc tinh xảo. Hiện nay, đình vẫn gìn giữ được những nguyên vẹn những cấu trúc và vật liệu xây dựng thời xưa

Ngọc Hương
Ngọc Hương
3 năm trước

Wao đây đều là các công trình lớn tồn tại chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử người dân Sài Gòn

Ngọc My
Ngọc My
3 năm trước

Dù không phải người dân Sài Gòn nhưng khi đến thành phố mình rất ấn tượng với bưu điện trung tâm Sài Gòn. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Một công trình kiến trúc tạo nên sự tương tác sinh động, đẹp mắt.

An Phú
An Phú
3 năm trước

Ngoài ra mình còn biết ở Sài Gòn còn có bùng binh đầu tiên được xây dựng từ năm 1920 có tên là bùng binh Bồn Kèn – bùng binh ngã tư Nguyễn Huệ – Lê Lợi (quận 1).

Nhã Đan
Nhã Đan
3 năm trước

Ở Sài Gòn còn có tuyến xe lửa đầu tiên khi người Pháp mới vào Sài Gòn. Đó là tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam dài 70 km, nối Sài Gòn với Mỹ Tho hoạt động năm 1885 sau bốn năm xây dựng. Nhà ga xe lửa ở Sài Gòn khi ấy ở vị trí công viên 23/9 hiện nay. Nhà ga này tồn tại đến năm 1978 thì được di dời về Hòa Hưng (quận 3) và chuyển thành công viên, bến xe buýt như hiện nay.

Tú Sương
Tú Sương
3 năm trước

Continental – khách sạn đầu tiên ở Sài Gòn. Khách sạn là nơi dừng chân của các viên chức, sĩ quan cao cấp của Pháp đến công tác xứ thuộc địa. Từ năm 1955 nhiều nhà văn, nhà báo, chính khách nghỉ ở khách sạn để thảo luận, tình báo… về chiến tranh Việt Nam. Sau năm 1975, khách sạn đổi tên thành Hải Âu cho đến năm 1990 thì trở lại tên cũ.

Mai Hùng Sanh
Mai Hùng Sanh
3 năm trước

Đình Thông Tây Hội mình hay ghé qua mỗi khi đến chợ Hạnh Thông Tây lắm!!

Phan Anh
Phan Anh
2 năm trước

Gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông quả không sai bao giờ, Sài Gòn luôn đẹp và mãi đẹp như thế

Phan Thư
Phan Thư
2 năm trước

Gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông quả không sai bao giờ, Sài Gòn luôn đẹp và mãi đẹp như thế

spot_img

Bài viết mới

14
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x