Trong phần đầu, chúng tôi đưa đến cho các bạn những cảm nhận, những chia sẻ từ cách tiếp cận của thế hệ trẻ về đóng góp của cụ Nguyễn Trường Tộ. Để tiếp nối cho những mảnh chuyện còn dang dở, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc những bằng chứng, dẫn chứng và cả những nguồn tài liệu quý giá còn xót lại. Như để điểm thêm sự huy hoàng cho lối tư duy vượt thời đại của con người tài hoa ấy.

donggoitrithuc_Ba cụm từ gắn với khát vọng canh tân vĩ đại_KSC

C – Change: Sự thay đổi đến từ nổ lực của cá nhân. Ông đem những tinh hoa xứ người mà mình tiếp thu được về xây dựng và phát triển đất nước.
R – Real life: Tính thực tế trong từng bản điều trần. Nhưng đề xuất của ông đều bắt nguồn từ thực trang xã hội lúc bấy giờ. Ông tìm những giải pháp gắn liền với dân ta nước ta từ những đổi mới tiên tiến của các nước phát triển.
L – Lonely: Sự cô đơn của cụ Nguyễn Trường Tộ vì cả cuộc đời phải đấu tranh với sự thờ ơ; sự hụt hẫng vì cái tâm giúp nước chưa bao giờ được thỏa.

donggoitrithuc_Các mảng nghiên cứu chính_KSC

Kiến trúc

Kiến trúc nhà dòng Saint Paul, là niềm tự hào của ta vì tại Sài Gòn năm 1864 đã có một công trình kiến trúc kiên cố đầu tiên lại do chính kiến trúc sư người Việt thiết kế và xây dựng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nhận xét: “Dinh Thống đốc mà người Pháp còn phải mua của người Anh ở Singapore mang qua Sài Gòn lắp ráp thì với công trình tuyệt vời này đủ thấy người Việt Nam giỏi đến mức nào rồi. Vào tháng 9-1862, mẹ bề trên dòng thánh Phaolô Benjamin khởi công xây cất nhà giám tỉnh tại khu đất Đường Thành (Rue de la Citadelle). Toàn bộ công trình này hoàn thành vào ngày 10.8.1864. Và trong bản thảo viết tay của mẹ Benjamin chỉ ghi lại tên kiến trúc sư là Thầy Học, hay còn gọi một cách khác là NGUYỄN TRƯỜNG TỘ.

Chính trị

Đề xuất xây dựng nhà nước Pháp quyền và cắt bỏ một vài chức quan không cần thiết trong bộ máy chính quyền cồng kềnh bấy giờ. “Một đặc điểm trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ là cái mâu thuẫn giữa những nét quân chủ lập hiến, pháp trị, dân chủ của chính quyền với cái ý trung quân tuyệt đối, cái quân chủ có tính chất thần quyền”- Trần Văn Giàu. 

Ngoại giao

Chính sách hòa hoãn với Pháp, Hòa tức là tạm dừng chiến chứ không phải đầu hàng. Hoà ước nội dung Pháp không đòi đất, chỉ đòi trả binh phí, tự do truyền giáo, khai thương ba cửa biển và đặt trú sứ ở Huế (Quân sử tập 3 trang 82). Triều đình lúc bấy giờ có hai phe hòa và chiến. Phe chủ chiến nhiều hơn vì lúc nào cũng tự hào, truyền thống đánh đuổi được ngoại xâm. Nhưng họ quên rằng lối chiến tranh cổ điển, bằng gươm giáo, súng điểu thương, bắn từng phát đạn không còn thích hợp với cuộc chiến tranh mới đầy vũ khí tối tân.

“Đoàn quân viễn chinh Tây Phương được huấn luyện, vũ trang hiện đại với súng đại bác, chiến hạm chạy nhanh trên sông, biển. Nếu so sánh lực lượng 2 bên, quân ta quá lạc hậu và yếu kém, dù có lòng yêu nước với tinh thần chiến đấu cao thì cũng không thể đối đầu với đội quân tinh nhuệ của liên quân Tây Phương”. 

Nguyễn Trường Tộ có ghi trong Thiên Hạ Phân Hợp Đại Thế Luận, “Đối với tình hình thế giới, ông chủ trương nên hòa hơn chiến, lợi dụng kế hòa hoãn để kiện toàn quân đội, canh tân đất nước. Thay đổi chính sách đối ngoại và đối nội, cải cách Văn hóa, Kinh tế, Khoa học, khai mỏ, mở mang dân trí tiến bộ. Khi đất nước hùng mạnh, phú cường có thể dành lại những gì đã mất”.

Nông nghiệp:

Phải kể đến những đề xuất phát triển đê điều và chỉ dạy cho dân cách hòng ngừa sâu bệnh, để dân không còn phụ thuộc vào thiên nhiên vào những điều không có căn cứ khoa học. Từ đó đẩy mạnh năng xuất và gia tăng sản lượng.

Giáo dục

Theo Nguyễn Trường Tộ, nền giáo dục Việt Nam trong bối cảnh thời bấy giờ đó là chỉ chú trọng học những điều không thiết thực, học những chuyện xa xưa, không có ý nghĩa với cuộc sống hiện tại. Học những chuyện của Trung Quốc không phù hợp với đất nước, không giúp đất nước giải quyết được những vấn đề cấp bách lúc đó. “Học tức học cái chưa biết, biết để mà làm, làm tức là làm những công việc thực tế trong nước việc làm hữu dụng đó cho đời sau nữa“.

Cải cách về chương trình học đưa ra đề nghị các khoản: Ðặt khoa Nông chính, khoa Thiên văn Địa lý, khoa Cơ xảo, khoa Luật pháp. Ðề nghị mở khoa nông chính dạy những môn:Thiên văn nông nghiệp, Ðịa lý học nông nghiệp, Thực vật học, Ðịa văn khí tượng học, Tổ chức nông nghiệp trong nước.

Nguyễn Trường Tộ có ghi trong bản điều trần gửi vua Tự Đức ngày 10-04-1871, cảnh báo nguy cơ tham vọng của người Trung Hoa trên biển Đông vì quyền lợi kinh tế, lúc yếu họ làm giặc cướp biển nhưng đến lúc họ mạnh sẽ xâm chiếm bằng vũ lực, nếu Việt Nam không có Hải quân hùng mạnh để bảo vệ.

“Mấy năm trở lại đây, sở dĩ nước ta mỗi ngày một thêm nhiều nạn cướp biển là vì ở Trung Quốc hiện nay ngành mậu dịch mỗi ngày một thịnh. Họ đã tạo được nhiều tàu tuần dương chạy bằng máy và các tàu buôn, tàu nhà binh của phương Tây qua lại đường biển như mắc cửi. Người Pháp cũng tuần hành nghiêm ngặt suốt từ Bình Thuận đến Hà Tiên. Do đó thuyền phỉ khó bề phóng túng hoành hành ở hai mặt biển ấy được mà phải trốn sang tá túc nơi hải phận nước ta.

Nay nếu ta mua được năm, sáu chiếc thuyền máy chắc chắn, mỗi thuyền có độ mười khẩu đại pháo lớn nhỏ. Rồi lại thuê người Anh người Pháp mỗi thuyền một người trông nom máy móc và bốn người tập bắn, hợp cùng lính của ta vừa đi tuần vừa tập luyện dàn thành chữ nhất đi từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, gặp thuyền phỉ đều bắt hết đưa về xử trí còn thuyền thì sung công. Nếu giặc biển dồn tụ thành sào huyệt thì thuyền máy của ta hợp lại tiêu diệt, giặc sẽ tan vỡ, mất chỗ tụ tập khó có thể xâm nhập nội địa được”.

Nguyễn Trường Tộ và vua Nhật Fukuzawa Yukichi

Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi được xem là nhà tư tưởng lớn cùng thời. Thế nhưng, Yukichi sau này từ những canh tân của chính mình là đưa nước Nhật trở thành một nước phát triển. Còn về phía cụ Nguyễn Trường Tộ, lại ôm khát vọng tan thành mây khói mà rời khỏi trần thế. 

Thật ra, lúc bấy giờ nước Nhật cũng rất cấm kỵ công giáo vào nước họ truyền đạo. Ở nước họ chỉ theo một đạo duy nhất là đạo Shinto (Thần đạo). Nhưng sau đó, Nhật Bản đã thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu buôn bán, cử người tài đi học và đem sách phát triển phương Tây về để dạy kiến thức cho dân. Cứ thế mà phát triển. 

Mặt khác, khi bàn về cụ Nguyễn Trường Tộ, phần vì là người công giáo nên việc giáo dục của ông cũng phần nào bị hạn chế. Nước ta thời đó không chấp nhận công giáo nên ảnh hưởng rất nhiều vào sự giáo dục cũng như truyền tải sự đổi mới của cụ Nguyễn Trường Tộ.

Có thể nói, những công trình nghiên cứu của cụ Nguyễn Trường Tộ như hạt cát dã tràng giữa bãi biển lớn. Tạo ra với bao tâm huyết rồi mọi thứ lại trở về với cát bụi như một mớ giấy vụn để mục lâu ngày…

Phạm Gia Bửu

Các bạn có thể tìm đọc thêm các tài liệu liên quan đến cụ Nguyễn Trường Tộ.
Quân sử tập 3
Thiên Hạ Phân Hợp Đại Thế Luận

Nguyễn Trường Tộ & Văn đế canh tân

Xem thêm: Dân tộc thiểu số Việt Nam và thời buổi kinh tế thị trường

Quảng cáo
5 7 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

29 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thị Ngọc
Thị Ngọc
3 năm trước

Phương diện kinh tế cũng được ông đặc biệt chú trọng, ông quan tâm trước tiên đến việc làm cho dân giàu, nước mạnh, bởi theo ông đó là điều kiện cần thiết để cứu nước, giữ nước. Ông đề nghị với triều đình mua sắm thuyền máy, cử người sang phương Tây học cách điều khiển và sửa chữa để chủ động, đỡ tốn kém, hạn chế phụ thuộc nước ngoài. Ông đề nghị có thể bắt tay vào khai thác mỏ và thiết lập các nhà máy dệt vải, nấu đường, đập đinh và sản xuất hàng tiêu dùng để phát triển công nghiệp.

Trần Na
Trần Na
3 năm trước

Về văn hóa, xã hội, lập nhà in, xuất bản sách, báo để nâng cao trình độ dân trí, đồng thời kiểm soát, hạn chế, cấm đoán các loại sách độc hại. Trong điều trần Về cải cách phong tục (Di thảo số 47), lưu ý đến việc xây dựng nếp sống văn hóa mới như vệ sinh đường sá, không phóng uế bừa bãi. Ông cũng chống lại luật lệ không cho dân đi xe, đi giày. Đề xuất mỗi tỉnh lập một viện dục anh giao cho các giám mục quản lý, thanh lọc những kẻ bất lương đem đi lao động cải tạo, bảo vệ trật tự, an ninh xã hội…

Như Khương
Như Khương
3 năm trước

Nguyên nhân chính là bối cảnh chính trị – xã hội đương thời thiếu những điều kiện quan trọng để thực hiện các biện pháp, kế hoạch canh tân của ông. Vua Tự Đức và triều đình Nhà Nguyễn còn mang nặng tư tưởng thủ cựu, lạc hậu, xử lý vấn đề Nam kỳ một cách lúng túng, bế tắc.

Thanh Âm
Thanh Âm
3 năm trước

Bản thân ông cũng chính là bi kịch điển hình nhất cho “thân phận người Công giáo” đương thời. Không khí bài Công giáo vẫn còn nặng nề. Những nghi kỵ, thù nghịch xã hội giữa hai khối lương – giáo ngày càng tăng theo mỗi bước chân xâm lược của kẻ thù.

Thanh Âm
Thanh Âm
3 năm trước

Tư tưởng cải cách thời cận đại, dù không được hồi đáp khát vọng, nhưng phải công nhận ông quá tài giỏi và có tầm nhìn xa trông rộng. Là một trong những cuộc cải cách có tầm ảnh hưởng sánh vai với Khúc Hạo, Hồ Qúy Ly, Minh Mạng,…

Minh Liêu
Minh Liêu
3 năm trước

Trong bài Nguyen Truong To, patriote éclairé (Nguyễn Trường Tộ, nhà yêu nước lỗi lạc) đăng trên Indochine Hebdomadaire Illustré, số 216 ngày 19/10/1944, tác giả D. không chỉ phác họa nên chân dung một nhà thông thái có đầu óc thực tế, một nhà chính trị, nhà giáo dục thiên tài, mà còn đề cập đến những nỗ lực của Nguyễn Trường Tộ nhằm cụ thể hóa khát vọng biến nước An Nam thành một nhà nước hiện đại.

vy nguyen
vy nguyen
3 năm trước

Nguyễn Trường Tộ rất được nhà vua sủng ái và coi trọng. Các kế hoạch cải cách của ông luôn được nhà vua tán thành, ủng hộ. Tuy nhiên, với bản chất thiếu quyết đoán và bảo thủ, vua Tự Đức dễ dàng bị quan lại trong triều gây ảnh hưởng, mọi dự định tốt đẹp của nhà yêu nước vĩ đại này lần lượt bị họ tìm cách phá bỏ.

Tuấn Tú
Tuấn Tú
3 năm trước

Những năm cuối đời, Nguyễn Trường Tộ vẫn thường xuyên gửi thư lên vua Tự Đức nhằm giúp vua nhìn nhận đúng vận mệnh của đất nước lúc bấy giờ và sự cần thiết phải tiến hành cải cách.

Nam Khang
Nam Khang
3 năm trước

Nguyễn Trường Tộ ra đi khi mới 43 tuổi mà không thực hiện được khát vọng của mình đó là biến nước An Nam thành một nhà nước hiện đại.

Huy Vu
Huy Vu
3 năm trước

Một người tài giỏi hết lòng vì đất nước

Khánh Lê
Khánh Lê
3 năm trước

Qua những đề nghị canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh, tiến kịp các nước phát triển khác.

Duy Khang
Duy Khang
3 năm trước

Những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ chứng tỏ ông là người hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước thiết tha, mong muốn dân giàu, nước mạnh

Hiền Lê
Hiền Lê
3 năm trước

Ba cụm từ gắn với khát vọng canh tân vĩ đại
C – Change, R – Real life & L – Lonely

Minh Thi
Minh Thi
3 năm trước

Mấy ai tài hoa đa tài như ông

Minh Kha
Minh Kha
3 năm trước

 cụ là người có tư duy vượt thời đại

Bình An
Bình An
3 năm trước

Lòng tin và cả cuộc đời cụ Nguyễn Trường Tộ dành cho sự nghiệp vĩ đại là “CANH TÂN ĐẤT NƯỚC” để rồi nhận lại là cái cô đơn đau đớn. Cô đơn vì vua quan nhu nhược và cố chấ

Kim Tuyền
Kim Tuyền
3 năm trước

Từ khi còn trẻ, đôi vai của cụ Nguyễn Trường Tộ vốn đã nặng trĩu trách nhiệm với dân với nước. Cái nhiệt, cái quyết, cái tâm của cụ dường như chưa bao giờ là vơi. Nó chỉ đầy đầy và đầy hơn nữa

Anh Thi
Anh Thi
3 năm trước

Bài viết rất lôi cuốn với kiến thức tỉ mỉ về cuộc đời, công hiến của cụ, dành tặng 5 sao ủng hộ tác giả

Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
3 năm trước

Nguyễn Trường Tộ bôn ba trong thiên hạ, thu thập những tình thế biến đổi xưa nay, đem những điều đã học trong sách nghiệm ra việc đời. Đã trao đổi với ai một lời nói, một câu chuyện thì thâm tâm ông cũng có ý muốn thu lấy sự hiểu biết của người làm của mình.

Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Ông rất thông minh linh hoạt và vô vị lợi đến mức tuyệt đối, vì ông không nhận một đồng lương nào, chỉ ăn cơm không và tiêu vặt chút ít. Không có ông chúng tôi không bao giờ xây dựng được những tu viện, nguyệt đường.

Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Cuộc đời ngắn ngủi 41 tuổi của Nguyễn Trường Tộ và khát vọng canh tân đất nước của ông qua 58 bản điều trần tuy chưa thành hiện thực nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ngày nay.

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
3 năm trước

Về việc học thì mình thấy không môn nào ông không để ý tới, cái cao của thiên văn, cái sâu của địa lý, cái phiền toái của nhân sự, cho đến luật lịch, binh quyền, tạp giáo, dị nghệ, các môn cách trí, thuật số, không môn nào ông không khảo cứu. Một người quá tài giỏi.

Tommy Dan
Tommy Dan
3 năm trước

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc ta có rất nhiều những tấm gương về lòng yêu nước nồng nàn. Có những người vì yêu nước mà chiêu mộ binh sĩ đánh lại kẻ thù xâm lăng. Có những người vì yêu nước mà nuôi khát vọng kinh bang tế thế. Cũng có những người vì yêu nước mà đề xuất bản điều trần canh tân đất nước như Nguyễn Trường Tộ

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
3 năm trước

Nếu có nhiều ngôi sao để vote thì hay quá chứ 5* chưa đủ với những gì ông đã kiên trì và cống hiến!

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
3 năm trước

Những nội dung thể hiện Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân được thể hiện qua các điểm sau: Mở rộng quan hệ ngoại giao, thuê chuyên gia nước ngoài, mở trường, xây dựng quân đội. Trong những đề nghị trên thì đổi mới về kinh tế là đề nghị hàng đầu mà Nguyễn Trường Tộ đặt ra và mong muốn triều đình thực hiện.

Khánh Băng
Khánh Băng
2 năm trước

Tiếc cho ông khi sinh ra nhầm thời 🙁

Cẩm Tú
Cẩm Tú
2 năm trước

Phải khi đó ông làm vua thì chính sách đấy có thể đưa VN phát triển như Nhật thời Fukuzawa Yukichi rồi, tiếc thay là một trọng thần khó lòng gánh hết

Thúy Quyên
Thúy Quyên
2 năm trước

Một đời khát vọng canh tân đất nước, chí tiếc cho ông là tình hình đất nước có vẻ còn chưa nhìn tới :((

Lộc Trần
Lộc Trần
2 năm trước

những cải cách của Nguyễn Trường Tộ vô cùng phù hợp với thời đại lúc bấy giờ nhưng lại ko được triều đình chấp thuận thật đáng tiếc, cảm ơn page vì những kiến thức vô cùng chất lượng