Bình Dương trong mắt ai như lời nhắn nhũ, khơi gợi miền ký ức. Nơi mà ai đó đã từng ghé qua nơi phồn hoa đô hội là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa. Thành lập từ năm 1899, Thủ Dầu Một bấy giờ được tách ra từ tỉnh Biên Hòa. Đến tháng 10 năm 1956 thì giải thể để thành lập Bình Dương.
Một bức ảnh đáng giá ngàn lời nói, cùng tôi lắng nghe câu chuyện đất Thủ qua những thước ảnh cực chất một thời…Một Bình Dương trong mắt ai đã từng và sẽ đi qua nó.
Bình Dương trong mắt ai đã từng đi qua sẽ rất ấn tượng với cảnh nhộn nhịp, sầm uất của khu chợ của thị trấn – tỉnh lỵ thời thuộc địa, ngày nay là thành phố Thủ Dầu Một.
Dãy phố bán buôn ở chợ Thủ Dầu Một thập niên 1920. Thuở ấy chưa có điện, mỗi góc chợ sẽ có một trụ đèn đường thắp bằng đèn dầu. Người ta treo vào ròng rọc để hạ xuống thắp đèn hay châm dầu. Ở cuối đường có mái nhà hình bát giác là chợ cá đấy. Nằm phía sát bờ sông…
Giờ đây người ta gọi là “phố chợ cổ nhà trệt” trên đường Đoàn Trần Nghiệp.
Thêm chút tỏi ớt và xì dầu, lại thả hành thơm vào bát nước dùng nóng hổi. Rồi húp sùm sụp với sợi hủ tiếu dai… Nhắc đến là thèm! Đại dịch Covid-19* khiến tôi thèm cái hương hủ tiếu và tiếng len keng “mì gõ” quá chừng. Chẳng vì mấy ngày phong tỏa, cách ly thì cũng lăn con xe ra hàng xơi vài tô!
Ấy thế mà, ước một lần nếm hàng hủ tiếu ngày xưa của quê mình ghê. Ngặt nỗi sinh sau đẻ muộn, làm gì hiểu cái cảnh ăn ở “gánh hủ tiếu bán rong chợ Thủ Dầu Một thập niên 1920”.
Đại dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra lần đầu tiên lây truyền sang Việt Nam vào ngày 23/01/2020. Với hai trường hợp được xác nhận ở TP.Hồ Chí Minh, là những người đến từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Tính đến tháng 3/2020, đại dịch tại Việt Nam có thể chia thành hai giai đoạn chính. Giữa hai giai đoạn là 22 ngày cả nước không ghi nhận thêm ca nhiễm mới. Từ ngày 6/3, Việt Nam bắt đầu ghi nhận hàng loạt ca nhiễm. Phần lớn là những người đến từ vùng có dịch trên thế giới. Việt Nam đã thực hiện các biện pháp cách ly, theo dõi và hạn chế người đến từ vùng có dịch. Việc đi lại, buôn bán trong nước cũng bị hạn chế.
Cảnh dân buôn ở bến phà là đây. Mấy chiếc quang gánh thân thuộc của người Việt, nay đã hiếm khi bắt gặp trên phố.
Cái bến đò mà bạn thắc mắc nảy giờ đây này. Hình ảnh được ghi nhận vào những năm 1920, nơi này sát bên chợ cá Thủ Dầu Một. Trong tiếng Pháp, “BAC” có nghĩa là phà hay đò ngang.
Ảnh màu chợ cá năm 1950.
Nói đến lu khạp này nọ, ta nói sao mà gây hoài niệm quá chừng. Đất Thủ xưa sao phai dấu đặc trưng này. Ngày nay nghề gốm phát triển như tàu bay. Nhưng nhiều nơi vẫn còn dùng lu khạp, nhất là khu du lịch kiểu miền quê.
Này là vào những năm 1900, thuyền bè đi chở hàng trên sông!
Con đường dọc bến sông có lẽ là đường Bạch Đằng thời nay (còn được gọi là đường Hàng Dương, thuở đó trồng nhiều hàng dầu). Người Pháp ghi “Vue de Quai” ý chỉ đây là bãi tắm ngựa. Ngay cỗ xe ngựa đậu là trước nhà cổ số 18 Bạch Đằng, nằm giữa đường Đinh Bộ Lĩnh và Điểu Ong.
Một góc đường rải nhựa mới…
Con đường in dấu chân bao kẻ ngược xuôi từ vùng Thủ Dầu Một lên Sài Gòn.
Vùng ven Saigon, đường Thủ Dầu Một. Hay QL13 sau này, con đường chính đi qua Lái Thiêu, Bình Dương, Chơn Thành, An Lộc, Lộc Ninh rồi đi qua Campuchia.
Toàn cảnh kiến trúc doanh trại Vassoigne của quân đội Pháp tại Thủ Dầu Một. Trước năm 1975 là trường Công Binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Nay là trường Công Binh Bình Dương.
Tiết thể dục của học sinh trường Thiếu sinh quân trong doanh trại.
Bon bon đến đoạn Ngã Sáu Bình Dương bây giờ, đi ngang chùa Bà khó có ai mường tượng được chùa Bà thời ấy lại rêu phong, cổ kính thế này.
Không thể bỏ qua ngôi chùa có tên rất lạ… Chùa Cô Hồn năm 1918. Nay là khu vực trường THCS Phú Cường, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một.
Bức ảnh ghi lại dáng hình của đình Bà Lụa thập niên 1920 – uy nghiêm, bệ vệ.
Ngôi nhà có kiến trúc độc!
Trong thời Pháp thuộc tại Nam kỳ, Tòa bố là nơi viên chức Pháp đứng đầu một tỉnh làm việc, sau này gọi là Dinh tỉnh trưởng.
Cây cầu gỗ bắt qua sông tại làng Hưng Định.
Lái Thiêu, Thủ Dầu Một xưa luôn là vùng đất đầu mối giao thương sầm uất.
Lái Thiêu năm 1914.
Chợ Lái Thiêu sát bến sông.
Cảnh người bản xứ bồng bế, dắt díu nhau đi nhận gạo. Ảnh ghi lại ở đình Thủ Dầu, Lái Thiêu vào năm 1911.
Xưởng vẽ tranh kính, một nghề cần tay nghề cao và tính thẩm mỹ.
Xưởng nhuộm vải thủ công.
Ảnh hiếm Bình Dương: 2 thành niên trong lò luyện đường mía. “Cực lắm các bác ạ! Đứng đây mà nóng rát hết cả da”, tôi đoán 2 anh trai kia đang nghĩ thế…
Bạn không nhìn nhầm đâu, đây là cách ép mía lấy cốt nấu đường. Cổ máy này chỉ với sức kéo của 2 chú trâu khỏe khoắn. Chú bé tóc 3 vá kia ngồi chẻm chệ trên trục quay là để khiển trâu đi.
Mái nhà xưởng lợp ngói được dỡ ngói cho ánh sáng lọt vào, vừa đủ để chụp hình chi tiết. Khổ nỗi, thời gian này chẳng điện đóm và phim chụp còn phải dùng hoá chất (gélatino-bromure) bôi lên kính nữa cơ mà.
Người bản xứ ở Lái Thiêu đang họp chợ gạo.
“Maison Commune de Thudaumot” là tên gọi của Nhà Hội Đồng tại Thủ Dầu Một. Nơi đây tề tựu gồm 12 người hội họp, bàn bạc chuyện làng nước và tiếp dân. Ở đất Thủ và Lái Thiêu, người Pháp đều xây Nhà Hội Đồng cùng một kiểu.
Dù bôn ba khắp chốn hãy một lần ghé thăm Bình Dương và cảm nhận!
Nguyễn Thị Mỹ Ngọc sưu tầm
>>>
Loạt ảnh hút mắt về Ngã tư Hàng Xanh trước năm 1975
Sài Gòn vào năm 1872 khác lạ qua góc nhìn nhà khoa học Pháp
Ảnh màu về bến Bạch Đằng ở Sài Gòn trước 1975