Sự cô độc đã trở nên lỗi mốt. Phần lớn chúng ta làm việc theo nhóm, trong những văn phòng không vách, cho những viên quản lý thì coi trọng kỹ năng hơn hết. Cho nên những thiên tài cô độc lại càng khó để được phát hiện.
Tại sao họ lại là những người thiên tài cô độc?
Một lời giải thích cho những phát hiện này; họ là những người hướng nội; thường họ cảm thấy thoải mái khi làm việc một mình – và sự cô đơn lại là chất xúc tác cho sáng tạo. Như nhà tâm lý học nổi tiếng Hans Eysenck đã quan sát; sự hướng nội nuôi dưỡng khả năng sáng tạo bằng cách “tập trung tâm trí vào công việc đang làm; ngăn cản sự tiêu phí năng lượng vào những thứ không liên quan như các vấn đề xã hội và giới tính”; Nói cách khác, một người ngồi yên lặng dưới gốc cây ngoài vườn – khả năng cao hơn sẽ có táo rơi vào đầu hơn; trong khi những người khác đang rôm rả cụng ly ở bên trong. (Newton là một trong những người hướng nội vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại)
Cô độc từ lâu đã liên quan đến khả năng sáng tạo và sự siêu việt. “Nếu không có sự cô độc lớn lao, không một tác phẩm tử tế nào có thể sinh ra”; Picasso đã nói. Trung tâm của những câu chuyện tôn giáo chính là những người tìm kiếm – Moses, Jesus, Đức Phật – những người đã rời xa đám đông để khi quay trở về; họ mang theo những nhận thức và hiểu biết sâu sắc cho cộng đồng.
Chúng ta vẫn thường bị loá mắt bởi những ngôn từ to lớn, những tài hùng biện; thuyết phục mà thường lãng quên mất phần tĩnh lặng của quá trình sáng tạo. Apple là một ví dụ. Sau cái chết của Steve Jobs, chúng ta có dịp được nghe những điển tích xung quanh sự thành công của công ty này. Phần lớn mọi người đều ca ngợi tài thu hút và sức quyến rũ của Steve Jobs; đến mức quên đi nhân vật quan trọng còn lại của Apple; một kỹ sư phù thuỷ, đồng thời là một người hướng nội và nhân ái – Steve Wozniak; người đã vất vả khó nhọc miệt mài vào một phát minh được mến mộ và biết ơn bởi cả nhân loại; chiếc máy tính cá nhân
Du hành thời gian trở lại vào tháng 3 năm 1975; Wozniak tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu tất cả mọi người đều có một chiếc máy tính thân thiện với người dùng. Nó có vẻ như là một giấc mơ xa vời – phần lớn các máy tính thời đó có kích cỡ của một chiếc minivan và còn đắt đỏ hơn bây giờ rất nhiều. Nhưng Wozniak đã gặp được một nhóm các kỹ sư; hợp cạ tự gọi mình là Câu lạc bộ Máy tính Ủ-bia-tại-nhà. Những kẻ Ủ-bia-tại-nhà này vô cùng hào hứng với chiếc máy tính thô sơ mới ra tên là Altair 8800. Wozniak, nhờ vậy, được truyền cảm hứng; và ngay lập tức bắt tay vào làm chiếc máy tính kỳ diệu của riêng ông. Ba tháng sau, ông hé lộ phát minh tuyệt vời của mình cho người bạn Steve Jobs. Wozniak đã định công bố phát minh của mình rộng rãi và miễn phí; nhưng Jobs thuyết phục ông cùng sáng lập hãng máy tính Apple.
Câu chuyện về sự sinh ra của Apple dạy cho chúng ta một bài học về sức mạnh của sự hợp tác. Wozniak đã có thể không được truyền cảm hứng bởi Altar nếu không có những người bạn hợp ông như CLB Ủ-bia-tại-nhà. Và có thể ông sẽ không bao giờ sáng lập Apple nếu không có Steve Jobs.
Nhưng nó đồng thời cũng là một bài học về tinh thần độc lập. Nếu bạn quan sát cách mà Wozniak đã làm việc – sự miệt mài cố gắng để tạo nên điều gì đó từ không gì cả; bạn sẽ nhận ra rằng ông đã làm nó một mình. Trong những đêm khuya thức trắng, hoàn toàn đơn độc.
KHUYẾT ĐIỂM CỦA NHỮNG THIÊN TÀI CÔ ĐỘC
Một khi một người có khả năng cao về chuyên môn; thì họ sẽ rất khó sống chung hòa thuận với người khác nữa. Một nhà điều hành hệ thống dữ liệu Hitachi nói; “Những người này có xu hướng thiếu kỹ năng nhất định như sự thấu cảm và các kỹ năng xã hội.”
Họ càng thông minh, thì càng yếu trong lãnh vực cảm xúc và trong đối xử với người khác. Tức là chính các điểm mạnh về IQ lại là cái giá của sự thiếu các khả năng về mặt xã hội
Để đòi hỏi làm chủ được trình độ chuyên môn; một thời gian rất dài để rèn luyện với đam mê là không thể tránh khỏi; một quá trình đòi hỏi làm việc một mình trong thời gian dài; từ thơ ấu đến lứa tuổi niên thiếu. Khi những người khác hẳn đã học những kỹ năng quan trọng qua việc giao tiếp với bạn bè
Đôi khi vô thức họ bị “cuốn vào đó bởi họ không phải đối mặt với cảm xúc của mình”
Cô độc không phải là điều tiêu cực, giống như một bản nhạc; không thể thăng hoa được nếu thiếu đi những khoảng lặng là điểm nhấn cho cả bài nhạc. Và người cô độc là những nghệ sĩ đang đắm chìm trong niềm đam mê của nó; họ không bị cô độc, họ chủ động chọn sự cô độc; để có thể có được cảm giác tập trung cao độ và thưởng cảm niềm đam mê của bản thân mình.
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những trường hợp như vậy trong các công ty. Những người chủ động chọn sự cô độc; họ thật sự rất giỏi và đáng để ngưỡng mộ kèm theo đó là sự nhìn nhận đúng về năng lực; bạn sẽ phải đánh mất rất nhiều nhân tài nếu bỏ qua sự quan sát đến những “con người cô độc này”
Hướng nội – hướng ngoại: Hướng nào tốt hơn?
Những người chọn cách cô độc họ sẽ biết được bản thân họ muốn gì và họ sẵn sàng giành thời gian riêng để khai thác và tìm hiểu sâu vấn đề. Trước khi, hòa hợp với cộng đồng
Sự cô độc làm người ta độc lập hơn, chủ động hơn trong sáng tạo
Mỗi người đều là những cá thể độc nhất vô nhị. Họ sẽ có những trải nghiệm, câu chuyện và môi trường khác nhau. Từ đó, họ sẽ đi cảm ngộ, nhận thức và tận hưởng sự cô độc để tìm thấy những giá trị và bản lĩnh của mình
Tận hưởng được sự cô độc, sẽ làm chúng ta mạnh mẽ lên rất nhiều. Không còn sợ hãi, hoảng hốt, cũng không còn lo lắng nữa. Bởi vì, chúng ta đã có một người bạn là ‘chính mình’, đây mới là người bạn đáng tin cậy nhất
Bài học của người cô độc đã giúp mik hiểu được giá trị của sự lắng động và khoảng thời gian để chiêm nghiệm lại bản thân mik trước cuộc đời hối hả. Bắt đầu cho bước nhảy vọt tiếp theo