Toàn quyền Đông Dương là chức vụ cao cấp của quan chức cai trị thuộc địa Pháp, đứng đầu trong Liên bang Đông Dương. Trong văn bản chính thức bằng chữ Hán với triều đình nhà Nguyễn, chức vụ này được viết đầy đủ là Đông Dương Tổng thống toàn quyền Đại thần.
Công trình Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm 1901-1906. Từ khi hoàn thành đến sau tháng 8/1945, toà nhà này đã có 29 đời Toàn quyền và Quyền Toàn quyền đến làm việc và sinh sống tại đây. Khi Nhật đảo chính Pháp, dinh thự này được sử dụng là nơi ở và làm việc của Công sứ Nhật tại Bắc Bộ.
Toàn cảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội thập niên 1920. Tòa dinh thự này gồm 30 phòng, mỗi phòng có một phong cách trang trí nội thất khác nhau.
Sau khi tái chiếm Đông Dương, người Pháp đã sử dụng nơi đây làm nơi làm việc cho Ủy viên Cộng hòa tại Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ. Sau 1954, nơi đây được dùng làm công thự cho Chủ tịch nước, từ đó có tên gọi là Phủ Chủ tịch.
Phòng tiếp tân chính của Phủ Toàn quyền. Về tổng quan, các căn phòng ở đây mang phong cách kiến trúc Phục hưng, kết hợp với một số họa tiết và đồ nội thất kiểu phương Đông.
Đăng lại từ Facebook Dainam Ball
Xem thêm:
Bình Định năm 1967 qua ống kính John Hack
Khám phá loạt ảnh cực lạ về Việt Nam thời thuộc địa
Video, hình ảnh ngắn về Sài Gòn xưa
Hình ảnh ‘độc’ về Sài Gòn năm 1955 nhìn từ máy bay