” Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ Hội chùa Thầy”
Khi nhắc tới hang Cắc Cớ, chúng ta không thể quên nhắc đến chùa Thầy. Là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại Hà Nội, cùng với chùa Tây Phương và chùa Hương. Đây là ngôi chùa có tính bảo lưu một cách liên tục nhất các di sản văn hóa, nghệ thuật tại Việt Nam.
Chùa Thầy
Chùa Thầy hay Thiên Phúc Tự tọa lạc tại chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Được xây dựng từ thời nhà Đinh, ít chịu ảnh hưởng trong quá trình chống giặc ngoại xâm. Chùa Thầy có quan hệ đặc biệt với các Hoàng gia triều Lý, hậu Lê. Và kéo dài qua các triều đại: Trần, Lê, Mạc, Nguyễn. Ngoài những nét văn hóa, nghệ thuật nổi tiếng. Chùa Thầy vẫn còn ẩn chứa nhiều điều đặc biệt ít người biết đến về nguồn gốc và kiến trúc.
Nguồn gốc của “Chùa Thầy”
Tương truyền rằng, ngày xưa có một vị cao tăng tên là Từ Đạo Hạnh. Ông là người đầu tiên sáng lập và tu đắc đạo tại ngôi chùa này. Vì tu hành theo cách thức ngồi Thiền. Hàng ngày, Thiền sư Tự Đạo Hạnh phải lên núi và ngồi trong một cái hang để tu hành. Ngoài là một người thầy Tu ông còn là thầy Lang, thầy dạy học. Ông đã chữa bệnh và dạy cho người dân ở đây các nghề dân gian như: Đá Cầu, đánh Vật, múa Rối Nước..vv.

Ghi nhớ công lao của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Người dân ở đây kính trọng và suy tôn ông lên làm Thầy. Vì thế, nơi ông tu hành mới được gọi là chùa Thầy. Người dân sống ở đây cũng được đặt tên là dân Thầy. Khắp năm thôn bảy trại xung quanh được gọi là Tổng Thầy. Thậm chí, sau khi ông viên tịch, ngọn núi nơi đây cũng được đặt tên là núi Thầy.
Kiến trúc Nội Công Ngoại Quốc
Ngôi chùa này được xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình ngày xưa. Đó là kiến trúc Nội Công Ngoại Quốc có Tam cấp nối liền nhau. Ba cấp đó lần lượt là: Thượng, Trung và Hạ cấp. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.

Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Tại chùa Hạ có bức thanh Thập Diện Diêm Vương miêu tả cảnh mười tầng địa ngục theo tín ngưỡng của đạo Phật. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ Pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà Tam Tôn,Thích Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ban thờ Lý thần Tông còn có 1 đôi Phượng Hoàng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đời vua Lê Ý Tông.
Tượng biết “cử động” chân tay
Chùa trưng bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ Pháp, tượng Thiên Vương. Chủ thượng tách biệt hẳn ở vị trí cao nhất. Đại Hùng Bảo Điện hay nhà Thánh để tượng Di Đà Tam Tôn, tượng ba kiếp của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Chính giữa là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp Phật. Tượng được tạc vào thế kỉ 19, khuôn mặt khắc khổ, nổi rõ mạch máu, ngồi xếp bằng tròn trên một bệ hoa sen còn lại từ đời Lý. Bệ hoa sen đặt trên một con sư tử cuộn tròn, dưới con sư tử là một bệ bát giác. Hiện nay tượng được đội mũ hoa sen và khoác áo vàng.
Bên phải là tượng Thiền sư ở kiếp Vua. Tương truyền Từ Đạo Hạnh sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng. Bên trái có tượng Từ Đạo Hạnh trong kiếp Thánh, ngồi trong một khám gỗ chạm trổ cầu kì. Tượng này có cốt bằng tre, có thể cử động. Tương truyền xưa kia mỗi khi mở cửa khám thì tượng tự động nhỏm dậy chào. Sau một vị quan triều Nguyễn nói rằng “Thánh thì không phải chào ai cả”, nên tháo hệ thống khớp nối, từ đó tượng ngồi yên.

Pho tượng này tượng trưng cho nghệ thuật làm rối nước của dân gian. Đồng thời để tưởng nhớ đến công lao của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ông là người đã nghĩ ra và truyền bá nghệ thuật múa rối nước đầu tiên tại Việt Nam. Pho tượng này được tạo nên theo công thức của một con rối. Tượng có thể đứng lên, ngồi xuống và cử động các khớp chân tay.
Hội Chùa Thầy
Với vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên và những giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo của người Việt. Nơi đây chính là điểm du lịch hấp dẫn. Hằng năm, Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba âm lịch.
Trong ngày hội, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ trong những bộ cà- sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trong tiếng mõ trầm đều. Lễ cúng Phật và trai đàn – một diễn xướng có tính chất tôn giáo – được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc.

Ngoài ra, trong lễ hội còn có Múa Rối nước mang đậm sắc thái dân gian.Trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy còn để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu trong một khung cảnh thiên nhiên rộng mở:
“Rủ nhau lên núi Sài Sơn
Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình?
Hỏi non, non những làm thinh
Phải rằng non đã vô tình với ai?
Nước non ví chẳng chiều đời
Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung?
Yêu nhau ta dắt nhau cùng
Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu.”
Phạm Thị Nhung Huyền Sưu tầm
=> Chùa Ông- Nghĩa An Hội Quán
=> Ảnh xưa về Miếu Bà Thiên Hậu ở Sài Gòn
Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì
Hình ảnh cây gạo cổ thụ như một biểu tượng đẹp tỏa sắc giữa sân chùa
Một ngôi chùa mang đậm dấu ấn lịch sự
Chùa thầy đã mang lại truyền thống nghìn năm về văn hóa. Nơi đây đã sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú làm sáng danh lịch sử nước nhà.
Đây qur thật là ngôi chùa có tính bảo lưu một cách liên tục nhất các di vật văn hóa, nghệ thuật từ thời Lý.