Ngót nghét đã qua một thế kỷ, cụ Lương Văn Can từng khẳng định: “Nhà buôn cần đủ thương đức thương tài mới cạnh tranh được với tư bản thế giới”. Người đặt nền móng Đạo Kinh Doanh cho người Việt như cụ đã rất sắc bén khi đóng gói ý nghĩa trong cụm “thương đức thương tài”.

Mỗi ngành nghề đều có “Đạo” riêng (con đường, triết lý riêng) của nó. Buôn bán không chỉ làm giàu cho bản thân mà phải đóng góp xã hội. Nghề buôn trong buổi đầu manh nha được cổ súy, thương giới Việt quả là đang mò mẫm để hình thành cách hành xử chung cho nghề.

Cụ Can đã gắn bó với thương giới từ phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục đến học hỏi, trau dồi kiến thức kinh doanh từ thế giới. Với vai trò nhà kinh doanh, nhà trí thức cụ nảy sinh những chiêm nghiệm về nghề. Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ cùng lật mở Đạo Kinh Doanh mà cụ Can muốn chia sẻ.

Phải rõ ý nghĩa của việc kinh doanh

Không ít người kinh doanh vẫn chưa thấu đáo ý nghĩa công việc mình đang làm hoặc hiểu sai lệch đi. Vì thế, vẫn còn nhiều bất cập trong nghề buôn nước ta. Kinh doanh không phải kiếm lời bất chính, chộp giật như quan niệm xưa.

Ngược lại, cụ Can còn khẳng định nó là nghề chân chính “Hai chữ kinh doanh phải xem xét cho biết nghĩa rộng nhớn, như người nông phu cày ruộng, người đàn bà dệt cửi, người buôn đi, người buôn ngồi, việc gì cũng là kinh doanh cả, cốt phải lòng công đạo […]”

Đồng tiền, sách và đạo kinh doanh lương văn can


Cụ cực lực lên án những kẻ dối gian trong kinh doanh, bởi lẽ đồng tiền không phải là mục đích duy nhất trong kinh doanh. Nếu tham lợi bằng mánh trá, thiệt hại cho người tiêu dùng thì đó là tìm đường tự hủy diệt mình. Các quan điểm trên được khái quát thành Đạo Kinh Doanh: Kinh doanh là phụng sự xã hội.

Theo đạo kinh doanh, nguồn gốc của cải phải minh bạch

Cụ Lương Văn Can dặn dò rằng của cải, tiền bạc rất quan trọng song “nguồn gốc phải cho trong mới được”. Ngụ ý, những gì thu về từ việc buôn bán kinh doanh phải chính đáng. Của cải chính đáng thì chi tiêu mới đúng người đúng việc. Ngay từ người với hai bàn tay trắng, xuất thân trong khốn khó khi làm giàu cũng phải đi trên con đường ngay thẳng.

Có một điều ta phải nhìn nhận lại, người không giàu của cải cũng không hẳn là nghèo. Nếu như trong tay họ sở hữu nghề chân chính. Điều gì chân chính bao giờ cũng gắn liền với tính bền vững. Thế nên người đời mới truyền tụng rằng nghề nghiệp vững vàng là món của cải quý giá.

Xem thêm: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Cần kiệm là cái đạo lớn của người kinh doanh

Sự phát triển của bất kỳ nghề nghiệp nào cũng đều trải qua việc dày công khổ luyện và phấn đấu. Một trong những giá trị quan trọng của nhà kinh doanh là tận tụy với nghề, đầy ý chí và đam mê trên con đường mình đã chọn. Nó biểu hiện ở tinh thần không ngừng trau dồi tri thức, trở nên thông minh hơn trong cách làm việc.

Trong Thương Học Phương Châm, cụ viết: “Tài cán người ta có hai giống, một là học vấn, hai là thực hành. Tài cán học vấn như nông lâm, kinh tế, sổ sách, công nghệ trong nhà trường thường dạy học. Tài cán thực hành thời khác thế, như đã nhận một chức nghiệp gì thì phải nghiên cứu những sự vụ có quan thiết đến chức nghiệp của mình, tường xét tình hình cho kỹ. Không những lúc ở nhà làm việc phải hết sức nghĩa vụ, dẫu đến lúc lui về nhà tư cũng phải hết sức lo lường để cầu biết được nhẽ mới, như thế thời sự vụ lâm đến trước mắt, ứng phó tự nhiên không khó.”

Đối diện với Covid-19, tình hình làm việc tại gia xa công sở là chính yếu, thì điều cụ bàn luận càng thiết thực. Đây là thời đại mà chỉ còn cách thay đổi bản thân để tiến lên “sống chung với dịch bệnh”. Nếu chúng ta không chuẩn bị bồi bổ tư duy, hiểu biết bản thân, có lẽ sẽ bị đánh gục bởi thời thế. Sự cần mẫn quản trị bản thân lúc này là bước đầu tư hợp lý sau cơn đại dịch.

tượng lương văn can đạo kinh doanh giấy báo


Khi kiếm được tiền nếu hoang phí xa xỉ thì bạc vạn cũng tiêu tán. Sự xa xỉ là điều mà cụ Lương Văn Can phê phán mạnh mẽ, vì theo cụ “nguyên nhân nhớn, quốc dân sở dĩ suy yếu là tự xa xỉ mà đến”. Chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh lãnh đạo doanh nghiệp gần gũi, có phần bình dân so với tầm vóc của họ. Không phải họ không biết tiêu xài cho bản thân, nhưng họ luôn ý thức tiết kiệm bao giờ cũng là nguồn dự trữ cho tổ chức. Tiết kiệm để không lãng phí nguồn lực.

Sự xa xỉ cũng là mẹ đẻ của tính tham lam trong mỗi người. Suy rộng ra, đặt sự tham lam trong tổ chức, theo tư duy rằng muốn tham lam tạo ra thật nhiều giá trị cho nhân viên, khách hàng, cổ đông, người tiêu dùng của mình là điều không hề xấu. Đừng tham lam một cách vị kỷ mà quên đi tập thể. Tham lam trong trường hợp này không hề có biểu hiện của hành động xa xỉ, mà chỉ đơn thuần là ham muốn nhiều hơn cho lợi ích chung.

Cụ khuyên các nhà buôn rằng: “Sổ sách tiền bạc tiêu ra thu vào thường xét để ở trong con mắt, thể là phép rất tốt của nhà buôn bán. Phàm cái gì cũng phải liệu số thu vào rồi hẵng tiêu ra, chớ có tranh thể diện hão mà thành hư phí đi mất nhiều.”

Song cụ cũng chỉ ra: “Tiết kiệm là cái đức tốt, nhưng mà hà tiện quá ra biển lận lại là cái kho chứa oán”. Ranh giới giữa tiết kiệm và hà tiện cách nhau chỉ gang tấc, có thể biến nhà kinh doanh từ thái cực tốt sang xấu.

người đàn ông cầm bóng đèn công ty đạo kinh doanh

Sử dụng đồng tiền như thế nào?

Người kinh doanh phải cần kiệm, song cũng phải biết tiêu tiền “chỗ nên tiêu dẫu nhiều cũng đừng tiếc, chỗ không nên thì dẫu ít cũng đừng hoang phí. Thế thời cơ nghiệp chẳng nát mà ân đức mới rộng như cứu người nạn, giúp người ngặt, cho người nghèo, thương người khổ, những việc thiện đó là chỗ nên tiêu tiền. Như phồn hoa tốt đẹp kiêu xa dâm đắm những việc ác ấy là chỗ không nên bỏ tiền đó, hay chứa của mà lại hay bỏ của thế là ta sai khiến được của.”

Nhìn lại cuộc đời của cụ, chúng ta thấy một minh chứng sống về những đồng tiền gia đình cụ tích cóp từ kinh doanh phục vụ xã hội, góp phần ích nước lợi dân.

Trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, các nhà kinh doanh Việt hội nhập kinh tế thế giới ngay lập tức đã xây dựng con đường đúng đắn để tranh đua với tư bản nước ngoài. Đó là niềm may mắn, đáng trân quý khi ta có Đạo Kinh Doanh làm cốt. Những triết lý và cụ Cử Can chia sẻ chính là những bài học vượt thời gian, mà giới doanh nhân đang phát triển và chiêm nghiệm.

Mỹ Ngọc

Quảng cáo
5 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

27 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thắng Lê
Thắng Lê
3 năm trước

Cụ cực lực lên án những kẻ dối gian trong kinh doanh, bởi lẽ đồng tiền không phải là mục đích duy nhất trong kinh doanh. Nếu tham lợi bằng mánh trá, thiệt hại cho người tiêu dùng thì đó là tìm đường tự hủy diệt mình. Các quan điểm trên được khái quát thành Đạo Kinh Doanh: Kinh doanh là phụng sự xã hội.
Mình rất thích ý này. Kinh doanh vì tiền thì không thể trở nên vĩ đại.

Yunna
Yunna
3 năm trước

Mình rất thích những chia sẻ của cụ nhất là ý này. “Tiết kiệm là cái đức tốt, nhưng mà hà tiện quá ra biển lận lại là cái kho chứa oán”.

Trần Đức An Phú
Trần Đức An Phú
3 năm trước

Trong Thương Học Phương Châm, cụ viết: “Tài cán người ta có hai giống, một là học vấn, hai là thực hành. Tài cán học vấn như nông lâm, kinh tế, sổ sách, công nghệ trong nhà trường thường dạy học. Tài cán thực hành thời khác thế, như đã nhận một chức nghiệp gì thì phải nghiên cứu những sự vụ có quan thiết đến chức nghiệp của mình, tường xét tình hình cho kỹ. Không những lúc ở nhà làm việc phải hết sức nghĩa vụ, dẫu đến lúc lui về nhà tư cũng phải hết sức lo lường để cầu biết được nhẽ mới, như thế thời sự vụ lâm đến trước mắt, ứng phó tự nhiên không khó.”

Như Lan
Như Lan
3 năm trước

Những chia sẻ của cụ là điều quý giá và là bài học đầy trân quý.

Nguyễn Quốc Tuấn
Nguyễn Quốc Tuấn
3 năm trước

Người đặt nền móng cho đạo kinh doanh của người Việt quả là không sai. Cụ đã thổi một luồng gió mới, điểm một dấu son trong lịch sử kinh thương nước nhà bằng những hành động mang tính cách mạng. Đây cũng có thể coi là một sự khẳng định giá trị cao quý của nghề kinh doanh.

Nguyễn Quang Thanh
Nguyễn Quang Thanh
3 năm trước

Mình tâm đắc câu này: “Kinh doanh là phụng sự xã hội”.
Kinh doanh là việc tạo ra giá trị không chỉ riêng cho từng cá nhân tổ chức nhất định, mà cái lớn nhất là tạo ra giá trị cho cả xã hội, cộng đồng.

Chấn Cường
Chấn Cường
3 năm trước

Những chia sẻ đầy đắt giá của cụ Tài cán người ta có hai giống, một là học vấn, hai là thực hành. Tài cán học vấn như nông lâm, kinh tế, sổ sách, công nghệ trong nhà trường thường dạy học. Tài cán thực hành thời khác thế, như đã nhận một chức nghiệp gì thì phải nghiên cứu những sự vụ có quan thiết đến chức nghiệp của mình, tường xét tình hình cho kỹ. Không những lúc ở nhà làm việc phải hết sức nghĩa vụ, dẫu đến lúc lui về nhà tư cũng phải hết sức lo lường để cầu biết được nhẽ mới, như thế thời sự vụ lâm đến trước mắt, ứng phó tự nhiên không khó.”

Vân Diệp
Vân Diệp
3 năm trước

“Minh bạch, cần kiệm, phụng sự xã hội”

Trọng Tú
Trọng Tú
3 năm trước

Người kinh doanh phải cần kiệm, song cũng phải biết tiêu tiền “chỗ nên tiêu dẫu nhiều cũng đừng tiếc, chỗ không nên thì dẫu ít cũng đừng hoang phí. Thế thời cơ nghiệp chẳng nát mà ân đức mới rộng như cứu người nạn, giúp người ngặt, cho người nghèo, thương người khổ, những việc thiện đó là chỗ nên tiêu tiền. Như phồn hoa tốt đẹp kiêu xa dâm đắm những việc ác ấy là chỗ không nên bỏ tiền đó, hay chứa của mà lại hay bỏ của thế là ta sai khiến được của.”

Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

Những bài học của cụ đã giúp mik biết được giá trị của đồng tiền và cách tạo ra điều tốt đẹp cho xã hội

Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Chúng ta tiết kiệm để ấp ủ những hoài bão và dự định tương lai nhằm thực hiện và đạt được định hướng đã có

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Mỗi ngành nghề đều có “Đạo” riêng (con đường, triết lý riêng) của nó. Mọi thứ xuất phát từ bên trong, cái cốt yếu để vững vàng và bền chặt

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Mik thấy đối với kinh doanh việc đem lại nhiều lợi ích và thỏa mãn được nhu cầu khách hàng là điều cốt cán. Nhằm tạo ra sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong xã hội đổi mới

Khải Đặng Văn
Khải Đặng Văn
3 năm trước

chỗ nên tiêu dẫu nhiều cũng đừng tiếc, chỗ không nên thì dẫu ít cũng đừng hoang phí” biết được giới hạn mong muốn của bản thân, chúng ta mua để đáp ứng nhu cầu cá nhân, chứ không mua vì sự thảo mãn nhất thời của xu hướng xã hội

Nhung Huyền
Nhung Huyền
3 năm trước

Đạo kinh doanh cũng giống như đạo làm người; đều cần phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện. Người có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Kinh doanh cũng vậy muôn phần hòa hợp thì vạn sự đều thành.

Hiền Ni
Hiền Ni
3 năm trước

Càng ngày có nhiều bạn trẻ muốn start-up, muốn kinh doanh và “Minh bạch, cần kiệm, phụng sự xã hội” là những điều vô cùng quan trọng mà các bạn cần phải học bởi lẽ đồng tiền không phải là mục đích duy nhất trong kinh doanh.

An Chi
An Chi
3 năm trước

“cần mà không kiệm, minh bạch, kinh doanh chính là phụng sự xã hội”. Mình cũng đang kinh doanh đọc được bài viết đã ngộ ra rất nhiều điều. Rất mong tác giả tiếp tục ra những bài viết như vậy.

Long Phạm
Long Phạm
3 năm trước

bài viết rất thú vị

Linh Khánh
Linh Khánh
3 năm trước

Hai chữ kinh doanh phải xem xét cho biết nghĩa rộng nhớn , như người nông phu cày ruộng , người đàn bà dệt cửi , người buôn đi , buôn ngồi , việc gì cũng là kinh doanh cả , cốt phải lòng công đạo nhưng của gì có lợi cho mình theo lẽ tự nhiên , thời không có lòng nghĩ càn mà không đến nỗi phải mạo hiểm , đến như người chứa gạo mà mong giá gạo đắt , chứa vải mà mong giá vải cao , thời là cái lòng không bình , như người mua thừa mà bán thiếu , làm của giả để đánh tráo với của thật thời là cái đạo không công , không bình đều bởi tại lòng tham quá nặng , xét kỹ ra giàu nghèo có số vị tất đã được như ý ngay . Kìa những người luống sinh bụng dạ khắc bạc dẫu được lợi đến giàu , nhưng mà đạo giời cho phúc người thiện bắt vạ người dâm , mà chắc mình đã được hưởng lợi , đời có người buôn bán khởi gia mà con cháu chẳng được hưởng phúc đầy , thực bởi vì thế vậy .

Minh Phương
Minh Phương
3 năm trước

Từ khi sinh ra, con người đã gắn liền với cộng đồng. Chúng ta trải qua quá trình trưởng thành và phát triển trong sự quan tâm chăm sóc của xã hội. Mọi người hay “mặc kệ đời” và sống cho lợi ích bản thân, mà quên đi điều gì đã tạo nên con người mình trong hiện tại.

Mình nghĩ không chỉ là đạo kinh doanh, mà đây còn là đạo làm người – cảm thấy biết ơn vì những điều xã hội cho mình và biết cho đi những điều tốt nhất để cùng xây dựng xã hội tốt đẹp hơn

Phạm Khánh Anh
Phạm Khánh Anh
3 năm trước

“Người không giàu của cải cũng không hẳn là nghèo.”

Mình thấy câu này hợp lý nè. Không phải là của cải vật chất không quan trọng, vì thoải mái tài chính thì mình mới có cuộc sống đỡ vất vả. Nhưng mà nếu như sống gian dối, làm ăn bất chính thì bản thân mình sẽ làm mất đi những thứ giá trị hơn: niềm tin, danh dự, nhân phẩm, thậm chí những mối quan hệ lâu dài mà không dễ gì có được. Ai sẽ chấp nhận hợp tác với một người nhỏ nhen, ích kỉ chứ ?

Nguyễn Kim Như
Nguyễn Kim Như
3 năm trước

Đừng tham lam một cách vị kỷ mà quên đi tập thể. Mình tin rằng cho dù ở đâu thì tập thể cũng sẽ cho mình nhiều thứ quý giá. Nếu mọi người đều sống cho bản thân, luôn muốn lấy cái lợi cho riêng mình, thì ai sẽ là người tạo ra giá trị cho tập thể để chúng ta hưởng lợi ?

Quoc Thang
Quoc Thang
3 năm trước

Bài viết hay , chia sẽ cụ thể .

Quỳnh
Quỳnh
3 năm trước

Rất bổ ích

Hoàng Gia Mẫn
Hoàng Gia Mẫn
3 năm trước

qua bài học của cụ cũng giúp mình hiểu thêm về đạo Kinh Doanh của nước ta

Mộc Hoàng Anh
Mộc Hoàng Anh
3 năm trước

Kinh doanh không chỉ là kiếm tiền mà kinh doanh cũng không chỉ là phụng sự xã hội mà kinh doanh là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội

Lương Hoàng Minh
Lương Hoàng Minh
3 năm trước

“Trời có bốn mùa xuân hạ thu đông
Đất có bốn phương đông tây nam bắc
Người có bốn đức cần kiệm liêm chính
Thiếu một phương không thành trời, thiếu một phương không thành đát, thiếu một đứa không thành người”