Cua xanh Canada là một vấn đề đối với các nhà bảo tồn. Và bây giờ chúng sắp được nghiên cứu để làm cốc nhựa dao kéo có thể phân hủy sinh học.
Loài cua xanh vốn là một loài xâm lược đang xâm chiếm hệ sinh thái trải dài từ Nova Scotia (Canada) đến California (Mỹ). Tuy vậy, các nhà khoa học vừa tìm được một lợi ích bất ngờ từ loài vật có hại này. Đó chính là nguồn nguyên liệu để làm nhựa phân huỷ sinh học.

Các nhà khoa học từ Canada có kế hoạch nghiền nát vỏ cua; làm sạch và chiết xuất chitin polymer siêu mạnh. Chitin – được tìm thấy trong vỏ giáp xác và côn trùng có thể được sử dụng để tạo ra một loại nhựa sinh học tự thoái hóa. Dự án này như “một mũi tên giết hai con nhạn” làm giảm số lượng các loài xâm lấn và tạo ra một sự thay thế cho nhựa.
Nhà hóa học Audrey Moore của Đại học McGill đang điều hành dự án này. Đồng thời hợp tác với Công viên quốc gia Kejimkujik của Nova Scotia để chế tạo cốc và các loại dụng cụ nhựa từ bầy cua xanh.
“Hợp tác với Kejimkujik là một thách thức lớn”. Ông Moore nói. “Chúng tôi phải ra khỏi phòng thí nghiệm và vào thế giới thực để xem điều này có thực sự hiệu quả không.”
Đây không phải là lần đầu tiên một điều như thế này đã được đề xuất.
Các phòng thí nghiệm từ Scotland đến California đang thực hiện các dự án tương tự. Tất cả đều hy vọng khai thác chitin để làm nhựa. Tuy nhiên, đi từ vỏ cua đến dao nĩa là một nhiệm vụ không hề đơn giản.
Trong nhiều phòng thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng các hóa chất độc hại như axit hydrochloric để tinh chế chitin, sau đó thêm nhiều hóa chất để biến chitin thành chitosan – nguyên liệu có thể được sử dụng để sản xuất nhựa. Mặc dù sạch hơn so với sản xuất nhựa từ các sản phẩm dầu mỏ; quá trình này tạo ra rất nhiều nước thải bị ô nhiễm không tốt cho môi trường.
Phòng thí nghiệm của Moore chuyên về hóa học xanh và đang thử một cách tiếp cận mới. Thay vì hòa tan vỏ cua trong axit; Moore trộn lớp vỏ nghiền nát với một loại bột khác; cần ít nước hơn và tạo ra chất thải ít hơn nhiều. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên Green Chemistry vào tháng 3 năm 2019.

“Khi nghĩ về hóa học, bạn thường nghĩ về việc trộn chất lỏng. Nhưng chúng tôi nhận ra rằng bạn có thể làm rất nhiều phản ứng hóa học tốt trong giai đoạn rắn”.
Tất nhiên, đây vẫn chỉ là khởi đầu. Moore phải kiểm tra để đảm bảo rằng loại nhựa mới này thực sự có thể phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Cô cũng muốn mở rộng quy mô sản xuất, sẽ cần nhiều cua hơn. May mắn thay, không thiếu cua xanh và các nhà bảo tồn trên khắp Canada muốn chúng biến mất. Lô cua đầu tiên sẽ được chuyển đến McGill vào mùa xuân này.
Cuối cùng, Moore hy vọng sẽ xây dựng một cơ sở nhỏ để nghiền nát cua tại chỗ, giúp việc vận chuyển số lượng cao trở lại phòng thí nghiệm của cô dễ dàng hơn. Ở Kejimkujik, cua xanh đã làm suy giảm quần thể cỏ lươn (eelgrass) và ngao từ những năm 1980. Cỏ có vẻ như là một mục tiêu bảo tồn không quan trọng. Nhưng hệ sinh thái cỏ biển là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên thế giới.
Cỏ lươn giúp ổn định, di chuyển trầm tích của đáy đại dương và cung cấp oxy; môi trường sống cho nhiều sinh vật biển, bao gồm cả cá con. Chúng là nơi kiếm ăn quan trọng của nhiều loài chim di cư và cung cấp bề mặt cho tảo phát triển.

Không chỉ vậy, cua xanh Canada còn phá hoại bất cứ nơi nào chúng đi qua.
Quần thể của chúng bùng nổ, vượt trội hoặc sẽ ăn động vật không xương sống bản địa. Khi biến đổi khí hậu làm ấm vùng biển của chúng ta, các loài xâm lấn như cua xanh đang trở nên phổ biến hơn, xâm nhập vào nhiều hệ sinh thái hơn.
Điều này làm nghiêm trọng hơn cho một vấn đề nghiêm trọng khác; cứ sau một phút, chúng ta lại đổ một chiếc xe chở nhựa rác vào đại dương. Thứ nhựa đó bị vướng vào ruột của chim biển và rùa, quấn quanh cổ cá heo, hay khiến những đàn cá nghẹt thở. Hơn nữa, nhựa các hóa chất độc hại có thể gây độc cho nhiều sinh vật biển.
Nhựa sinh học từ lâu đã được quảng cáo là một giải pháp tiềm năng cho cuộc khủng hoảng này. Nhưng phòng thí nghiệm Moore đưa khoa học tiến một bước gần hơn với thực tế. Chứng minh rằng chúng ta có thể tạo ra nhựa theo cách sạch hơn, xanh hơn.
Tham khảo: Motherboard.
Tổ tiên của loài voi và tê giác cổ đại có vẻ ngoài “kỳ dị” hơn ngày nay
Nếu bạn vẫn nghĩ cây xanh làm cho thành phố sạch hơn thì bạn đã nhầm
Hiện chỉ có khoảng 10% lượng rác thải nhựa tại Canada được tái chế. Nếu không có sự thay đổi thì từ nay tới năm 2030, Canada sẽ lãng phí lượng vật liệu nhựa trị giá 11 tỷ USD mỗi năm, cùng vô số hậu quả về môi trường. Bởi vậy, Thủ tướng nước này Justin Trudeau khẳng định Chính phủ Canada đang thực hiện các bước nhằm giảm rác thải nhựa, hỗ trợ đổi mới và thúc đẩy sử dụng các giải pháp thay thế an toàn với chi phí hợp lý.
Chất chitin trong vỏ cua xanh thật sự giải quyết được vấn đề rác thả nhựa đau đầu Chính phủ
Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các họat động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất, Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.
Kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các tổ chức quốc tế khác đều chỉ ra rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức (overexploited) hoặc bị khai cạn kiệt (depleted), trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây.
Thật đáng mong chờ
Vắn đề về rác thải nhựa luôn là vắn đề rất đáng quan tâm. Nếu nó có thể một phần giải quyết được thì tốt quá
Không có việc gì là thách thức lớn, mọi điều luôn tồn tại hai mặt, chúng ta luôn tìm thấy cơ hội mới trong thách thức mới
Mong rằng đây sẽ là biện pháp khắc phục tối ưu cho vấn đề rác thải nhựa đáng báo động trên Thế Giới
Thế giới tự nhiên vẫn còn nhiều điều thú vị và hấp dẫn. Không thể ngờ một loài vật gây ảnh hưởng tiêu cực lại mang đến giải pháp thiết thực đầy bất ngờ cho môi trường
Cảm ơn những chia sẻ thú vị của tác giả. Qua bài viết mik có thể biết rõ hơn về những mối nguy hiểm đới với thế giới động vật nói chung và sinh vật biển nói riêng, một phần là do việc lơ là và thiếu chủ quan của con người trong mối liên hệ giữa con người và môi trường xung quanh
“Chúng tôi phải ra khỏi phòng thí nghiệm và vào thế giới thực để xem điều này có thực sự hiệu quả không.” sự dấn thân đầy bản lĩnh của nhà khoa học trong chặng đường đi tìm giá trị mới mang đến lợi ích tối ưu cho xã hội
Bài viết rất hay và ý nghĩa, cảm ơn sự chia sẻ của tác giả