Nói về phóng sự ảnh là nhắc đến một thể loại ảnh báo chí, phản ánh hiện thực khách quan bằng tập hợp các bức ảnh. Chúng kết nối chặt chẽ với nhau để bộc lộ chân thực chủ đề mà tác giả theo đuổi.

Trong “thế giới phẳng” ngày nay, phóng sự ảnh góp phần không nhỏ trong việc kể những câu chuyện về đời sống xã hội. Chụp phóng sự ảnh khá cuốn hút nhưng cũng đầy thách thức với người cầm máy. Bởi lẽ các bức ảnh được gọt giũa từ phương pháp không can thiệp, không dàn dựng, không làm thay đổi bản chất của đối tượng.

Phóng sự ảnh với các anh em trong nghề được xem là khá khoai. Không chỉ đòi hỏi ngón nghề, những phản xạ nhạy bén mà còn có tư duy mạch lạc, phong phú. Phóng sự ảnh trở nên sinh động và chạm đến trái tim người xem khi qua ngòi bút và quan sát của người làm báo am hiểu tri thức về văn hóa, chủng tộc,…

Phóng sự ảnh “Bàn chân kỳ diệu”. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Cấu trúc một tác phẩm phóng sự ảnh

Tít (Tiêu đề tác phẩm)

Tít phóng sự ảnh vừa mang ý nghĩa khái quát, vừa có tính gợi mở. Có 4 cách đặt Tít cho tác phẩm. Bao gồm: Gọi tên sự vật/sự việc/hiện tượng; Mô tả hành động, trạng thái của người, sự vật; Dùng biện pháp tu từ; Nêu hiệu quả/hậu quả của hành động.

  • Với cách đặt Tít đầu tiên, tác giả có thể điểm mặt ngay tác phẩm phản ánh ai, cái gì. Công chúng sẽ không bị nhầm lẫn đối tượng mục tiêu của bài. Tít dạng này có độ phổ biến rộng rãi, tùy hãng báo sẽ có mức độ sử dụng khác nhau.

Ví dụ: “Đồng muối Sa Huỳnh” trên Lao Động Cuối Tuần số 9 năm 2016; “Chào lớp 1” của Người Lao Động vào tháng 8/2019.

  • Tác giả có thể trả lời một số câu hỏi về những điều được phản ánh trong tác phẩm như Tại sao? Như thế nào? Ở đâu? Khi nào? bằng Tít mô tả hành động – trạng thái của nhân vật – sự vật.

Ví dụ: “Người Sài Gòn vật vã trong nắng nóng cực đỉnh” trên VnExpress thứ năm 05/5/2016; “Hà Anh mặc bikini, đọ dáng bên Hoa hậu Toàn cầu 2016” trên VnExpress thứ năm 02/3/2017; “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi bầu cử” trên Người Lao Động đăng tải 23/5/2021.

Một số tác phẩm tham gia cuộc thi viết phóng sự ảnh - ký sự

Một số tác phẩm từ cuộc thi viết phóng sự – ký sự 2019-2020 đăng trên Báo Người Lao Động. Ảnh: Nguyễn Quang Liêm

  • Trong các dạng Tít, Tít được đặt bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ là hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, độ phổ biến của dạng Tít này lại khiêm tốn hơn. Do khả năng sử dụng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ hình ảnh không phải lúc nào cũng tìm được những tiếng nói chung. Các biện pháp tu từ được các báo sử dụng trong đặt Tít là: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.

Ví dụ: Với biện pháp so sánh, Y Tý được ví như “Mùa vàng trong mây” qua phóng sự ảnh “Y Tý – Mùa vàng trong mây” trên báo Lao Động Cuối Tuần số 39 năm 2013. Chúng ta có thể cảm nhận Y Tý huyền ảo trong biển mây bồng bềnh. Màn mây bạc bẽn lẽn trôi trên những thửa rộng bậc thang vàng óng. Cánh đồng lúa chênh vênh giữa lưng chừng núi. Dăm mái nhà gỗ bé xíu đã bạc màu thời gian và mưa nắng. Khung cảnh được điểm tô thêm những vạt váy rực rỡ của những cô gái người Mông tỉ mỉ thêu thổ cẩm. Mùa vàng giữa biển mây Y Tý bình yên, no ấm và rộn ràng niềm vui.

  • Ngoài ra, các hãng báo đôi khi gây bất ngờ bằng cách đặt Tít dùng câu cảm thán hoặc lời nói nhân vật, dùng lời ca hay câu ca dao, v.v... Tỉ lệ đặt Tít theo cách này rất hiếm hoi.

Ví dụ: Trong phóng sự ảnh “Ớn quá Đà Lạt ơi!” trên Tuổi Trẻ Chủ nhật 31/3/2012; “Bộ trưởng Thăng xuống ngó mà coi” trên Tuổi Trẻ Chủ nhật 03/8/2014.

Lời dẫn

Lời dẫn (hay lời giới thiệu) được gọi là Sa-pô. Chúng được đặt trước Heading bài, không nhất thiết phải có trong tác phẩm. Sa-pô thường do phóng viên tự viết hoặc tòa soạn viết. Hiện nay, người đọc trở nên thông minh và tinh tế hơn, họ dễ dàng bỏ qua các bài viết kém chất lượng. Vì thế bạn cần tạo sự khác biệt ngay từ những câu đầu tiên. Sa-pô có thể làm được điều đó! Sa-pô có tác dụng mạnh mẽ trong việc gây ấn tượng, chỉ ra nét độc đáo của vấn đề.

Lời dẫn sẽ giải thích về các vấn đề chính xung quanh sự kiện được tác giả lựa chọn để trình bày. Một cách dễ hiểu hơn, chúng đề cập đến xuất xứ, nguồn gốc, bối cảnh chính trị xã hội của tác phẩm. Tác giả có thể dùng ngôn ngữ văn học hoặc nghị luận, tùy thuộc vào vấn đề của tác phẩm. Ngôn ngữ giản dị thường dễ đi vào lòng người.

người đang cầm bút viết trên giấy trắng

Thiết kế: TKDesign

Hình ảnh

Ảnh đinh (Ảnh chủ đề): Ảnh loại này giống như một cánh cửa đầy tính khuyến dụ. Bức ảnh sẽ không ngần ngại mời gọi chúng ta mở nó ra để khám phá thế giới bên trong tác phẩm. Với vai trò bao quát nội dung chính, ảnh đinh được bày trí ở kích cỡ lớn, được điểm xuýt nổi bật hơn so với các ảnh khác. Ảnh đinh thường có bố cục tốt và thời cơ bấm máy điển hình.

Tập hợp hình ảnh: Gồm từ 3 ảnh trở lên thể hiện các chi tiết cấu thành câu chuyện. Các chi tiết có thể đứng độc lập nhưng vẫn liên kết với tổng thể. Mâu thuẫn có, bối cảnh có, tương tác nhân vật có,… những yếu tố như thế được lột tả trong tổng thể câu chuyện. Gọi là linh hồn của tác phẩm phóng sự ảnh.

báo người lao động magazine và đại tá Tư Cang

Trích đoạn ảnh trong phóng sự ảnh “Tình báo giữa lòng tình báo“. Thực hiện: Dương Quang – Quang Liêm

Bài viết

Nếu ví hình ảnh là cánh diều, thì nội dung và chú thích bài viết sẽ là sợi dây diều. Cánh diều càng bay bổng, càng cần những sợi dây chắc chắn để diều không vụt khỏi tầm mắt người xem. Có nghĩa là công chúng báo chí (người xem) sẽ không bị xa rời mạch chuyện. Ngôn ngữ văn tự của bài viết và chú thích sẽ cung cấp những thông tin mà hình ảnh chưa thể hiện hết.

Chú thích

Mối quan hệ giữa chú thích và hình ảnh là quan hệ tương hỗ. Dù cho bức ảnh đứng độc lập hay nằm trong tập hợp phóng sự ảnh, chúng cũng cần phải có chú thích đi kèm.

Chú thích có 3 dạng sau: Cung cấp thêm thông tin cho hình ảnh; Nhắc lại một phần dữ kiện trong hình ảnh hoặc đưa lời của nhân vật trong ảnh vào chú thích. Một điểm đáng chú ý của chú ý là sự kết hợp của các dạng chú thích này, sẽ cung cấp cho công chúng góc độ tiếp cận đa dạng hơn mà không cảm thấy đơn điệu và buồn chán khi theo dõi câu chuyện. Nếu để ý đôi khi tác giả “xào nấu” cả 3 dạng chú thích trong cùng một bức ảnh.

Mỹ Ngọc theo chia sẻ của phóng viên Nguyễn Quang Liêm

Quảng cáo
5 7 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

32 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Văn Long
Văn Long
3 năm trước

đã từng ước bản thân sẽ đi thật nhiều nơi và chụp lại những hình ảnh đẹp về cuộc sống để nhiều người có thể biết đến, đáng tiếc là k có duyên vs nghề

Thái Ngân
Thái Ngân
3 năm trước

Mình học PR, đọc bài viết này mình thấy kiến thức về phóng sự ảnh dễ hiểu hơn hẳn

Minh Liêu
Minh Liêu
3 năm trước

Đó giờ cứ nghĩ phóng sự ảnh rất dễ, không ngờ nó lại chi tiết và đòi hỏi nhiều góc nhìn nhạy bén đến vậy

Hoài Lâm
Hoài Lâm
3 năm trước

Nói về Tít, hiện nay có nhiều trang/bài báo làm quá cái Tiêu đề, khiến cho ng đọc gây nhầm lẫn rất nhiều

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
3 năm trước

Bài viết truyền cảm hứng cho mình, sau bài viết này mình sẽ cố gắng thực hành một phóng sự ánh nào đó

Thanh Âm
Thanh Âm
3 năm trước

Phóng sự ảnh “Bác sỹ đồng quê” của tác giả Eugene Smith lần đầu tiên mang đến cho độc giả góc nhìn trực quan và tương đối toàn diện về sự việc. Khái niệm “Phóng sự ảnh” hay “Câu chuyện ảnh” từ đó dần trở nên quen thuộc với các toà soạn và độc giả. Đó cũng là phóng sự ảnh đầu tiên mình xem, cũng tìm hiểu nhiều tài liệu về phóng sự ảnh nhưng nay mới tìm thấy 1 bài viết căn bản về phóng sự ảnh, chứ không đơn thuần là chỉ kỹ năng hay góc nhìn

03.jpg
Như Khương
Như Khương
3 năm trước

Mình mong tác giả sẽ chia sẻ thêm về bộ sưu tập những tác phẩm phóng sự ảnh thú vị trên thế giới mà tác giả sưu tầm được.

Trần Na
Trần Na
3 năm trước

Mình thích thể loại này vì nghệ thuật ngày nay dần nhiều biến tấu quá nhiều mà quên mất việc tôn trọng sự thật.

An Nhi
An Nhi
3 năm trước

kể chuyện qua hình ảnh, một cách truyền tải rất hay và chân thật

Thanh Mai
Thanh Mai
3 năm trước

mình rất thích xem các phóng sựa ảnh, vì nó mang tính thời sự, phản ánh sự thật, ko dàn dựng

Huy Vu
Huy Vu
3 năm trước

mình đang học về phóng sự ảnh, bài viết rất hữu ích với mình

Thiên Ân
Thiên Ân
3 năm trước

bài viết rất hay, dễ hiểu ạ

Bảo Bảo
Bảo Bảo
3 năm trước

phóng sự ảnh là thể loại rất hấp dẫn và thu hút người xem nhưng để thực hiện cũng đòi hỏi kỹ thuật và kiến thức chứ ko đơn giản

Khánh Lê
Khánh Lê
3 năm trước

Bài viết rất hữu ích, dễ hiểu với mình

Ánh Ngọc
Ánh Ngọc
3 năm trước

Nội dung đề tài mà PSA đặt ra càng có tính thời sự cao, những sự kiện được xã hội đang quan tâm, những vấn đề có tác động mạnh đến dư luận, những câu chuyện mang tính nhân văn sâu sắc… dễ làm cho PSA đạt hiệu ứng cao và có cơ hội thành công.

Minh Tuấn
Minh Tuấn
3 năm trước

Nhờ bài viết mà mình đã qua được môn

Kim Tuyền
Kim Tuyền
3 năm trước

Vote 5*

Kha Như
Kha Như
3 năm trước

Phóng sự ảnh như là một phần không thể thiếu để khắc họa đến người xem sự chân thật nhất

Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
3 năm trước

Theo mình, người đặt Tít cũng phải biết cân nhắc để tìm ra những chi tiết hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý của công chúng”. Dù chỉ mô tả hành động – trạng thái của con người – sự vật vẫn hàng ngày diễn ra trong cuộc sống, nhưng tác giả luôn biết cách tìm ra những chi tiết hấp dẫn để thu hút độc giả. 

Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Mình để ý là Tít được đặt bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ là hấp dẫn nhất, tuy nhiên lại ít được áp dụng do khả năng sử dụng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ hình ảnh không phải lúc nào cũng tìm được những tiếng nói chung

Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Các chi tiết của ảnh đinh có thể đứng độc lập đồng thời có kết nối chặt chẽ với nhau thành một tổng thể thống nhất. Các chi tiết phải thể hiện được bối cảnh, nhân vật, sự tương tác và mâu thuẫn… là những yêu cầu không thể thiếu của một câu chuyện.

Minh Anh Tạ
Minh Anh Tạ
3 năm trước

Trong cấu trúc của thể loại phóng sự ảnh, có thể ví hình ảnh là những cánh diều, còn bài viết và chú thích chính là sợi dây để neo cánh diều, giữ cánh diều trong tầm mắt của người thả diều. Cánh diều càng bay bổng, càng cần có những sợi dây chắc chắn để cánh diều không vuột khỏi tầm mắt của người xem

Nhật Minh Tấn
Nhật Minh Tấn
3 năm trước

Trong khi ngôn ngữ hình ảnh có thể khiến người xem bay bổng cùng những cánh diều, thì ngôn ngữ văn tự của bài viết và chú thích giống như sợi dây chắc chắn và tỉnh táo cung cấp những thông tin mà phần hình ảnh thiếu hụt.

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
3 năm trước

Các bức ảnh trong phóng sự ảnh thường có liên kết chặt chẽ với nhau như mạch nối của một dòng nước chảy, hay như logic của một câu chuyện có mở đầu, phát triển và kết thúc

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
3 năm trước

cấu trúc của một tác phẩm phóng sự ảnh chính là ngôi nhà để nội dung thông tin hình ảnh được “trưng bày” một cách rõ ràng nhất. Thông tin hình ảnh được phản ánh trình bày mạch lạc, hấp dẫn là nhờ vào cấu trúc của ngôi nhà chắc chắn và hợp lý

Tuyết Ngưng
Tuyết Ngưng
3 năm trước

Mình thích bài viết này, đọc bài viết rất dễ hiểu còn có ví dụ, chú thích rõ ràng. Cảm ơn tác giả rất nhiều đã có 1 bài viết chia sẻ đầy kiến thức.

Võ Hoàng Nam
Võ Hoàng Nam
3 năm trước

1 like cho người soạn

Karry
Karry
3 năm trước

Cấu trúc của tác phẩm phóng sự ảnh giống như xương sống của một cơ thể, sức khỏe của cơ thể cũng chính là chất lượng của tác phẩm

Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Mik cảm thấy “Tít dùng câu cảm thán hoặc lời nói nhân vật, dùng lời ca hay câu ca dao” hết sức thú vị và đặc sắc. Nó cho ta cảm giác tò mò và khích thích rằng tại sao họ có thể hoạt ngôn như thế

Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

Có thể thấy cấu trúc của một tác phẩm phóng sự ảnh chính là ngôi nhà để nội dung thông tin hình ảnh được “trưng bày” một cách rõ ràng, liên kết và mạch lạc nhất. Chúng có sự hòa quyện và kết nói mật thiết với nhau

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Bài viết rất hay và ý nghĩa, cảm ơn những chia sẻ của tác giả

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Phóng sự thường cần sử dụng bút pháp tả chân để tạo tính chứng thực cho thông tin nhưng các nhà văn làm báo vẫn còn cần sử dụng các thủ pháp dành riêng cho văn chương để làm báo