Chùa Ông, còn có tên khác là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán, là một ngôi chùa cổ có kiến trúc đặc trưng của người Hoa nổi tiếng tại Sài Gòn.
Tọa lạc tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, hay còn gọi là “China Town” của Sài Gòn. Đây không chỉ là nơi chiêm bái của những người Hoa gốc Triều Châu hiện đang sinh sống trong khu vực, mà còn là một công trình lâu đời, có giá trị về kiến trúc lẫn văn hóa nghệ thuật trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
7 tháng 11 năm 1993, chùa Ông được công nhận ngôi miếu là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia
Trong miếu, vị thần được thờ chính là Quan Công (tức Quan Vũ, 162? – 219), một nhân vật thời Tam Quốc. Đối với người Hoa, ông là người tài đức vẹn toàn. Vì vậy, người ta đặt tên là miếu Quan Đế.
Hằng năm, vào ngày 24 tháng 6 (âm lịch), chùa sẽ có đại lễ cúng Quan Đế – đây là lễ cúng quan trọng nhất trong năm tại nơi đây.
Kiểu kiến trúc đặc sắc và đậm chất văn hóa nghệ thuật
Đồng thời, chùa Ông cũng là nơi hội họp của người Triều Châu, nên còn gọi là Nghĩa An Hội Quán (Nghĩa An là tên một vùng đất ở Quảng Đông thuộc Trung Quốc, nơi đa số người Triều Châu sinh sống). Tuy nhiên, ngôi thờ này thường được gọi là chùa Ông theo thói quen của người dân Sài Gòn.
Theo nhiều ý kiến, Miếu Quan Đế được xây dựng trong khoảng thời gian trước hoặc đầu thế kỷ 19, đến nay đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn không hề mất đi những bản sắc văn hóa vùng Triều Châu vốn có.
Chùa Ông có cấu trúc như phần lớn các đền miếu của người Hoa, với các dãy nhà khép kính vuông góc nhau như hình chữ “Khẩu” hay chữ “Quốc”, với những cột gỗ cao có treo câu đối được chạm trổ tinh tế từ những điển tích Trung Hoa
Mái ngôi miếu có 3 cấp: giữa cao, hai bên thấp hơn. Kiến trúc tổng thể của ngôi chùa bao gồm tiền điện, sân thiên tỉnh, chính điện và văn phòng hội quán dọc hai bên các điện thờ. Trong chính điện được thiết kế trang nghiêm với những tượng thờ, những cột gỗ cao treo câu đối, cùng với những bao lam, hoành phi và khám thờ chạm trổ tinh tế.
Chùa Ông đã từng được “bắt nét” ở những góc rất nghệ thuật, vừa mang sự tĩnh u trang nghiêm nhưng đồng thời cũng rực rỡ các gam màu phả ra sức sống và sự phồn an.
Ngoài ra, hiện ở trong miếu có một thạch bia chữ lớn nêu rõ bà Đỗ Thị (phu nhơn Tả quân Lê Văn Duyệt) cúng hai trăm quan tiền vào năm 1819, và một chiếc lư hương bằng đồng làm vào năm Đạo Quang thứ 5 (1825).
Từ khi xây dựng kiên cố cho đến nay, miếu đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1866, 1901, 1969, 1984 và mới đây nhất là vào năm 2010.
Theo Kienthuc.net
Xem thêm:
> Những nàng công chúa đặc biệt trong lịch sử Việt (P1)
>>Những nàng công chúa đặc biệt trong lịch sử Việt (P2)
Đây là ngôi chùa tồn tại gần 300 năm tuổi
Ngoài ngôi chùa Ông, chúng ta vẫn có nhiều ngôi chùa của người Hoa quanh thành phố. Chẳng hạn như chùa Bà Thiên Hậu, chùa Ông Bổn, chùa Bà Hải Nam
Để ca ngợi tài đức vẹn toàn của Quan Công rất nhiều câu đối được chạm chữ Hán như: “Thiên cổ nhất nhân” (Xưa nay có một), “Vạn cổ tinh huy” (Sao sáng muôn đời)…
“Đây không chỉ là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu tại Sài Gòn mà còn được xem như một công trình kiến trúc độc đáo ở nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX”
Nếu bạn đi từ hai cổng lớn vào đến cửa miếu có năm cặp kỳ lân lớn nhỏ bằng đá đặt đối xứng nhau. Cặp “lân hàm châu” chầu hai bên cửa
gút chóp
Hình như phần lớn các đền miếu của người Hoa, trong đó có cả Chùa Ông đều có kiến trúc tổng thể hình chữ khẩu (囗) hay chữ quốc (国) với các dãy nhà khép kính vuông góc thì phải.
Đây quả là ngôi chùa mang đậm kiểu kiến trúc đặc sắc và chất văn hóa nghệ thuật
Nhờ bài viết mà mik được biết thêm ngôi chùa ở Thành phố. Cảm ơn chia sẻ của tác giả
Đối với người Hoa, ông là người tài đức vẹn toàn