Có một câu chuyện thể hiện niềm kiêu hãnh của người Việt đã được Giáo sư Trần Văn Khê kể lại nhiều lần cho các học trò của mình, và cũng được ông ghi lại trong cuốn hồi ký, kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964.

Tham dự buổi sinh hoạt này hầu hết là người Nhật và Pháp, duy chỉ có Giáo sư Trần Văn Khê là người Việt. Diễn giả hôm ấy là một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp. Ông khởi đầu buổi nói chuyện như thế này.

“Thưa quý vị, tôi là Thủy sư đề đốc, đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp. Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được.”

Bài phát biểu của GS. Trần Văn Khê làm vị thủy sư hổ thẹn

Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Chính vì thế, khi buổi nói chuyện bước vào phần giao lưu. Giáo sư đã đứng dậy xin phép phát biểu:

Cố-GS.-Trần-Văn-Khê-Ngài-chơi-với-ai-mà-không-biết-một-áng-văn-nào-của-nước-Việt-đóng-gói-tri-thức-phan-hoàng-thư-ksc
Ảnh: Internet

“Tôi không phải là người nghiên cứu văn học, tôi là Giáo sư nghiên cứu âm nhạc, là thành viên hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO. Trong lời mở đầu phần nói chuyện, ông Thủy sư Đề đốc nói rằng; đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Thưa ngài, chẳng biết khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của Việt Nam?

Những viện dẫn sâu sắc

Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách… Phải chi ngài chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm trên 1.500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì ngài sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durand đã cất công sưu tập… Ông còn hiểu biết về nghệ thuật chầu văn, ông còn xuất bản sách ghi lại các sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng ngàn áng văn kiệt tác.

Tôi không biết ngài đối xử với người Việt Nam thế nào. Nhưng người nước tôi thường rất hiếu khách, sẵn sàng nói cái hay trong văn hóa của mình cho người khác nghe. Nhưng người Việt chúng tôi cũng ‘chọn mặt gửi vàng’, với những người phách lối có khi chúng tôi không tiếp chuyện. Việc ngài không biết về áng văn nào của Việt Nam. Cho thấy ngài giao du với những người Pháp như thế nào, ngài đối xử với người Việt ra sao. Tôi rất tiếc vì điều đó. Vậy mà ông còn dùng đại ngôn trong lời mở đầu”.

Rồi để so sánh với Tanka, Giáo sư Trần Văn Khê đưa ra những câu thơ như; “Núi cao chi lắm núi ơi; Núi che mặt trời, không thấy người yêu” hay “Đêm qua mận mới hỏi đào; Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” để đối chiếu; tức là cũng dùng núi non, hoa lá để nói thay tâm sự của mình.

Cố-GS.-Trần-Văn-Khê-Ngài-chơi-với-ai-mà-không-biết-một-áng-văn-nào-của-nước-Việt-đóng-gói-tri-thức-phan-hoàng-thư-ksc
Ảnh: Internet

Vị thủy sư đề đốc đỏ mặt sau khi nghe GS Trần Văn Khê đọc thơ

Còn về số lượng âm tiết, Giáo sư Trần Văn Khê kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:

“Thanh thiên nhất đóa vân

Hồng lô nhất điểm tuyết

Thượng uyển nhất chi hoa

Dao trì nhất phiến nguyệt Y!

Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!” Dịch nghĩa là:

“Một đám mây giữa trời xanh

Một bông tuyết trong lò lửa

Một bông hoa giữa vườn thượng uyển

Một vầng trăng trên mặt nước ao

Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!”

Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào.

Cố-GS.-Trần-Văn-Khê-Ngài-chơi-với-ai-mà-không-biết-một-áng-văn-nào-của-nước-Việt-đóng-gói-tri-thức-phan-hoàng-thư-ksc-3
Ảnh: Internet

Lời từ chối sâu sắc

Khi GS Trần Văn Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt; “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai. Khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam.”

Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói: “Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi”. Giáo sư đáp lời: “Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)”.

Câu chuyện nhiều cảm hứng này cho chúng ta thấy một điều rằng. Chỉ những người am hiểu văn hóa truyền thống mới có thể cứu vãn danh dự cho đất nước, chỉ những người không lãng quên những giá trị cổ xưa mới có thể gìn giữ tôn nghiêm của dân tộc.

Theo Quang Minh (tổng hợp)/doisongphapluat.com

Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường – Lòng tự trọng của người trí thức

Quảng cáo
5 3 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

34 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Minh Liêu
Minh Liêu
3 năm trước

https://www.youtube.com/watch?v=TVevUCRo1cY xem video của giáo sư không thấy chán.

Như Khương
Như Khương
3 năm trước

Cố Giáo sư Trần Văn Khê từng hiến tặng cho TP HCM 420 kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
3 năm trước

Giáo sư Trần Văn Khê luôn ngạc nhiên vì sao lớp trẻ cứ phải dùng tiếng Tây, tiếng Anh trong giao tiếp. Ông không hiểu vì sao các bạn trẻ lại nói “Tôi sắp đi France” thay vì “Tôi sắp đi Pháp”, hay nói “Con đến để say hello thầy rồi con đi business vài ngày” thay vì “Con đến để chào thầy rồi con đi công tác vài ngày”. Ông viết thư cho con cháu trong gia đình bằng tiếng Việt, ông luôn nghĩ về nguồn cội bằng việc làm thơ, viết báo bằng tiếng Việt. Và ông trước sau vẫn chỉ dùng duy nhất một cái tên Trần Văn Khê do cha mẹ đặt cho.

Trần Na
Trần Na
3 năm trước

Câu nói của GS đanh thép, khiêm cung nhưng thét ra lửa. Quá nể phục

Thị Ngọc
Thị Ngọc
3 năm trước

Đi đâu xa để kiếm tìm kho tàng giá trị, trong khi giá trị văn hóa dân tộc còn to lớn và sâu sắc mà ta chưa thể tường tận hết.

Thanh Âm
Thanh Âm
3 năm trước

Mình còn thấy rợn da gà khi đọc những câu nói của Giáo sư, nhẹ nhàng, lịch thiệp mà như in như khắc vào tâm trí người ta vậy. Khiến ai đọc qua cũng phải suy nghĩ rất nhiều.

Gin Nguyễn
Gin Nguyễn
3 năm trước

Mình rất thích GS Trần Văn Khê, ông là một nhà nghiên cứu uyên bác, sâu sắc và yêu nước mãnh liệt

Minh Nghi
Minh Nghi
3 năm trước

Trần Văn Khê bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ Văn khoa (môn Nhạc học) của Đại học Sorbonne với đề tài chính là “Âm nhạc truyền thống Việt Nam”, cùng 2 đề tài phụ là: “Khổng Tử và âm nhạc” và “Vị trí âm nhạc trong xã hội Việt Nam”. Ông trở thành người Việt Nam đầu tiên đỗ bằng Tiến sĩ ngành dân tộc nhạc học tại Pháp và là Giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp). Từ đó, ông bắt đầu con đường giảng dạy và truyền bá âm nhạc dân tộc Việt Nam ra thế giới. Ông yêu văn hóa Việt Nam, mến cái nghệ thuật Việt không gì diễn tả nổi

Kha Như
Kha Như
3 năm trước

https://fb.watch/8weGCWPzla/ Mình biết đến GS thông qua bài viết này, và mình đã bắt đầu tìm hiểu về GS, ngày càng rất thích

Kim Tuyền
Kim Tuyền
3 năm trước

Kiến thức về văn hóa Việt Nam của GS thật sự rất đáng khâm phục, không những vậy GS còn truyền cái niềm yêu thích văn hóa Việt Nam cho người khác rất tuyệt vời

Kiều My
Kiều My
3 năm trước

Đọc xong bài viết rất đã, cái đẹp của Việt Nam rất nhiều, rất hay đặc biệt là trong nghệ thuật, thật sự rất khâm phục cách của GS trả lời

Minh Tuấn
Minh Tuấn
3 năm trước

Bài làm mình cảm thấy tự hào về dân tộc, về văn hóa Việt Nam, vote 5 sao

vy nguyen
vy nguyen
3 năm trước

Đúng là “chỉ những người không lãng quên những giá trị cổ xưa mới có thể gìn giữ tôn nghiêm của dân tộc.

Duy Khang
Duy Khang
3 năm trước

Đọc bài viết này càng cảm thấy văn chương, tiếng Việt mình rất giàu đẹp mà ta cần gìn giữ

Thanh Mai
Thanh Mai
3 năm trước

Thật tự hào, dù ở bất cứ đâu cũng không được quên đi lòng tự tôn dân tộc

Thiên Bảo
Thiên Bảo
3 năm trước

Tính dân tộc của GS Khê không chỉ trong âm nhạc mà trong cả đời sống

An Nhi
An Nhi
3 năm trước

Mình rất thích nghe những chia sẻ và câu chuyện về văn hóa Việt của GS, nó rất hay và sâu sắc

Ly Ly
Ly Ly
3 năm trước

Ông là người có tinh thần dann tộc rất cao và hiểu biết rất sâu rộng về con người, văn hóa Việt Nam, mình rất yêu mên và thích nghe GS chia sẻ

Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
3 năm trước

Nhiều khi mình không hiểu sao nhiều người nó công việc ông đã làm có tánh tiếp thị âm nhạc Việt Nam đến bạn bè thế giới. Thực ra mình nghĩ ông chỉ muốn mọi người biết về nét đẹp của đất nước mình

Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Gs Trần Văn Khê rất đấng được vinh danh với những giá trị hiển lộ cũng như ẩn tàng lớn lao của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Đã cùng đồng bào ta đi qua 4000 ngàn năm thăng trầm, sẵn sàng xoa dịu nỗi đau dân tộc trong thời kỳ đen tối.

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
3 năm trước

Hơn 100 năm trước, đương là lúc công cuộc xâm lấn tài nguyên đất đai giữa những nước được cho là văn minh với những nước “kém” văn minh hơn, cũng là lúc các giá trị truyền thống suýt bị quên lãng và coi thường đặc biệt là âm nhạc dân tộc Việt Nam. Để rồi những năm sau đó của cuộc đời, người thanh niên đón nhận sứ mệnh gìn giữ, phát triển tinh túy văn hóa nghệ thuật âm nhạc dân tộc Việt Nam vươn ra thế giới. Người mà mình muốn nhắc đến, trân trọng gọi tên Cố GS.TS Trần Văn Khê.

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
3 năm trước

Hy vọng thế hế sau sẽ có thêm những người am hiểu về nền âm nhạc nước ta để dùy trì, gìn giữ chúng.

Tommy Dan
Tommy Dan
3 năm trước

Hiện nay, cần lắm một hiền tài gìn giữ và quảng bá đến thế giới. Đúng ngày 24 tháng 7 năm 1921, tận miệt vườn Châu Thành, Tiền Giang, có người con ra đời với niềm đam mê âm nhạc truyền thống Việt Nam bất tận được hun đún bởi gia đình cốt cách nhà Nho và hoạt động nghệ thuật Đờn ca Tài tử.

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
3 năm trước

Có thể thấy từ khi truyền vào nước ta, Phật giáo nhanh chóng bắt rễ sâu rộng trong quần chúng và đã có những đóng góp to lớn đối với công cuộc phục hưng và xây dựng đất nước

Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Thật ra mình thấy với những đóng góp của giáo sư, cho dù viết thêm 20.000 từ, tốn thêm bao nhiêu giấy mực nữa vẫn chẳng đủ. Riêng mình xin trân trọng được dành hai từ dành cho ông là ấn tượng và tôn kính mãi.

Lộc Trần
Lộc Trần
3 năm trước

một bài viết vô cùng ý nghĩa về GS Trần Văn Khê, cảm ơn page rât nhiều, tiếp tục chờ đợi những sản phẩm tiếp theo của page

Ngọc Hương
Ngọc Hương
3 năm trước

Dù Giáo sư Trần Văn Khê từ giã cõi đời nhưng vẫn luôn tấm gương sáng về tài năng và trách nhiệm đối với việc gìn giữ, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Thanh Bình
Thanh Bình
3 năm trước

“Những gì hay nhất của giáo sư Trần Văn Khê không chỉ ở âm nhạc mà còn ở văn hóa. Theo tôi, giáo sư Khê là người có tâm giữ hồn dân tộc qua âm nhạc và văn hóa”.TS. Nguyễn Nhã

Tú Anh
Tú Anh
3 năm trước

Cố Giáo sư Trần Văn Khê là một nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp và từng là Giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, UNESCO. Ông đã đi 67 nước trên khắp thế giới để nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc dân tộc Việt Nam. Dù do hoàn cảnh giáo sư sống ở xứ người hơn nữa đời người đi nhiều quốc gia . Nhưng không phút giây nào giáo sư quên mình là người con Việt Nam. Giọng nói vẫn luôn mang nét đặc đặc trưng của người Nam Bộ. Ông chỉ dùng tiếng nước ngoài khi nào buộc phải giao tiếp với người nước ngoài. Còn lại, ông luôn say mê sử dụng tiếng Việt.

Chấn Cường
Chấn Cường
3 năm trước

Thật khâm phục tình yêu nước, tài năng của ông. Đầy tôn kính. Ông chính là người đã có công nghiên cứu và quảng bá âm nhạc cổ truyền VN ra thế giới. Dù ở bất cứ nơi đâu, giáo sư Khê đều nói về giá trị đặc sắc của âm nhạc truyền thống và tầm quan trọng của việc giảng dạy, quảng bá, khai thác đúng nguyên tắc để bảo tồn và phát huy nó. Trên cả mục đích công việc, đó là hành động thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc của một người con hơn 50 năm bôn ba nơi xứ người.

Minh Hằng
Minh Hằng
3 năm trước

Cảm ơn tác giả đã chia sẻ một bài viết đầy ý nghĩa. Thấy được tinh thần yêu nước là đây, một niềm tự hào.

Ngọc My
Ngọc My
3 năm trước

Rất thích bài chia sẻ đầy giá trị của tác giả. Và năm nay cũng là năm tròn 100 tuổi của cố Giáo sư Trần Văn Khê.

Thảo Trần
Thảo Trần
3 năm trước

Ông yêu đất nước bằng tình yêu máu mủ, ruột thịt, gắn bó với quê hương từ những món ăn thường ngày tự nấu, đến âm nhạc dân tộc mà ông dành cả đời nghiên cứu, bảo tồn.Mong muốn giới trẻ ngày nay tiếp tục gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhà của ông trở thành một điểm giao lưu văn hóa đặc sắc. Sau khi ông qua đời, nơi đây được xây dựng thành Thư viện Trần Văn Khê với hàng chục nghìn cuốn sách, báo, sổ ghi chép, băng từ ghi hình và tiếng cùng nhiều kỷ vật ông mang về sau hơn nửa thế kỷ sống ở Pháp.

Yunna
Yunna
3 năm trước

Giáo sư Trần Văn Khê từng tâm sự, về nước, ông mới được sống cuộc đời của một người hạnh phúc. “Không có hạnh phúc nào bằng được nói tiếng Việt, giảng dạy cho người Việt Nam…không thể lấy rượu Tây mà thay được ngụm nước quê nhà”