Bộ tranh độc đáo “Triều đình Huế” của nghệ nhân Nguyễn Văn Nhân; thực hiện năm Ất Mùi (1895), dưới triều Thành Thái, cách đây 124 năm. Hiện một phần của bộ tranh này được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Bộ tranh độc đáo “Triều đình Huế”-H1
Lễ PHỤC MẠNG

“Miêu tả lễ báo cáo hoàn tất công vụ của một vị quan (khâm sai) trước vua và triều đình. Vị quan này nhận lệnh vua giao phó (khâm mạng); sau khi giải quyết xong phải làm lễ báo cáo đầy đủ (phục mạng), đồng thời hoàn trả các phù, tiết, ấn, kiếm… vua ban để thực thi công vụ. Lễ này thường diễn ra tại sân điện Cần Chánh, được cử hành theo nghi thức thường triều.”

Bộ công (Ministère des Traveau publics)
BỘ CÔNG

“Chuyên trách xây dựng cung điện, thành trì, lăng tẩm; chế tạo tàu thuyền, xe cộ, mua sắm nguyên vật liệu… tương đương Bộ Xây dựng ngày nay.”

Bộ lễ (Ministère des Rites)
bo-tranh-trieu-dinh-hue-nam-1895-nguyen-quoc-tuan-ksc-donggoitrithuc-H2
BỘ LỄ

“Bộ chuyên trách về nghi lễ, giáo dục, ngoại giao.”

Bộ Công thợ thuyền đứng, ngồi cưa xẻ chạm trổ vật liệu dùng trong xây dựng; Bộ Hộ tấp nập thương nhân vào ra giao dịch tài chánh thuế khóa; Bộ Lễ trưng bày áo mão cân đai, vật phẩm cúng tế…

Bộ Lại (Ministère de l’Intérieur)
bo-tranh-trieu-dinh-hue-nam-1895-nguyen-quoc-tuan-ksc-donggoitrithuc-H3
BỘ LẠI

Bộ này có nhiệm vụ quản lý quan lại thuộc ban Văn; có nhiệm vụ bổ dụng, thuyên chuyển, thăng thưởng, khảo sát, phong tước, phong tặng… tương đương Bộ Nội vụ ngày nay. Cơ cấu lãnh đạo một bộ gồm một quan Thượng thư (bộ trưởng), hai quan Tham tri (thứ trưởng), và hai Thị lang (vụ trưởng). Cùng các thuộc viên như Lang trung, Viên ngoại, chủ sự, tư vụ, thư lại.

Một điểm thú vị khác, Nguyễn Văn Nhân ngoài việc miêu tả tư liệu. Các nhân vật trong bộ tranh độc đáo về triều đình Huế của ông cũng hiện rõ ràng, sinh động dưới bút pháp truyền thần chân thực của một nghệ nhân bậc thầy.

Có thể thấy được điều này khi đối chiếu ảnh chân dung của các vị thượng thư đương nhiệm như Trương Như Cương (Bộ Hộ), Đào Tấn (Bộ Công)…

Bộ Hộ (Ministère des Finances)
BỘ HỘ

Bộ đảm trách công việc tài chánh, thuế khóa, ruộng đất, tiền tệ, kho tàng, lương thực, hóa vật… Tương đương Bộ Tài chính ngày nay.

Điều này càng khẳng định thêm giá trị về nghệ thuật tạo hình, tư liệu lịch sử vào giai đoạn cuối thời nhà Nguyễn trong các tác phẩm của Nguyễn Văn Nhân.

VIỆN CƠ MẬT (le Conseil Secret).
VIỆN CƠ MẬT

Viện Cơ mật được thành lập năm 1835, dưới triều Minh Mạng (1820-1840). Nhà vua đích thân chọn bốn vị quan lớn (văn, võ) từ tam phẩm trở lên sung vào Viện để bàn bạc các việc trọng yếu của đất nước.

Nguyễn Văn Nhân là người ở phường Kim Liên, tổng Kim Liên, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Ông sinh khoảng 1840, là nghệ nhân truyền thần và trang trí; làm chức Kí lục (có thể là chuyên viên chuyên trách nghề vẽ) tại Tòa khâm sứ Trung kỳ cho đến lúc hồi hưu vào năm 1900 (khoảng 60 tuổi).

Sau đó tiếp tục cộng tác với học giả L. Cadière trong vai trò người khởi xướng ý tưởng và được giao nhiệm vụ phụ trách phần đồ họa chuyên đề l’Art à Hué cho tập san Hội những người bạn Cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Hué – BAVH) do L. Cadière điều phối. Nguyễn Văn Nhân qua đời trước khi tuyển tập đồ họa này được xuất bản, năm 1919.

Nguyễn Văn Nhân có thể được xem là nghệ nhân thuộc thế hệ đầu tiên tiếp xúc với nghệ thuật phương Tây một cách tự phát; bằng ý thức tự học thông qua môi trường công vụ đặc thù.

Đồng thời, ông là người đầu tiên ứng dụng các kỹ thuật tạo hình phương Tây kết hợp với truyền thống vẽ truyền thần bản địa. Và bước đầu đạt được những thành tựu đáng trân trọng qua các tác phẩm hiện đang được lưu giữ.

Nguyễn Quốc Tuấn – Tóm tắt theo dulich.laodong.vn

Xem thêm

>> Nguồn gốc xuất phát “ BA ĐÌNH HÀ NỘI”

>> Bình Định năm 1967 qua ống kính John Hack

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

7 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Quyên
Quyên
3 năm trước

Bài viết rất hay và hấp dẫn

Linh Linh
Linh Linh
3 năm trước

Đây là kiệt tác nghệ thuật hết sứ sinh động và chân thật, một sự kết hợp hài hòa giữa Phương Đông và phương Tây trong bức tranh

Hóa
Hóa
3 năm trước

Nếu có dịp mik sẽ đến bảo tàng lịch sử để có thể trải nghiệm tận mắt về bức tranh độc đáo của ông

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Các bức ảnh của ông tái diễn hết sức rõ nét về khung cảnh của thời xưa, giúp người xem có thể cảm nhân được không khí vào thời điểm đó

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Những chia sẻ thú vị và hình ảnh khá sắc nét

Karry
Karry
3 năm trước

Qua bài viết mà mik biết được các bộ trong triều đình và chức năng của chúng

Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

Nguyễn Văn Nhân có thể được xem là nghệ nhân thuộc thế hệ đầu tiên tiếp xúc với nghệ thuật phương Tây một cách tự phát; bằng ý thức tự học thông qua môi trường công vụ đặc thù.”