EQ là viết tắt của Emotional Quotient, có nghĩa là chỉ số cảm xúc, và đôi khi cũng được gọi là Emotional Intelligence (EI) – trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ xúc cảm thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc.

Ernest Hemingway là nhà báo, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ. Ông cũng chính là tác giả của cuốn sách “Ông già và biển cả”. Ernest từng nói; “Chúng ta mất hai năm để học nói, nhưng lại mất hơn 60 năm cuộc đời còn lại để học cách im lặng. Về sau này, khi càng nói nhiều, khoảng cách giữa con người lại càng xa cách hơn, mâu thuẫn cũng nhiều hơn”.

Những người không biết cách im lặng. Giống như loài ve sầu ồn ào giữa mùa hè nóng bức, quấy nhiễu sự thanh tĩnh của mọi người; lại trốn không thoát sự khó chịu dai dẳng này.

Kỳ thực, biết cách giữ im lặng cũng là một phép lịch sự cơ bản, cũng là một khóa học bắt buộc trong công việc và cuộc sống. Nó có thể cho thấy sự tu luyện, trí tuệ và tính cách của một cá nhân.

chỉ số cảm xúc

Câu chuyện thú vị của nhà văn vĩ đại Mark Twain

Ông từng tình cờ ghé qua một nhà thờ. Trong lúc bắt đầu lắng nghe thuyết giảng của mục sư tại đây, ông thấy rất cảm động trước bài diễn văn; còn dự định sẽ lấy một khoản tiền lớn để quyên tặng nhà thờ.

Tuy nhiên, nhiều phút sau, vị mục sư vẫn tiếp tục nói. Mark Twain nhanh chóng cảm thấy nhàm chán. Số tiền ông dự định quyên tặng đã được giảm xuống một nửa trong lòng. Lại thêm nhiều phút nữa, khi vị mục sư trên bục vẫn không có dấu hiệu ngừng lại. Mark Twain cảm thấy không chịu nổi nữa, ông quyết định sẽ không quyên tặng tiền nữa.

Trong tâm lý, hiện tượng này gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”. Nghĩa là khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng phản tác dụng; tạo ra tâm lý cực kỳ khó chịu cho người khác.

Cho nên, càng là người thông minh thì càng phải nhận ra rằng. Trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng có thể vui cười và nói chuyện tùy tiện với người khác. Lời nói có thể đem lại sự thoải mái, vui vẻ trong giao tiếp. Nhưng ngược lại, nó cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi, tổn hại lợi ích của chính mình. Tất cả phụ thuộc vào sự khôn ngoan nằm trong chỉ số cảm xúc của mỗi người.

Chu Dịch có câu: “Cát nhân chi từ quả, táo nhân chi từ đa”. Điều này ngụ ý là người có uy đức thì không nói nhiều, người giảo hoạt mới dùng nhiều lời để nói. Lời nói phần nào phản ánh tâm hồn của mỗi người. Lời nói ra, kỳ thực có thể nhìn thấu rất nhiều điều trong đó. Chỉ cần để tâm quan sát, chúng ta sẽ phần nào hiểu được trình độ EQ của một người, đánh giá họ có đủ khôn ngoan trong giao tiếp hay không.

Mà người có 3 biểu hiện sau đây trong quá trình giao tiếp thường được đánh giá là chỉ số cảm xúc thấp mà không hề hay biết:

1. Người thích nói lời vô nghĩa

Những người như vậy luôn nói mà không suy nghĩ; bản thân còn chưa thấu đáo cặn kẽ mọi chuyện đã bắt đầu nói nhảm.

Khi tiếp xúc với kiểu người này trong tình huống thông thường. Chúng ta có thể vui vẻ nhẹ nhàng giao tiếp mà không phải cẩn trọng quá nhiều. Họ luôn tìm ra đề tài câu chuyện để nói không ngừng nên bầu không khí chẳng bao giờ trở nên tẻ nhạt, nhàm chán. Họ cũng không biết cách quanh co lòng vòng, có gì nói nấy, không âm thầm bày mưu tính kế trong từng câu từng chữ.

chỉ số cảm xúc

Tuy nhiên, nếu đặt trong những trường hợp quan trọng. Những lời nói nhảm vô nghĩa có thể gây mất thời gian gián đoạn sự tập trung; tạo ra cảm giác khó chịu mà người ta khó lòng thoát khỏi. Mà đôi khi, họ cũng có thể vô tình nói lỡ, tiết lộ những điều không nên, dễ tạo thành những rắc rối không cần thiết.

2. Tự cao tự đại, khoe khoang thể hiện

Đạo Đức Kinh có câu: “Chân nhân bất lộ tướng”. Nghĩa là những người tài giỏi thường ít thể hiện ra bên ngoài. Họ là những người rất giỏi giang, ở một trình độ cao nhưng rất bình thản, không thể hiện ra dù họ có những tiềm năng rất lớn.

Ngược lại, “thùng rỗng kêu to”. Kẻ càng ít bản lĩnh lại càng thích nói chuyện khoe khoang, nỗ lực thể hiện sự giỏi giang của mình. Họ không biết rằng, chính tính cách tự cao tự đại, không biết khiêm nhường này đã thể hiện trình độ EQ thấp, khiến người khác tránh xa.

3. Thích đàm luận chuyện cá nhân, riêng tư của người ngoài

Những người này tự cho bản thân là kẻ ngoài cuộc, không liên quan tới chuyện xấu. Họ có thể dễ dàng đem chuyện của người khác ra đàm luận, nhận xét lung tung; điển hình của tâm lý “chỉ sợ thiên hạ không loạn” nên cố ý “thêm dầu vào lửa”.

Đối với họ, rắc rối hay nan đề của người ngoài đều có thể trở thành đề tài câu chuyện. Để họ có cái cớ tùy ý bình luận, ra mặt phán xét, nêu cao sự chính trực, khôn ngoan và tử tế của bản thân. Mặc dù, bản chất sự thật được biết tới còn không tới một phần mười. Bất chấp, những lời đàm luận nói ra có trở thành một lưỡi dao sắc bén đâm vào trái tim đương sự hay không. Trên đời này, miệng lưỡi thế gian là đáng sợ nhất.

Nếu con người cũng chỉ biết nói chuyện mà không kiểm soát được từng lời nói ra. Chúng ta có khác gì với dế mèn trong bụi cỏ, ếch xanh bên hồ ao, kêu ồm ộp oàm oạp vô nghĩa không ngừng?

chỉ số cảm xúc

Khổng Tử dạy “Thị vu quân tử hữu tam khiên, Ngôn vị cập chi nhi ngôn vị chi táo, ngôn cập chi nhi bất ngôn vị chi ẩn, vị kiến nhan sắc nhi ngôn vị chi cổ”, tức là người quân tử thì có ba điều hổ thẹn.

Chưa đến lượt nói mà đã cất lời hấp tấp, mạo phạm người khác rồi. Đến lúc nói mà lại im lặng, thì chính là lấp liếm. Không nhìn xét đến tâm trạng người khác, không quản sự rối ren của tình huống mà đã phán xét, thì có thể còn phạm sai lầm lớn hơn.

Bản thân nhà triết học vĩ đại Socrates cũng từng giảng về đạo lý “ba cái sàng” trong giao tiếp. “Khi bạn muốn nói chuyện với ai đó, ít nhất hãy dùng ba cái sàng để lọc. Cái thứ nhất gọi là sàng chân thực, cái thứ hai là sàng thiện ý và cái thứ ba là hữu ích, chính là điều chúng ta muốn nói có quan trọng hay không.”

Nếu có chuyện bạn không hiểu, hãy im lặng, bởi vì bạn không bao giờ biết hết những gì người khác đã phải trải qua. Nếu bạn hiểu, thì càng nên im lặng hơn nữa.

Trần Thị Minh Anh – Theo Tri thức trẻ.

Chìa khóa để mở trí thông minh cảm xúc của bạn

Thay đổi phong cách lãnh đạo?

Truyền thống, hiện đại và sự cân bằng của mô hình lãnh đạo

Quảng cáo
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

5 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Khải Đặng Văn
Khải Đặng Văn
3 năm trước

Biết cách che dấu cảm xúc sẽ giúp chúng ta kiểm soát và sử dụng cảm xúc một cách tinh tế hơn

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Việc khống chế cảm xúc là điều khó khăn nhưng chúng ta phải học cách quản lý cảm xúc thật tốt để mn xung quanh và chính mik đều có thể hòa nhập và thoải mái chia sẻ cùng nhau

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Nổi giận là bản năng, khống chế cảm xúc là bản lĩnh

Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Thể hiện cảm xúc vào đúng trường hợp sẽ làm cho mn có sự đồng cảm với bạn nhiều hơn là thương sót

Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

Nếu con người là một cấp độ cao so với các loài khác thì cảm xúc sẽ là cấp độ cao hơn để phân biệt và tạo ra sự khác biệt tích cực giữa trái tim nóng và cái đầu lạnh của con người