Cụ Nguyễn Trường Tộ, một con người lỗi lạc, tài hoa nhưng cuộc đời lại bạc mệnh. Trong nhiều tài liệu nghiên cứu, người ta đều nói cụ là người có tư duy vượt thời đại; là người có công lớn trong việc canh tân nước Việt. Cá nhân tôi, thấy đâu đó trong từng bản trần tình, trong từng cái suy nghĩ dài lâu, lo âu cho vận mệnh dân tộc. Là cả một nỗi niềm trăn trở day dứt cụ từng ngày.

Cụ Nguyễn Trường Tộ

Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Lớn lên trong thời Pháp thuộc, là người học rộng hiểu sâu, vừa là một chí sĩ, kiến trúc sư; lại là một nhà công giáo yêu nước. Nhờ tài năng của mình, nhiều lần cụ có cơ hội đi sang các nước phát triển như Hương Cảng, Singapore, Thụy Sĩ, Roma,…

Với lòng khát khao canh tân đất nước, cụ Nguyễn Trường Tộ không để vụt mất cơ hội nào. Cụ cố gắng bằng tất cả năng lực của mình trao dồi và học hỏi phát triển của khoa học kỹ thuật, quốc phòng, ngoại giao,… Để về chỉ dạy lại, truyền bá cái phát triển của Tây của Tàu; giúp dân mình đỡ khổ, rồi từ đó mà phát triển đất nước.

Nổi bật là các đề xuất thay đổi cách giáo dục thay đổi tư duy, canh tân giáo dục, đó là bỏ hẳn lối học từ chương, nhai văn nhá chữ. Hay sự thay đổi về Nhà nước pháp quyền trong thời đại nước ta vẫn còn chế độ xã hội phong kiến,…Nhưng hết lần này đến lần khác, không những bị khước từ, mà còn là sự thờ ơ và lạnh nhạt của vua quan triều Nguyễn.

Kể đến nổi bật là cuộc gặp mặt với vị quan Thượng thư Trần Tiễn Thành; một trong những vị quan cụ tin tưởng nhất với hy vọng được vua Nguyễn gọi vào triều để thảo chuyện canh tân. Nhưng mọi thứ lại về với vô vọng, thứ cụ nhận lại được là sự im lặng đến nao lòng… Thật sự phải quyết tâm lắm mới duy trì được sự nghiệp khó khăn này.

Công sức, lòng tin và cả cuộc đời cụ Nguyễn Trường Tộ dành cho sự nghiệp vĩ đại là “CANH TÂN ĐẤT NƯỚC” để rồi nhận lại là cái cô đơn đau đớn. Cô đơn vì vua quan nhu nhược và cố chấp. Cô đơn vì dân không chịu học cái mới mà chỉ làm dựa trên kinh nghiệm và phó mặc lòng tin cho trời cho đất. Cô đơn vì cái phát triển đất người lại không phù hợp với tri thức dân ta bấy giờ. Còn cả cái sự cô đơn vì mình là người công giáo; các hoạt động tham gia vào triều chính cũng như truyền dạy gióa dục cũng bị hạn chế và co hẹp trong sự vô vọng.

Tuy vậy, với 58 bản điều trần và nhiều lần quyết tâm đề xuất chính sách chiến lược. Tôi lại thấy trọng hơn là thương. Từ khi còn trẻ, đôi vai của cụ Nguyễn Trường Tộ vốn đã nặng trĩu trách nhiệm với dân với nước. Cái nhiệt, cái quyết, cái tâm của cụ dường như chưa bao giờ là vơi. Nó chỉ đầy đầy và đầy hơn nữa. Nó mạnh mẽ đến nỗi dù cô đơn, dù không được chấp nhận, dù bao nhiêu công sức đổ sông đổ biển. Thì cụ vẫn mày mò soạn thảo ra những Bản Điều trần đầy tính sắt bén và mang tầm nhìn dài hạn.

So với thời bấy giờ, liệu rằng cũng có những con người đang cùng đồng cảm với cụ. Vì họ tài, họ hiểu và nhìn được cái mà nước ta phải thay đổi để trưởng thành. Gần nhất là giáo dục con người, là nhân cách và tư duy lối mòn. Được bao nhiêu trong số hàng vạn người ngoài kia. 1 giây 1 phút nào đó nghĩ về việc hoàn thiện bản thân để mai này góp phần nhỏ nào đó cho sự đi lên của cộng đồng.

Những chính sách phát triển thì được đề ra rất nhiều. Nhưng người có thể thực hiện lại không được bao. Như cụ Nguyễn Trường Tộ, thời thế không cho phép, vua quan quá đỗi cố chấp, dân lại khó đổi do lối cũ trong suy nghĩ. Vậy thời nay thì sao, dân trí cũng dần cải thiện, đất nước cũng hưng thịnh. Nhưng mỗi thời một nỗi. Thực trạng hiện nay chính là thế hệ trẻ.

Họ lười trong tư duy và cả hành động. Họ thích đi chơi vô thưởng vô phạt thay vì đến một nơi mới lạ để tìm hiểu mở mang tri thức. Họ thà thức thâu đêm chơi một trò game; hay đọc một quyển ngôn tình chứ không dành ra 30 phút mỗi ngày để đọc vài trang sách. Họ thích sống theo dư luận đám đông, sợ nhiều thứ và luôn nghĩ mình tài giỏi và “sành” hơn người khác.

Họ học chạy theo điểm số và những kiểu học đối phó. Chứ không tìm cho mình một niềm đam mê để trao dồi kiến thức,… Nhiều vấn đề giới trẻ ngày nay đang mắc phải vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Đáng ra họ nên chăm chỉ thêm chút nữa, tìm hiểu về những cải tiến khoa học kỹ thuật. Hay chí ít là hoàn thiện năng lực bản thân để cá nhân mình sau này là một phần có ích cho cộng đồng này.

Rồi sẽ cũng có những người thầm lặng mong muốn cống hiến công sức mình để canh tân nước Việt. Nhưng chắc chắn nó sẽ là con đường dài và cần nhiều người cùng bước đi mới có thể thành. Tiếp nối sự nghiệp canh tân của cụ để ta không còn phải nghe câu. “Một bước sa chân nghìn đời quên hận. Quay đầu nhìn lại cơ đồ đã hóa trăm năm”.

Còn về những đóng góp nổi bật và những câu chuyện ẩn chứa sau công trình tư duy vĩ đại ấy thì sao? Đừng quên đón đọc phần tiếp theo của bài viết nhé!

> CỤ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ – KHÁT VỌNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC CHƯA THÀNH (PHẦN 2)

Phạm Gia Bửu Tóm tắt theo “Nguyễn Trường Tộ – người công giáo yêu nước và nhà tư tưởng có tư duy vượt thời đại ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX”, TS. Phạm Huy Thông.

Quảng cáo
5 6 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
42 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
1 year ago

Trong bài “Trần tình” (1863), Nguyễn Trường Tộ phân trần rằng: lúc bắt đầu khởi hấn (đầu năm 1859, tức lúc quân Pháp chuẩn bị tấn công thành Gia Định), quân Pháp có mời ông cộng tác. Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2 năm 1861), ông thấy rằng phải tạm hòa theo đề nghị của Pháp, để dưỡng quân và củng cố lực lượng. Chính vì thế mà Nguyễn Trường Tộ đã nhận làm từ dịch cho Pháp để mong góp phần vào việc hòa đàm.

Minh Liêu
Minh Liêu
1 year ago

Nhận thức được bối cảnh và khuynh hướng vận động chung của thế giới thời bấy giờ, Nguyễn Trường Tộ có những nhận định:
Ngày nay các nước phương Tây đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ châu Phi Cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu, không đâu là không bị chẹn họng bám lưng. Nước Nga thì từ Tây Bắc đến Đông Nam gồm tất cả các nước Đại Uyển, Cốt Lợi Cán, Mông Cổ và các xứ ở Bắc Mãn Châu, không đâu là không chiếm đất và nô dịch dân những nơi đó. Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời, mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Âu đều đặt chân đến, như tằm ăn cá nuốt, ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa; ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại thì dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ.

Thanh Âm
Thanh Âm
1 year ago

“Trạng Tộ” xứ Nghệ trong vòng xoáy thời cuộc đầy biến động

Trần Na
Trần Na
1 year ago

Năm 1861, ông về Sài Gòn lúc thực dân Pháp đã chiếm Gia Định. Trong một thời gian ngắn, ông đóng vai trò phiên dịch giữa triều Nguyễn và Pháp cốt để góp phần vào việc giảng hòa. Ông đã báo cho quan lại biết âm mưu của kẻ thù sử dụng bọn Việt gian quấy rối ở Bắc kỳ. Có lần Pháp đưa ông dịch tài liệu mật chúng bắt được của ta, ông đã đánh tráo tài liệu và báo cho triều đình biết

Như Khương
Như Khương
1 year ago

Cảm phục sự kiên trì và sắc son với nước nhà của cụ Trường Tộ

Thị Ngọc
Thị Ngọc
1 year ago

Ông có những đề nghị cải cách của ông khá toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực.

Ly Ly
Ly Ly
1 year ago

Trong nước, kinh tế lạc hậu, chính trị còn nhiều điều bất cập, xã hội rối ren và hàng loạt cuộc nổi dậy của nông dân khắp cả nước, nền giáo dục khoa cử còn nặng tầm chương trích cú, thiếu tính “thực học”, hơn nữa cái họa ngoại xâm ngày càng lộ rõ trước mắt. Chính những điều đó đã tác động mạnh mẽ đến Nguyễn Trường Tộ. 

Huy Vu
Huy Vu
1 year ago

Những đề nghị cải cách của ông khá toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực luôn

Mino Nguyen
Mino Nguyen
1 year ago

Hầu hết các đề xuất cải cách, canh tân đất nước và các kế hoạch cụ thể, khẩn cấp của Nguyễn Trường Tộ đệ trình những năm cuối đời đều được triều đình vua Tự Đức bàn đi tính lại. Nhưng hầu hết các đề xuất của ông đều không được triều đình sử dụng.

Ánh Ngọc
Ánh Ngọc
1 year ago

Cuộc đời ngắn ngủi 41 tuổi của Nguyễn Trường Tộ và khát vọng canh tân đất nước của ông qua 58 bản điều trần tuy chưa thành hiện thực nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ngày nay.

An Nhi
An Nhi
1 year ago

Sinh thời, Nguyễn Trường Tộ đã đem cái sở học và hiểu biết của mình dồn hết tâm trí vào việc canh tân đất nước. Nhưng tiếc thay, do không gặp thời, nên những đóng góp của ông đã không được triều đình Huế ghi nhận.

vy nguyen
vy nguyen
1 year ago

Nguyễn Trường Tộ là người có đầu óc thực tế. Ông là người đầu tiên chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm của chính quyền truyền thống và muốn triều đình thường xuyên lắng nghe ý kiến của người dân.

Yên Bình
Yên Bình
1 year ago

Công sức, lòng tin và cả cuộc đời cụ Nguyễn Trường Tộ dành cho sự nghiệp vĩ đại là “CANH TÂN ĐẤT NƯỚC” 

Kha Như
Kha Như
1 year ago

Với lòng khát khao canh tân đất nước, cụ Nguyễn Trường Tộ không để vụt mất cơ hội nào. Cụ cố gắng bằng tất cả năng lực của mình trao dồi và học hỏi phát triển của khoa học kỹ thuật, quốc phòng, ngoại giao,… Để về chỉ dạy lại, truyền bá cái phát triển của Tây của Tàu; giúp dân mình đỡ khổ, rồi từ đó mà phát triển đất nước. Ngưỡng mộ và tôn trọng sự cống hiến cao cả của cụ <3

Kiều My
Kiều My
1 year ago

Được bao nhiêu trong số hàng vạn người ngoài kia. 1 giây 1 phút nào đó nghĩ về việc hoàn thiện bản thân để mai này góp phần nhỏ nào đó cho sự đi lên của cộng đồng?
Câu hỏi này mấy ai thể trả lời đây

Kim Tuyền
Kim Tuyền
1 year ago

Họ học chạy theo điểm số và những kiểu học đối phó. Chứ không tìm cho mình một niềm đam mê để trao dồi kiến thức,… Nhiều vấn đề giới trẻ ngày nay đang mắc phải vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Đến hiện tại tình trạng này vẫn đang xảy ra rất nghiêm trọng

Mỹ Kì
Mỹ Kì
1 year ago

Trông đợi phần 2 quá

Hiền Lê
Hiền Lê
1 year ago

Bài viết khai thác đa diện về cụ, rất hay, mình vote 5 sao vẫn cảm thấy chưa đủ

Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
1 year ago

Trong bối cảnh chính trị – xã hội đương thời thiếu những điều kiện quan trọng để thực hiện các biện pháp, kế hoạch canh tân của ông. Vua Tự Đức và triều đình Nhà Nguyễn còn mang nặng tư tưởng thủ cựu, lạc hậu, xử lý vấn đề Nam kỳ một cách lúng túng, bế tắc. Tuy vậy vẫn khâm phục sự kiên trì của ông.

Vận Ách
Vận Ách
1 year ago

Hầu hết các đề xuất cải cách, canh tân đất nước và các kế hoạch cụ thể, khẩn cấp của Nguyễn Trường Tộ đệ trình những năm cuối đời đều được triều đình vua Tự Đức bàn đi tính lại. Nhưng hầu hết các đề xuất của ông đều không được triều đình sử dụng.

Linh Nhật
Linh Nhật
1 year ago

Một số ý kiến còn cho rằng, những đề xuất cải cách của ông còn thiếu tính giai cấp, không đặt ra một số vấn đề như: chia ruộng đất cho nông dân, giảm tô cho tá điền, miễn thuế cho người nghèo… nên không được nhân dân ủng hộ.

Last edited 1 year ago by Linh Nhật
Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
1 year ago

Một lỡ bước đi, muôn thuở hận
Ngoảnh đầu nhìn lại đã trăm năm”.

Tommy Dan
Tommy Dan
1 year ago

Mình đã cảm động khi có lần ông bộc lộ những suy nghĩ và khát vọng của mình về thế cuộc, giãi bày tấm lòng mình, một hai đều vì nước nhà, dù công danh, tiền bạc cũng không làm lay chuyển được tấm lòng của ông.

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
1 year ago

Người Việt Nam biết đến ông là một tri thức tân tiến của thế kỷ XIX. Ông nhiều lần dâng lên vua Tự Đức những bản đề nghị đổi mới đất nước theo con đường văn minh châu Âu với mục đích làm cho quốc gia hưng thịnh không phải phụ thuộc vào thực dân Pháp.

Last edited 1 year ago by Hiếu Đỗ
Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
1 year ago

Phải nói là đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ được thể hiện ở rất nhiều bản điều trần ông dâng tấu lên vua triều Nguyễn với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh, tiến kịp các nước phát triển khác.

Tuấn Kiệt
Tuấn Kiệt
1 year ago

Tiếc cho cụ quá :(( Những chính sách của cụ vượt thời đại như vậy, mà khó nổi ít ai chịu nghe chịu ủng hộ cụ mà canh tân đất nước 🙁

Thanh Hà
Thanh Hà
1 year ago

Hmm, giá mà thời đó cụ là vua thì có vẻ tốt hơn nhiều rồi

Hải Phong
Hải Phong
1 year ago

Tiếc cho cụ sinh nhầm thời

Hiền Ni
Hiền Ni
1 year ago

Một lòng muốn Canh tân đất nước, mà nhận lại quá nhiều nỗi cô đơn “Cô đơn vì vua quan nhu nhược và cố chấp. Cô đơn vì dân không chịu học cái mới mà chỉ làm dựa trên kinh nghiệm và phó mặc lòng tin cho trời cho đất. Cô đơn vì cái phát triển đất người lại không phù hợp với tri thức dân ta bấy giờ. Còn cả cái sự cô đơn vì mình là người công giáo; các hoạt động tham gia vào triều chính cũng như truyền dạy gióa dục cũng bị hạn chế và co hẹp trong sự vô vọng.” Mình thực sự thấy nể phục ông vì dù thứ ông nhận được chỉ là sự im lặng nhưng chưa bao giờ ông từ bỏ dù chỉ một giây. Sự quyết tâm quá ư là mạnh mẽ điều mà giới trẻ ngày nay gen z ngày nay thực sự thiếu.

Ngọc Hân
Ngọc Hân
1 year ago

Bản thân ông cũng chính là bi kịch điển hình nhất cho “thân phận người Công giáo” đương thời. Không khí bài Công giáo vẫn còn nặng nề. Những nghi kỵ, thù nghịch xã hội giữa hai khối lương – giáo ngày càng tăng theo mỗi bước chân xâm lược của kẻ thù. 

Mộc An
Mộc An
1 year ago

Cuộc đời ngắn ngủi 41 tuổi của Nguyễn Trường Tộ và khát vọng canh tân đất nước của ông qua 58 bản điều trần tuy chưa thành hiện thực nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ngày nay.

An Chi
An Chi
1 year ago

Mối quan tâm của Tộ trong việc hình thành nền tảng lý thuyết để bảo vệ lòng trung thành của người Công giáo Việt Nam đối với Tự Đức đã khiến ông nhập vào lý thuyết chính trị của mình, một biến thể của quan niệm Công giáo về vương quyền thần quyền. Mô hình lai này cho phép anh ta chống lại sự biện minh hạn chế của Mạnh Tử về cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị chuyên chế. Nhưng mối quan tâm của Tộ nhằm củng cố sự bảo vệ của Công giáo đối với chế độ quân chủ Việt Nam mâu thuẫn với sự ủng hộ của ông đối với pháp quyền trong các hệ thống chính trị tự do-dân chủ ở châu Âu. Sự mâu thuẫn này thể hiện ở sự mâu thuẫn rõ ràng giữa việc bảo vệ chế độ quân chủ tuyệt đối của Nho giáo Công giáo của ông và việc ông ủng hộ một cơ quan tư pháp độc lập chịu trách nhiệm lập pháp và thực thi các luật ràng buộc đối với hoàng đế và thường dân.

Nhung Huyền
Nhung Huyền
1 year ago

Chỉ tiếc cho cụ chưa đúng thời điểm vì những tư tưởng đi trước thời đại khó có thể chấp nhận trong XH bấy giờ.

Yên Đường
Yên Đường
1 year ago

Dù có điều kiện phát triển rất tốt ở nước ngoài nhưng cụ vẫn chọn về nước đóng góp cho nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tuy những đóng góp đó khó có thể thực hiện được trong bối cảnh bấy giờ nhưng cũng là tài liệu bổ ích cho thế sau này dựa vào tiếp nối phát triển.

Khải Đặng Văn
Khải Đặng Văn
1 year ago

Dù không được triều đình phúc đáp, nhưng người trí thức Nguyễn Trường Tộ vẫn không nản lòng, vẫn kiên trì gửi kiến nghị lên cho triều đình. Một lòng vì đất nước, luôn thể hiện đúng tinh thần xã hội của một chân nho là «Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách»

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
1 year ago

Với 57 bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ gửi cho vua Tự Đức không phải là một lời gào thét, kêu gọi thấm thiết, mà là một phân tích rất sâu sắc và khách quan về sự cách biệt giữa Đông và Tây. Nó thể hiện thái độ tiêu biểu của một người trí thức giám dấn thân, vừa cận với chính quyền mà không tham dự vào chính quyền, mà cũng không xa với chính quyền để giúp đỡ chính quyền.

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
1 year ago

Với lợi thế về ngôn ngữ (thạo tiếng Hán và tiếng Pháp) và hiểu rõ sự khác biệt giữa hai nền tôn giáo lớn của thế giới lúc bấy giờ là Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo. Nguyễn Trường Tộ được xem là phần thưởng lớn lao của đất Việt. Một người con tài năng và khí phách hơn người trong mọi thời đại

Thiên tỷ
Thiên tỷ
1 year ago

Dù tài năng không được thể hiện đúng thời, nhưng ông vẫn không nãn trí mà cứ tiếp tục thực hiện chặn đường trí thức đến con dân Việt, bằng sức mạnh kiên cường và ý chí bất diệt

Dương Ái
Dương Ái
1 year ago

Nguyễn Trường Tộ đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện con người và chuẩn bị cho thế hệ sau. Ông viết: “Mức độ văn minh của một dân tộc hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp giáo dục”. Ông cho rằng với cách giảng dạy truyền thống thời xưa thì khó có thể đưa thế hệ trẻ tiếp cận đến nền văn minh Thế Giới

Karry
Karry
1 year ago

Ông quả thật là tấm gương tri thức đang ngưỡng mộ. Nhờ bài viết mà mik học hỏi được từ ông về khả năng tư duy và tinh thần cống hiến hết mik cho đất nước một cách hết sức vĩ đại

Hóa
Hóa
1 year ago

“Tôi nguyện hiến dâng trọn vẹn con tim và khối óc mình cho Tổ quốc. Tôi không thể thản nhiên trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng bào đau khổ. Vì vậy, với chút tài mọn này, tôi không ngần ngại tâu lên đức vua tiếng nói của mình”

Trần Cẩm Thành
Trần Cẩm Thành
1 year ago

Vua Tự Đức từng đáp lại nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ: “Nhật nó là dòng mọi, Xiêm nó là dòng mọi; Mọi thì nó học với mọi được, chớ như ta là con thần cháu thánh, lẽ nào ta lại đi học với mọi hay sao?”