Nói đến cách mạng công nghiệp là nói đến sự thay đổi lớn lao mà nó mang lại trong các lĩnh vực như; kinh tế, văn hóa, và xã hội. Nhìn lại lịch sử, con người đã trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn. Mỗi cuộc cách mạng đều đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của sản xuất và sự thay đổi này được tạo ra bởi các đột phá của khoa học và công nghệ.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất từ 1784. Xảy ra khi loài người phát minh động cơ hơi bởi James Watt (1736-1819) người Scottland. Tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải. Động cơ hơi nước được đưa vào ôtô, tàu hỏa, tàu thủy.

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai 1871-1914. Động lực của Cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện. Năm 1914 năm bắt đầu Thế chiến thứ nhất, giai đoạn thứ hai này kết thúc. Thành tựu của cuộc Cách mạng cộng nghiệp này đã mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần so với động cơ hơi nước.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba từ 1969-1997. Xuất hiện khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính thập niên 1960, máy tính cá nhân thập niên 1970 đến1980 và Internet những năm 1990 cho đến cuối thế kỷ 20. Quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra là bước đánh dấu giai đoạn thứ ba kết thúc.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số. Thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC) … để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên. Xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục nhắc tới Industrie 4.0 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos tháng 1/2015. Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trình bày: Đức Thịnh
Nội dung: Hoàng Thư
Xem thêm: Tư duy nghệ thuật
Hiện nay, nhân loại đã không ngừng hoàn thiện ngành công nghiệp của mình, bằng cách không chỉ dựa vào sự phát triển kỹ thuật mà còn bằng cách tối ưu nó khi các phương tiện kỹ thuật mới được tìm ra. Do đó, ngành công nghiệp đã được hưởng lợi từ những tiến bộ này và nó có tác động quá lớn đến nỗi chúng ta đã đặt tên cho chúng là các “cuộc cách mạng” để nói lên sự thay đổi vượt bậc này.
Những kiến thức kinh điển
Cách thể hiện rất là dễ hiểu và dễ nắm bắt
Rating 5*
Vote 5* ủng hộ tác giả tiếp tục chia sẻ
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp
Bài viết này giúp ích cho mình rất nhiều, những kiến thức được cô đọng phù hợp để làm powerpoint thuyết trình ạ
Cảm ơn ad vì bài viết chất lượng thế này
Các cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại những bước đột phá, những thay đổi lớn lao cho nhân loại. Ảnh hưởng trực tiếp, mang lại những lợi ích cho kinh tế, văn hóa, xã hội. Giúp cho xã hội ngày càng đi lên
mỗi cuộc cách mạng đều màn một ý nghĩa đặc trưng riêng bằng sự thay đổi sau mỗi cuộc cách mạng mang lại.
các cuộc công nghiệp đều rất quan trọng
Sự thay đổi này đã mang lại cho nền kinh tế các nước sự đột phá không ngưng, hạn chế được lao động, tăng năng suất sản xuất
Công nghệ 4.0 đã giúp các doanh nghiệp dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu với khách hàng, nhà sản xuất.
các cuộc cách mạng công nghiệp giúp tăng năng xuất và doanh thu, tối ưu hóa các công trình sản xuất
Phải nói là James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784 đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ
CMCN lần 1 là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.
Cuộc cách mạng CNL3 đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông – lâm – thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
4 cuộc công nghiệp này đã tạo ra xã hội ngày này, nhìn tổng quan lại thật là một công trình hơn cả vĩ đại
Mình thích CMCN lần đầu tiên nhất
Vote 5*
Phải chăng yếu tố quyết định của cuộc cách mạng lần 2 là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt?
Với sự xuất hiện của PLC và robot, việc sản xuất công nghiệp được tự động hóa hoàn toàn. Lao động chân tay được thay thế bởi máy móc với sự chính xác và hiệu suất cao. Thời gian thực hiện công việc cũng được rút gọn rất nhiều.
Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi. Tuy nhiên mình thấy sẽ có những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống
Sự phát triển nhanh chống và vượt bật của nhân loại, nó mang đến góc nhìn mới về thế giới của chúng ta hiện đại và văn minh hơn
Bài viết rất cụ thể và hay. Các tác giả đã tổng hợp kiến thức một cách khéo léo, đi vào trọng tâm vấn đề, vừa dễ đọc vừa dễ nắm bắt kiến thức trọng yếu
Các cuộc cách mạng đánh giá sự tiến bộ vượt bật về tài năng và tư tưởng của con người. Nó bức phá những giới hạn và vượt xa sự mong đợi
Chắc hẳn Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại về sự đột phá vượt bật của cộng nghệ trong xã hội
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Còn trong lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano