Kể chuyện bằng hình ảnh, những câu chuyện được kể bằng các bức ảnh thường mạnh mẽ vì những nội dung chúng thể hiện bằng các chi tiết trong ảnh, đồng thời một điểm đặc biệt đó là bức ảnh sẽ kể cho bạn nghe những thứ khác không bao gồm trong ảnh. Các nhiếp ảnh gia đã tận dụng điều này để thể hiện nghệ thuật kể chuyện. Hãy cùng tìm hiểu nó là gì nhé!
Một bức tranh đáng giá ngàn lời nói
Kể chuyện qua ảnh thú vị bởi vì nó khiến người xem băn khoăn về những gì họ đang xem – không phải vì họ không hiểu nó mà vì bức ảnh khiến họ tò mò những gì đang diễn ra trong hình ảnh đó và những hình ảnh khác trong tương lai có thể trông như thế nào!
Ở Ảnh 1. Các nhân vật khiến chúng ta tò mò với điều được diễn ra bởi biểu cảm lạ thường từ cảm xúc có phần hỗn tạp trong từng nhân vật. Tên lính Mỹ tại sao lại nhìn người phụ nữ như vậy? Tại sao cảm xúc của người đàn bà dưới sự chứng kiến cái chết của chồng mình lại không hoảng sợ mà trở nên có phần vô hồn như vậy? Điều gì sẽ diễn ra sao đó? Có chăng bà sẽ được tha? Liệu rằng đứa bé có được sống sót?…
Diễn biến của câu chuyện sẽ được kể tiếp bằng nghệ thuật, khi xem một bức ảnh tiếp nối bức ảnh đó, hoặc là trong trí tưởng tượng của bạn.
Và cứ thế, chỉ một bức ảnh để lại cho người xem nhiều hơn một câu chuyện, nó hấp dẫn bởi vì bức ảnh khiến ta tưởng tượng điều sẽ diễn ra từ những chi tiết, nhân vật có trong bức ảnh.
Một bức ảnh có khả năng truyền đạt cảm xúc, tâm trạng, tường thuật, ý tưởng và thông điệp – tất cả đều là những yếu tố quan trọng của việc kể chuyện.
Những bức ảnh cùng nhau kể chính là thước phim không lời diễn tả mọi thứ
Nếu mỗi một bức ảnh chứa đựng một ngàn từ để diễn tả. Thì một chuỗi các bức ảnh liên tiếp kết hợp lại với nhau;sẽ khiến người xem chiêm ngưỡng một thước phim về câu chuyện bạn muốn kể. Họ tận dụng điều đó để làm nên nghệ thuật kể chuyện, của riêng nhiếp ảnh gia.
Công cụ thứ nhất: Thứ tự các ảnh.
Ở hai hình 1.1 nếu chúng ta xem từ trái sang phải sẽ là câu chuyện về một cô gái bị gục ngã theo thời gian. Và diễn biến tâm lí ngược lại khi xem ảnh từ phải sang trái
Công cụ thứ hai: Bố cục ảnh và màu ảnh (chủ đề ảnh).
1A 1B
Hai hình 1.2, câu chuyện của thứ tự ảnh sẽ khó của thể xoay chuyển, nếu ở ảnh 1B thiếu đi ánh mặt trời, làm bức ảnh mang thiên hướng khởi sắc và mang màu sắc phần tươi sáng hơn.
Đồng thời câu chuyện ở hình 1.1 sự đau khổ, gục ngã của cô gái cũng sẽ không hoàn thiện nếu thiếu đi sự thu hẹp của màu sắc xung quanh, tạo bối cảnh bức ảnh đang bị màu đen “nuốt” dần dần.
Công cụ thứ ba: Chú thích ảnh.
Công cụ này được đánh giá là quan trọng nhất, ngoài việc diễn tả nội dung ảnh. Thì chú thích ảnh còn trực tiếp điều hướng lối duy tưởng của người xem. Cùng theo dõi
Anh chàng nói với cô ấy rằng sẽ đến Cô vẫn đợi đến chợt tắt ánh hoàng hôn
Theo lối chú thích này, câu chuyện được hướng đến sự việc cô gái đang nôn nóng; buồn bã chờ đợi một người.
Sau tai nạn, cô bị lạc vào một ngọn núi, cô gần như mất đi tất cả Nhưng cô không gục ngã, còn có ước mơ mà cô phải thực hiện
Câu chuyện diễn biến khác đi với bối cảnh duy tưởng cảm xúc mãnh liệt hơn; về một cô gái mạnh mẽ và kiên cường. Lối chú thích này còn tác động đến sự kích thích tò mò cho lối duy tưởng khác về diễn biến của trc khi cô gái bị lạc và chuyện gì sẽ tiếp tục khi cô gái đã lấy lại được tinh thần. Làm sao cô thoát khỏi được khu rừng, liệu có thêm nhân vật khác xuất hiện?????
Cuối cùng, các nhiếp ảnh gia có lối kể của riêng mình, họ biết các bức ảnh có gì và điều khiển các luồng tư duy từ người xem. Nhiếp ảnh gia có các công cụ để biến họ thành đạo diễn của các thước phim bằng ảnh một cách đầy sáng tạo và chất riêng của họ
Công cụ 1: Thứ tự ảnh.
Công cụ 2: Chủ đề ảnh, màu ảnh.
Công cụ 3: Chú thích ảnh.
Lê Thành Thắng tổng hợp
Xem thêm bài viết hay: Loạt hình cực độc về thầy bói xưa
Chụp ảnh là một nghệ thuật và người chụp ảnh là một nghệ sĩ tạo ra những kiệt tác nghệ thuật có hồn và chạm đến cảm xúc người xem
Qua những bức ảnh, còn giúp bạn thân thức tỉnh và thấu hiểu những thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống mà đôi khi chỉ qua lời nói chúng ta khó thể hình dung ra bức tranh hiện thực
Nhìn vào những bức ảnh mik có thể cảm nhận những cảm xúc khác nhau từ nhiều người khi họ xem và họ bày tỏ. Giống như, thông qua bức tranh ta có thể nghe và cảm nhận được nhiều góc nhìn cuộc sống của mỗi người
“Một bức ảnh là một bí mật của bí mật. Nó càng thể hiện nhiều, bạn càng biết ít”.Diane Arbus
Henri Cartier-Bresson vị cha đẻ của nhiếp ảnh báo chí đã nói “Để chụp ảnh cần nín thở, tập trung tất cả bản năng vào việc nắm bắt khoảnh khắc của thực tế. Và chụp được một bức ảnh ở đúng thời điểm quyết định có thể đem lại sự thỏa mãn và vui thú cả về thể chất lẫn tinh thần”