Dưới thời “Tây Sơn tam kiệt” với trăm ngàn quân binh từ nhiều dân tộc, đông nhất là sắc dân người Thượng và đặc biệt hơn là xuất hiện một nữ tướng “Văn võ song toàn” có đóng góp to lớn cho anh em Tây Sơn trong thời dựng nghiệp.
Trước khi khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc thường xuyên đến vùng Tây Nguyên với danh nghĩa buôn trầu, mua ngựa, mua gỗ…nhưng người muốn nhận được sự đồng thuận của các tù trưởng, mong được sự ủng hộ từ họ để nhanh chóng phất cờ khởi nghĩa.
Được sự tin tưởng của các dân tộc thậm chí là được tù trưởng Bana ở plây (làng) Đê H’Mâu gã con gái là Ya Dố cho Nguyễn Nhạc.
Người vợ BaNa không chỉ giúp anh em nhà Tây Sơn kết giao với các tù trưởng Xê đăng, Gia Rai, H’rê… mà còn giúp chiêu mộ quân lính thuộc các dân tộc Tây Nguyên.
Từ đó, lực lượng ngày càng lớn mạnh. Bà còn tổ chức đội ngũ trồng lúa, ngô, khoai, cam, mít để cung cấp lương thực cho đội quân. Do tháng năm hoạt động ở địa bàn vùng thượng đạo nên Ya Dố được gọi là “Cô Hầu đốc tướng”.
Cánh đồng cô Hầu,
Đàn trâu ông Nhạc.
Ngựa lạc vang lừng,
Voi dừng Tượng Đẫm.
Sau khi lên ngôi Nguyễn Nhạc – Thái Đức hoàng đế đã rước Ya Dố phong làm Thứ phi. Bà không quen với cuộc sống nhung lụa, khuôn khổ nên một thời gian sau đó bà về lại với rừng núi yêu thương của mình.
Khi nhà Tây Sơn suy yếu, hoàng hậu Trần Thị Huệ – Vợ vua Nguyễn Nhạc – đến nương nhờ Ya Dố để tránh sự truy đuổi của nhà Nguyễn. Hai người sống thuận hoà đến cuối đời tại vùng đất Tây Nguyên.
Phạm Thái Trân tổng hợp
Xem thêm: Nét văn hóa mở đầu câu chuyện của Người Việt
Để có đủ lương thực cho đội ngũ nghĩa quân ngày càng đông, bà Ya Dố đã tổ chức việc khai hoang ở Tú Thủy, tạo một cánh đồng rộng hơn 20 mẫu, mà ngày nay vẫn còn dấu vết của bờ ruộng. Nơi sản xuất ấy được nhân dân gọi là “Cánh đồng Cô Hầu” (vì bà từng được dân gian gọi là “Cô Hầu Đốc Tướng”) để ghi nhớ đóng góp to lớn của bà và người Ba Na đối với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Không chỉ khai hoang làm ra lúa và bắp, bà Yă Dố còn tổ chức trồng những vườn cam, vườn mít ở các vùng Vĩnh Sơn (Bình Định), Kông Hà Nừng (Gai Lai), Kông Chơ Vi (An Khê)…Ở xã Đông (tức Plây Đê Hmâu xưa) còn những cây mít cổ thụ rất sai trái. Ở Kông Hà Nừng cũng như ở Vĩnh Sơn, còn nhiều vườn cam rộng. Theo người xưa truyền lại, thì tất cả đều do bà Ya Dố mua giống từ dưới xuôi mang lên trồng, để lấy trái bồi dưỡng cho nghĩa quân. Những vườn cam ấy đến nay vẫn được gọi là “vườn cam Tây Sơn”
Tương truyền sau khi vua Thái Đức là Nguyễn Nhạc mất, Nguyễn Bảo (con cả của Nguyễn Nhạc) được vua Cảnh Thịnh phong làm Hiếu Công, cho ăn lộc một huyện Phù Ly, và gọi là Tiểu triều. Lo sợ, Chánh cung của vua Thái Đức là Trần Thị Huệ liền đem hai con nhỏ là Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Lương lên Mộ Điểu nhờ bà Ya Dố che chở. Cũng theo lời kể, thì sau khi nhà Tây Sơnsụp đổ, tướng Võ Văn Dũng có tìm đến Ya Dố, và đề nghị bà chiêu binh khôi phục lại sự nghiệp của chồng, nhưng bà từ chối. Không thuyết phục được bà, tướng Dũng từ tạ ra đi
Cánh đồng Cô Hầu đến nay vẫn được người dân Ba Na trồng lúa
Bà Ya Đố là điển hình cho những người con gái Ba Na ở Tây Nguyên tham gia phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Mối tình của bà với Nguyễn Nhạc chính là biểu tượng của tình đoàn kết Kinh – Thượng trong cuộc đấu tranh lật đổ chúa Nguyễn Đàng Trong đang ở thời kỳ thối nát lúc bấy giờ…
Sau khi lên ngôi, Nguyễn Nhạc đã sai quân lên đón bà Ya Đố về Quy Nhơn nhưng bà không thích về sống ở chốn phồn hoa đô hội mà ở lại với người dân Ba Na và sau đó mất tại đây.
Người vợ Bana này đã đóng góp công sức không nhỏ cho nghĩa quân Tây Sơn thuở ban đầu, không chỉ đưa anh em Nguyễn Nhạc đi kết giao với các tù trưởng người Xê đăng, Gia Rai, H’rê… mà còn giúp chiêu mộ quân lính thuộc các dân tộc Tây Nguyên.
Một thiếu nữ trẻ tuổi, xinh đẹp, nhưng có tài tổ chức thạo việc làm ruộng rẫy và có uy tín với dân chúng nhiều buôn làng.
Từ khi lấy Nguyễn Nhạc, Ya Đố đã tích cực vận động đồng bào Ba Na ủng hộ và đóng góp của cải cho phong trào Tây Sơn.
Sau khi cô Hầu mất, người Bana ở địa phương, khi tổ chức lễ hội; già làng đọc lời khấn mời Trời và các vị thần linh (thần núi, thần sông…) cũng có lời khấn cầu về sự linh thiêng của cô Hầu.
Ơi Yang Đak, Yang Gia,
Ơi Book Tang.
Ơi Yă Đố,
Dân làng xin mời về…
một người phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang, thật đáng tự hào người con của núi rừng
Một người phụ nữ độc lập, mạnh mẽ
Trong hàng ngũ nghĩa quân Tây Sơn không chỉ có người Kinh mà còn có người Chăm, các sắc dân người Thượng …, đặc biệt có hai nữ tướng người thiểu số đã có nhiều đóng góp cho anh em Tây Sơn trong thời kỳ dựng nghiệp.
Sau lưng người đàn ông thành công là người phụ nữ giỏi giang
Bà còn tổ chức một đội ngũ lao động vỡ đất, khai hoang ở nhiều nơi để trồng khoai, bắp, mía, cam, mít… làm lương thực nuôi quân trong những năm tháng hoạt động ở địa bàn vùng thượng đạo nên Ya Dố được gọi là Cô Hầu đốc tướng.
Anh tài, nữ kiệt có thể ở bất cứ đâu
Phong trào nông dân Tây Sơn trước khi khởi sự tại vùng Tây Sơn Thượng đạo đã trải qua một quá trình chuẩn bị lâu dài và gian khổ. Để đoàn kết hai dân tộc Kinh – Thượng cùng đứng lên khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc đã lấy người con gái xinh đẹp của một tù trưởng người Ba Na giàu có trong vùng tên là Ya Đố. Chính người phụ nữ này đã vận động dân làng khai hoang trồng lúa nuôi quân nhà Tây Sơn đánh giặc
Vote 5*
Khi Nguyễn Nhạc xưng đế, Ya Dố được đón về Quy Nhơn phong làm thứ phi. Nhưng vì quen với cuộc sống tự do nơi rừng núi, nên bà xin trở về với ruộng đồng. Bà đúng là con người giản dị.
Nhờ sự giúp đỡ của Ya Đố, anh em Tây Sơn đã tìm đến Plei Sýt (xã Nam), Đê Tung (xã Đông, huyện K’Bang) mở rộng căn cứ.
Không biết cánh đồng Cô Hầu đã cung cấp được bao nhiêu lương thực nhưng lúc bấy giờ chính nó đã nuôi sống nghĩa quân Tây Sơn trong buổi đầu dấy nghiệp.
Từ trước khi phất cờ khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc đã nhiều lần đến các vùng đất của Tây Nguyên, danh nghĩa để buôn trầu, mua gỗ, mua ngựa… nhưng thực ra là tìm cách kết thân với nhiều cộng đồng dân tộc ở đây trong đó có bà Ya Dố vận động họ tham gia ủng hộ mình.
Thật ngưỡng mộ nữ tướng hậu cần trở thành vợ “người Trời” và tài khôn khéo và chính sách thân thiện của Nguyễn Nhạc
Bởi vậy mới nói không thể xem thường phụ nữ được, họ đúng là một bông hồng có gai!
Không rõ sau này, khi lập ra triều đại mới, anh em Nguyễn Nhạc có ban sắc truy phong để ghi nhận công lao của bà chúa Hỏa hay không, nhưng trong dân gian, những lời ca, những câu chuyện truyền tụng chính là tấm bia miệng truyền đời về một nữ tướng người dân tộc trong đội quân Tây Sơn anh dũng.
Trước khi ra đi, bà có nói với hoàng hậu Trần Thị Huệ rằng:
“Chị ở lại bên cạnh người Trời (Nguyễn Nhạc), em phải về rừng để phòng hậu sự sau này”, mà không ngờ về sau gặp thật
Bà có công rất lớn trong việc xây dựng đội ngũ lao động vỡ đất, khai hoang ở nhiều nơi để trồng khoai, bắp, mía, cam, mít… làm lương thực nuôi quân trong những năm tháng hoạt động
Bên cạnh đó còn giúp Nguyễn Nhạc kết giao với nhiều tù trưởng, giúp chiêu mộ quân lính nữa
Bà quả là người phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà. Một người con Tây nguyên mạnh mẽ và khí phách hơn người
Đây là những người phụ nữ hiếm hoi của nhà Tây Sơn không phải chịu cảnh trả thù khốc liệt
Có lẽ trong số các vị vua của Việt Nam, vua Nguyễn Nhạc của nhà Tây Sơn là người duy nhất lấy vợ Tây Nguyên.
Dù là người dân tộc thiểu số nhưng bà vẫn thể hiện tinh thần yêu nước lớn lao và to lớn, cống hiến hết sức mik để mạng lại điều tốt đẹp nhất cho đất nước
Bà là một thiếu nữ vừa trẻ tuổi, xinh đẹp, vừa có tài tổ chức thành thạo việc làm ruộng rẫy và có uy tín với dân chúng nhiều buôn làng
Mối tình của bà với Nguyễn Nhạc chính là biểu tượng của tình đoàn kết Kinh – Thượng trong cuộc đấu tranh lật đổ chúa Nguyễn Đàng Trong đang ở thời kỳ thối nát lúc bấy giờ…
Khi nhà Tây Sơn suy yếu, hoàng hậu Trần Thị Huệ – Vợ vua Nguyễn Nhạc – đến nương nhờ Ya Dố để tránh sự truy đuổi của nhà Nguyễn. Hai người sống thuận hoà đến cuối đời tại vùng đất Tây Nguyên. Thật sự ngưỡng mộ bà
Mình rất thích sự giản dị và mộc mạc của người con gái Tây Nguyên. Dù nhung lụa sung sướng muôn phần nhưng vẫn muốn trở về với núi rừng thân thương
Cánh đồng cô Hầu,
Đàn trâu ông Nhạc.
Ngựa lạc vang lừng,
Voi dừng Tượng Đẫm.
bà ấy mong muốn cuộc sống thoải mái và vui vẻ nhưng có lẽ bà yêu quê hương của mình hơn. Bà ấy yêu Nguyễn Nhạc nhưng có lẽ bà yêu đất nước xinh đẹp này hơn. T thấy đây là một sự hy sinh cao cả.
người đồng bào thường coi trọng mối quan hệ mẫu hệ và Nguyễn Nhạc thật sự cũng rất biết cách tìm sự kết nối dân tộc.
Phụ nữ Việt Nam rất hy sinh và chịu thương chịu khó.