Nguyên tắc thứ hai của Hoa Kỳ là người dân phải có nền tảng đạo đức. Điều này có liên quan gì đến sự thành lập của Hoa Kỳ và Hiến pháp Hoa Kỳ?.

Xem video tại Knowledge Sharing Club

Điều này không thể tách rời khỏi bối cảnh lịch sử thời ấy. Trước Cách mạng Mỹ, người dân thuộc địa không thích và muốn thoát khỏi cai trị của Vua Anh. Lúc đó, giữa báo chí và dân chúng nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt, vì họ không muốn có bất kỳ một vị vua nào khác thay thế sau khi loại bỏ được Vua Anh, từ đây họ phải đối mặt với vấn đề tự quản – tự trị. Trên thực tế, 13 thuộc địa khi đó ít nhiều đều có tính chất tự quản, nhưng nếu Hoa Kỳ hoàn toàn tự trị sẽ khiến nhiều người lo ngại.

Ảnh Phan Hoàng Thư

Giới trí thức thời bấy giờ quan niệm rằng, nếu dân chúng không đủ đạo đức và ý thức thì sẽ không thể đạt được sự tự chủ, cuối cùng sẽ lâm vào cảnh hỗn loạn. Vì vậy, phải tự kiểm điểm bản thân xem liệu họ có đủ đạo đức và ý thức để có thể tự trị được hay không. 

Tất nhiên, khi sự cai trị của vua Anh ngày càng trở nên hà khắc, thế lực muốn ly khai ngày càng tăng mạnh, đồng thời cũng xuất hiện một số chính trị gia, họ có đạo đức tuyệt vời và chiếm được lòng tin của quần chúng. Những người này bao gồm John Adams, George Washington, Richard Henry Lee và Joshua Quincy.

Sự xuất hiện của những nhân vật trên đã mang lại niềm tin cho dân chúng. Họ bắt đầu cảm thấy rằng, có lẽ họ thực sự có thể tự quản, tự trị. Vì vậy, lúc đầu Hoa Kỳ không tự nhiên mà độc lập, mà trải qua suy nghĩ và do dự rất lâu, xem xét kỹ lưỡng dưới góc độ đạo đức.

“cải cách đạo đức” để đạt được tự chủ

Khi Hoa Kỳ được thành lập, đây là nước cộng hòa hiện đại đầu tiên. Mặc dù đã có các nền cộng hòa ở Hy Lạp và La Mã trong thời kỳ đầu. Nhưng hầu hết xã hội loài người trước thời điểm đó đều do các vị vua cai trị, tức là đều có vua. Còn hiện tại họ muốn lập quốc mà không có vua, hoàn toàn tự chủ, họ cho rằng điều này có một điều kiện tiên quyết quan trọng đó là, người dân phải có đủ đạo đức, như vậy mới có thể tự quản mình. Nếu phẩm hạnh của một người không đủ tốt, họ sẽ không thể quản lý được chính mình.

Sau đó,Thomas Paine một nhà triết học, nhà cách mạng, người theo trường phái chủ nghĩa tự do cổ điển, một nhân vật nổi bật trong phong trào khai sáng, tác giả của cuốn sách mang tên “Lẽ Thường”. Ông đã truyền niềm tin cho người dân ở các thuộc địa lúc bấy giờ. Paine nói rằng; chúng ta phải có niềm tin vào bản thân, tiết kiệm và trung thực.

Ông cũng nói rằng; nhiều người ở châu Âu theo đuổi sự xa hoa, phù phiếm và hoang phí nên nảy sinh nhiều vấn đề. Nhưng người dân ở các thuộc địa như chúng ta đây hoàn toàn khác biệt.

nền tảng đạo đức
Ảnh Phan Hoàng Thư

Khi ấy báo chí đăng nhiều bài báo, đkích thích các thành phần trí thức tự kiểm điểm các vấn đề. Tài đức của mình đã đủ chưa?. Chúng ta có thể từ bỏ cái tôi cá nhân không?. Chúng ta có thể theo đuổi lợi ích chung không?. Chúng ta có nhiều loại người có phẩm cách này không?.

Người dân 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ lúc bấy giờ có tinh thần tự phê bình rất cao. Mọi người ra sức tu dưỡng đạo đức để đạt được quyền tự chủ, hiện tượng này sau này được gọi là “cải cách đạo đức ”. Sau đó, họ thực sự cảm thấy rằng cuộc cải cách này rất tốt và hiệu quả. Số đông cảm thấy rằng Hoa Kỳ thực sự có những người có đạo đức – đức hạnh. Khác với sự kiêu ngạo và xa xỉ của Anh Quốc. Họ ngày càng muốn rời bỏ nước Anh và lập quốc, muốn nói với vua Anh rằng; Chúng tôi khác với các bạn.

Tất nhiên, khi đối đầu với Vua nước Anh, họ đã phải đánh đổi rất nhiều. Vì việc tẩy chay hàng hóa của Anh sẽ khiến giao thương bị gián đoạn và chịu nhiều tổn thất nhưng người dân thuộc địa đã sẵn sàng chấp nhận. Bởi khi đó, việc theo đuổi lợi ích và quyền lợi chung đã trở thành ý thức xã hội. Đây là sự thay đổi trong lòng người dân trước Cách mạng Mỹ.

Nhấn mạnh vai trò gia đình, trường học, nhà thờ trong nền tảng đạo đức

Ngày nay khi nhìn vào lịch sử giai đoạn đó, chắc chắn nhiều người khó lòng thấu hiểu. Kể cả nhiều người cánh tả bây giờ, họ không nghĩ những người đó vĩ đại chút nào. Thậm chí họ còn không thừa nhận những người đó là vị cha già lập quốc của dân tộc, mà gọi họ là chủ nô.

Nhưng trên thực tế, khi mới thành lập nước Mỹ. Các vị cha lập quốc đã hết sức lưu tâm rằng dân tộc ta phải có nền tảng đạo đức thì mới có được nước Mỹ này, không có đức thì Hiến pháp và nền Cộng hòa của nước Mỹ không thể trường tồn được.

Một trong những vị cha lập quốc – Benjamin Franklin đã nói; “Chỉ những người có đạo đức mới xứng đáng được hưởng tự do”. George Washington cũng đã nói; “Tôn giáo và đạo đức là trụ cột không thể thiếu của Hoa Kỳ”. Vậy nền tảng đạo đức đến từ đâu?. 

nền tảng đạo đức

Các vị cha lập quốc thời đó lý giải rằng; đạo đức không từ trên trời rơi xuống, đạo đức có được nhờ học tập. Ai có thể dạy con đạo đức? Ba nơi, gia đình, trường học và nhà thờ. Đây là ba nơi dạy đạo đức của nước Mỹ. Vì nền tảng đạo đức là căn cơ lập quốc của Hoa Kỳ, vậy làm thế nào đất nước này có thể duy trì nần tảng đạo đức ấy?. Sau đây, chúng ta phải hiểu nguyên tắc thứ ba của việc thành lập Hoa Kỳ.

Theo soundofhope.org

Kiến tạo nước Mỹ Nhà lãnh đạo phải có phẩm hạnh cao quý để phục vụ người dân – nguyên tắc lập quốc số 3

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận