Châu Á là một lục địa đa dạng về kinh tế, nơi có hai trung tâm phát triển năng động nhất là Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia trong lục địa này đã tạo ra những khoảng cách kinh tế lớn. Trong cuốn sách “Châu Á vận hành như thế nào?”, tác giả Joe Studwell đã phân tích những yếu tố gây ra sự chênh lệch kinh tế này.
Yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công
Theo nghiên cứu của tác giả cuốn sách “Châu Á vận hành như thế nào?” , chính sách của chính phủ là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một quốc gia. Các quốc gia thành công ở châu Á, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,… đều có các chính sách tương tự nhau, bao gồm:
Thúc đẩy nông nghiệp
Các quốc gia này tập trung vào phát triển nông nghiệp, tạo ra thặng dư sản xuất để làm nền tảng cho công nghiệp hóa. Cụ thể, chính phủ các nước này đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông nghiệp hệ thống thủy lợi, giao thông kho bãi, giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh của nông dân. Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho nông dân, khuyến khích chuyển đổi giống cây trồng và các phương pháp sản xuất hiện đại nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Thực hiện bảo hộ thị trường nội địa một cách hợp lý để nông dân có lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Ngoài ra còn thành lập các tập đoàn nhà nước để dẫn dắt sự phát triển của ngành nông nghiệp. Các tập đoàn này đã đầu tư vào các công nghệ mới và nâng cao năng suất sản xuất.
Các chính sách thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp dẫn đến thất bại khi chúng không tập trung vào việc tăng năng suất và tạo ra thặng dư sản xuất. Thay vào đó, các chính sách này có thể tập trung vào việc trợ cấp cho nông dân, không khuyến khích cạnh tranh, hoặc bảo hộ thị trường nội địa quá mức.
Đầu tư công vào các ngành công nghiệp trọng điểm
Các nước này đã đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp trọng điểm như; Điện tử, chế tạo máy, ô tô, đóng tàu [Nhật Bản, Hàn Quốc] dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin [Singapore] tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước. Chính phủ các nước này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn để làm đầu tàu nền kinh tế, cung cấp vốn kèm theo định hướng ngành nghề và buộc phải xuất khẩu, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, và thực hiện các chính sách bảo hộ thị trường.
Chính sách đầu tư công vào các ngành công nghiệp trọng điểm có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển, giúp các quốc gia này đạt được những mục tiêu sau: Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, Tạo được lợi thế cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, và giải quyết vấn đề việc làm – sử dụng lao động.
Hỗ trợ xuất khẩu
Chính phủ các nước này đã áp dụng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu, giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế. Cụ thể; các nước này xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cung cấp các khoản trợ cấp xuất khẩu, khoản vay ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ xúc tiến thương mại. Đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế, và tổ chức các đoàn công tác thương mại đến các thị trường tiềm năng, và đàm phán các hiệp định thương mại tự do.
Yếu tố dẫn đến sự thất bại
Không thúc đẩy tối đa sức sản xuất nông nghiệp
Các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, Malaysia, và Philippines, đã không chú trọng đầu tư vào nông nghiệp, dẫn đến năng suất thấp, sản lượng thấp. Không có chính sách cụ thể để định hướng đầu tư và huy động doanh nghiệp vào việc tận dụng lực lượng lao động rút ra từ lĩnh vực nông nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao ở khu vực nông thôn, và không tạo ra đủ cơ hội việc làm cho lực lượng lao động trẻ.
Thiếu định hướng để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, và không có đủ nguồn lực để phát triển sản xuất. Ngoài ra, tác giả Joe Studwell cũng chỉ ra rằng các quốc gia Đông Nam Á đã không có chính sách cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu, dẫn đến sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường nội địa. Điều này đã khiến các quốc gia Đông Nam Á dễ bị tổn thương trước các biến động của thị trường thế giới.
Chính sách tự do hóa thương mại sớm
Tự do hóa thương mại là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển cần có những chính sách thận trọng khi thực hiện tự do hóa thương mại, tránh việc mở cửa thị trường quá sớm, dẫn đến các doanh nghiệp trong nước không có khả năng cạnh tranh.
Các quốc gia đang phát triển có các doanh nghiệp trong nước nhỏ và yếu kém, cần có thời gian để phát triển để đủ lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Khi áp dụng các chính sách tự do hóa thương mại quá sớm, giảm thuế nhập khẩu nhanh chóng các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài có quy mô lớn, công nghệ vượt trội, kinh nghiệm hơn. Nguy cơ trên có thể dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp trong nước và suy thoái kinh tế.
Khi mở cửa quá sớm các doanh nghiệp nước ngoài có thể tận dụng sự yếu kém của các doanh nghiệp nội địa để thâm nhập và chiếm lĩnh thị phần. Dẫn đến việc các doanh nghiệp trong nước bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài, và nền kinh tế quốc gia sẽ bị tổn hại.
Indonesia là một ví dụ điển hình về một quốc gia áp dụng quá sớm các chính sách tự do hóa thương mại. Nước này đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1995, chỉ sau 10 năm Indonesia đã mất đi nhiều thị phần trong nước và xuất khẩu, dẫn đến suy thoái kinh tế vào năm 1997. Philippines đã áp dụng các chính sách tự do hóa thương mại quá sớm, dẫn đến sự thất bại của ngành dệt may và da giầy.
Chủ nghĩa bảo hộ thái quá
Các quốc gia này thường áp dụng các chính sách bảo hộ quá mức, dẫn đến các doanh nghiệp trong nước thiếu cạnh tranh và lãng phí nguồn lực. Sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại quốc tế để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi cạnh tranh nước ngoài. Thuế nhập khẩu cao đánh vào những mặt hàng không hợp lí. Hạn ngạch nhập khẩu không được tính toán phù hợp với nền kinh tế, và trợ cấp tài chính cho các doanh nghiệp trong nước không đúng cách.
Ví dụ cụ thể về tác động tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ thái quá là ngành ô tô ở Thái Lan. Chính phủ áp dụng các biện pháp bảo hộ trong nhiều thập kỷ, bao gồm thuế nhập khẩu cao và trợ cấp cho các nhà sản xuất ô tô trong nước. Điều này đã khiến ngành ô tô Thái Lan trở nên kém cạnh tranh, dẫn đến các nhà sản xuất ô tô trong nước sản xuất ra những chiếc ô tô chất lượng kém và giá cao.
Chủ nghĩa bảo hộ thái quá có thể mang lại một số lợi ích ngắn hạn, như giúp họ tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, về lâu dài, chủ nghĩa bảo hộ thái quá có thể gây ra một số tác động tiêu cực; Cản trở sự đổi mới, Ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại, sử dụng nguồn lực một cách không hiệu quả
Thiếu sự ổn định chính trị và xã hội:
Sự ổn định chính trị – xã hội là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Vì nó tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh. Khi xã hội ổn định, các doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Ngược lại, khi có tình trạng bất ổn chính trị và xã hội thường gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí là nguy cơ bị phá sản. Gây ra sự thiếu tin tưởng và bất ổn cho các nhà đầu tư, dẫn đến việc giảm đầu tư nước ngoài. bất ổn xã hội, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Tạo ra các chi phí kinh tế không cần thiết, như chi phí bảo vệ an ninh, chi phí luật pháp, v.v. Khiến cho môi trường kinh doanh trở nên kém cạnh tranh và kém hấp dẫn.
Chẳng hạn, nước ta đã trải qua một giai đoạn dài chiến tranh và chia cắt, dẫn đến sự chậm phát triển kinh tế. Những năm gần đây, đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, một phần nhờ vào sự ổn định chính trị và xã hội. Từ năm 2000 đến năm 2022, GDP của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ trung bình là 6,8%/năm. Đây là một tốc độ tăng trưởng cao so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Năm 2022, GDP của Việt Nam đạt 3.712,5 tỷ USD, tăng 6,42% so với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Vậy, những chính sách này có ý nghĩa gì đối với các quốc gia đang phát triển?
Đối với các quốc gia đang phát triển, nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng, tạo ra việc làm và thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư. Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, phát triển bền vững. Đối với công nghiệp hóa, cần có những chính sách đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm, tạo ra động lực phát triển kinh tế. Tạo ra những chính sách hỗ trợ xuất khẩu, giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế.
Tự do hóa thương mại là một xu hướng tất yếu, nhưng các quốc gia đang phát triển cần phải thân trọng thận trọng, tránh việc mở cửa thị trường quá sớm, dẫn đến các doanh nghiệp trong nước không có khả năng cạnh tranh.
“Châu Á vận hành như thế nào?” là một cuốn sách hay và bổ ích, cung cấp cho chúng ta những kiến thức quan trọng về kinh tế châu Á. Cuốn sách này có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm đến kinh tế châu Á.
Phan Hoàng Thư
Tổng quan nội dung quyển sách “Châu Á vận hành như thế nào?” – Joe Studwell
Toàn cầu hóa, nước giàu bốc lột nước nghèo nhìn từ lý thuyết phụ thuộc