Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

Học sinh: Em thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa nhưng không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

Cách người Mỹ dạy trẻ câu chuyện “Cô bé lọ lem”

Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

Học sinh: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm.

Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây; các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ).

Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không?. Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy.

Học sinh: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

Thầy: Vì sao thế?

Truyện cổ tích cô bé lọ lem

Học sinh: Vì… vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.

Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?

Học sinh: Vì có cô tiên giúp ạ. Cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

Truyện cổ tích Cô bé lọ lem - Truyện cổ Grim cô bé lọ lem

Thầy: Đúng, các em nói rất đúng. Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

Học sinh: Đúng ạ.

Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?

Học sinh: Không ạ.

Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý; Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt. Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?

Học sinh: Không ạ!. Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?

Học sinh: Chính là Cinderella ạ.

Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?

Học sinh: Phải biết yêu chính mình ạ.

Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?

5 bài học không phải ai cũng biết đằng sau "Cô bé Lọ Lem": Muốn thành công  thì phải đúng giờ, muốn đi xa phải có một người bạn tốt

Học sinh: Đúng ạ, đúng ạ!

Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?

Học sinh: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem!. Các em có tin như thế không?

Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.

Dù chỉ là câu chuyện cổ tích. Nhưng mỗi nhận vật, dù là chính diện hay phản diện, đều mang đến cho người đọc một ý nghĩa và bài học riêng. Thay vì tin vào những phép thuật, người Mỹ đã hiện thực hóa chúng bằng những mối quan hệ hàng ngày hay tư duy và suy nghĩ tích cực.

Ngoài việc cho người đọc thấy rằng người nhân hậu sẽ được hạnh phúc còn kẻ xấu thì sẽ bị trừng phạt, câu chuyện “Cô bé lọ lem” còn chứa đựng nhiều bài học đạo đức khác như sự nghiêm túc trong giờ giấc, tình thương giữa con người, sự đoàn kết, cách yêu thương chính mình, và việc nhận ra sự sai lầm không có gì đáng sợ. Đó là cách mà người Mỹ đã dạy học sinh khi học về “Cô bé Lọ Lem”.

Phan Hoàng Thư (Sưu tầm)

“Thiếu tính hệ thống” trong giáo dục đại học nước Mỹ

Công thức thành công từ cá chuyên gia tâm lý giáo dục ISRAEL

Giáo dục của Israel có gì đặc biệt

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

5 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

Hình ảnh chiếc giầy thủy tinh, cũng có thể là một sức mạnh của một tấm lòng đẹp đẽ,một nhân cách cao thượng và những phẩm chất tốt đẹp của cô đã vượt qua giới hạn của phép thuật. Nên chiếc giày đã không biến mất và giúp cho Lọ lem có được cơ hội xứng đáng thuộc về nàng. Bài viết đã giúp em có nhiều bài học hay và ý nghĩa. Cảm ơn sự chia sẻ của tác giả ạ

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Ẩn sau một câu chuyện là nhiều giá trị nhân văn và bài học sâu sắc dáng để suy ngẫm

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Qua câu chuyện, mìk thấy rằng quan hệ bạn bè không nhất thiết phải cùng địa vị, chỉ cần sự chân thành, quan tâm và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh

Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Mik có cảm nhận về một yếu tố nhỏ trong câu chuyện, khi đi tìm chủ nhân của đôi giầy. Chính sự bình đẳng và công bằng của hoàng tử đã chấp nhận cho cô gái mặc quần áo cũ rách rưới tồi tàn thử giầy. Và điều tốt đẹp cũng sẽ đến cho sự tôn trọng và công bằng đó

Như Ái
Như Ái
3 năm trước

Tại sao tác giả lại nói sau 12h khuya (móc thời gian chuyển giao giữa quá khứ sang hiện tại và tương lai) mà ko phải là khung giờ khác. Mọi thứ từ những điều phi thường và đẹp đẽ sau thoáng chốt lại biến thành những điều tầm thường. Có thể thời gian và cuộc sống nó không bao giờ đứng yên và an nhàn, mà nó thay đổi một cách nhanh chóng và vội vàng. Có khi hôm nay chúng ta giàu chỉ trong một đêm lại phá sản. Mọi thứ không thể sắp đặt và lường trước, mà phải trân trọng và cố gắng thể hiện hết sức cho những điều hiện tại