Trong bài viết này sẽ đánh mạnh các thay đổi sau đại dịch Corona. Mang thiên hướng tích cực hoặc trung lập.

Thay đổi trong ngành giáo dục sau đại dịch Corona

▶️ Tư Duy mở hơn về công nghệ

Đại dịch Corona đã làm tê liệt các trường học, buộc học sinh, sinh viên phải tạm ngưng đến trường. Đề án được áp dụng nhầm khắc phục tình trạng này là học online. Hiệu quả của phương áp này rất được nhiều người đồng tình. Và sau đại dịch Corona nguy hiểm này này sẽ kéo theo một loạt các thay đổi.

KSC_Donggoitrithuc_Đại dịch corona _H0

Học online:

Thật chất đã phát triển từ rất lâu; nhưng do quan niệm khó thay đổi từ xưa về cách dạy và học trực tiếp; rất ít các bậc phụ huynh cho con em mình thực hiện cách học này.

Một lợi ích dễ thấy nhất đó là về kinh tế; một khóa học online chỉ tầm 400-900 ngàn đồng cho mỗi một môn học; so sánh với mức học phí cho việc học thêm, bổ túc, từ 300 – 500 ngàn đồng một tháng. Ngoài ra còn các lợi ích khác về thời gian học, địa điểm học, lượng kiến thức nhanh hay chậm đều tùy vào người học.

Tiếp cận học tập online và tìm kiếm tài liệu tự học sớm; giúp các bạn trẻ có một hành trang tốt khi bước vào môi trường đại học. Vì sự chủ động, tự học là thứ quyết định trong môi trường này. Nếu trước khi đại dịch xảy ra việc có một máy laptop; hay máy vi tinh ở nhiều nơi là xa xỉ chưa cần thiết.

Sau khi quan sát hiệu quả việc học online, hiện đang lan rộng như cách giới trẻ “bắt trend”. Và nhìn nhận thật tế một cách tích cực chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi về định kiến giáo dục của các bậc phụ huynh nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung. Ta hoàn toàn có thể trông đợi một hệ thống giáo dục được cải tiến sau đại dịch.

Thay đổi trong Doanh nghiệp sau đại dịch Corona

▶️ Thay đổi cách làm việc

Cách lây nhiễm của CoV-19 là qua đường hô hấp, và cách phòng tránh hiệu quả nhất là hạn chế tiếp xúc, cho nên các cuộc họp, xử lí công việc cũng chuyển sang online. Trong Doanh nghiệp, tác động của công nghệ sẽ thể hiện rõ rệt hơn.

KSC_Donggoitrithuc_Đại dịch corona _H1
Nguồn ảnh: burst.shopify.com

Mọi người từ cấp các cấp lãnh đạo, cho đến các nhân viên đều phải thích nghi với xử lí công việc và họp khi không ở cạnh nhau. Để mang lại hiệu quả tối thiểu hay tương đương cách làm việc bình thường, việc này phụ thuộc rất nhiều vào của lãnh đạo cuộc họp

Để có thể dẫn dắt cuộc họp online; bạn có thể tham khảo bài viết sau: Những chú ý khi điều hành cuộc họp thông qua video call

Sau đại dịch, dù đi công tác xa, sự yên tâm về các công việc đột xuất đã có thể giải quyết; do sự thấu hiểu và trãi nghiệm trong khoảng dịch bệnh diễn ra đã phần nào có sự liên kết, thân thuộc.

▶️ Quản trị rủi ro

Các nhà lãnh đạo đứng đầu công ty luôn phải phản ứng và học hỏi bài học từ các sự kiện được diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên không ít các doanh nghiệp đã điêu đứng trước sự ảnh hưởng của đại dịch do sự chủ quan, chưa lường trước tầm quy mô của rủi ro.

KSC_Donggoitrithuc_Đại dịch corona _H2

Do mức độ chuẩn bị rất khác nhau giữa các công ty; khả năng bị gián đoạn và giá trị của việc chuẩn bị tốt hơn sẽ biểu hiện rõ khi gặp phải các cuộc khủng hoảng trong tương lai; đây là sẽ những gì đọng lại sau đại dịch; rút ra từ những gì chúng ta đã học được cho đến nay.

1. Theo dõi và dự báo kinh doanh:

Cập nhật thông tin nhanh chóng, có cái nhìn về bức tranh lớn là chìa khóa giảm thiểu rủi ro, ban đầu chúng ta có xu hướng bỏ qua các tín hiệu yếu, sau đó lại dễ phản ứng thái quá với các vấn đề mới nổi trước khi chúng ta có một cái nhìn thực tế hơn hơn. Khi bạn tiếp thu những tin tức mới nhất, hãy suy nghĩ chín chắn về nguồn gốc của thông tin trước khi hành động, nếu cần thiết nên kết hợp vs các chuyên gia có liên quan đến rủi ro đó, để làm rõ bức tranh này.

2. Ổn định chuỗi cung ứng:

Luôn phải chú ý về chuỗi cung ứng sau khi có các dự báo về những nguy cơ có thể xảy ra; vì bạn sẽ phải thiệt hại nặng nề; hoặc đánh mất cơ hội nếu chuẩn bị quá trễ cho chuỗi cung ứng của mình. Sẽ thật tệ nếu bạn đang có mặt hàng rất chạy nhưng không có nguồn cung để sản xuất; hay bạn có nhiều máy bay nhưng lại không có đủ chỗ để đáp nếu hàng không tê liệt hoàn toàn. Luôn phải chuẩn bị từ sớm những điều tồi tệ nhất có thể xảy đến.

3. Chính sách cho nhân viên:

Thống nhất chính sách cho nhân viên công ty; mang lại sự an tâm kịp thời có các biện pháp ứng phó; tránh gây hoang mang tâm lí và những dư luận tự suy diễn không cần thiết. Chính sách nên rõ ràng các điều khoản chăm sóc nhân viên trong cả trường hợp xấu nhất; những rủi ro có thể xảy ra, trong việc duy trì hoạt động, hoặc tái hoạt động. Phải đặt mình vào hoàn cảnh của nhân viên trong rủi ro, đề ra những chính sách phù hợp nhất.

Đón xem phần tiếp theo:

Thay đổi trong Y tế; Thương mại điện tử và cơ hội cho doanh nghiệp sau đại dịch.

Quảng cáo
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
5 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Dương Ái
Dương Ái
1 year ago

Bài viết giúp mik thấy được tinh thần đoàn kết dân tộc, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau của nhân loại. Từ giáo dục, kinh tế, đến y học mọi thứ ngày càng được phát triển và tăng tiến trong hoàn cảnh đầy khó khăn lăm nguy đến thế. Có thể thấy bên trong con người là một sức mạnh không giới hạn

yên Nguyễn
yên Nguyễn
1 year ago

Đại dịch là cơ hội để ta nhìn nhận được những giá trị bên trong và các yếu tố khách quan bên ngoài. khiến mn có thể có góc nhìn trực diện hơn về công nghệ, đánh giá lại nguồn lực nội bộ bên trong như thế nào khó khăn hay ổn định, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp với tổ chức

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
1 year ago

Đại dịch vừa là một thách thức lớn vừa là cơ hội quý để mn cùng nhau đối mặt và vượt qua khó khăn

Như Ái
Như Ái
1 year ago

Một phần sẽ giúp mn có cái nhìn tổng quan và chủ động hơn khi tiếp cận với công nghệ thông tin trong thời đại 4.0

Khải Đặng Văn
Khải Đặng Văn
1 year ago

Trong đại dịch chúng ta cần tìm ra biện pháp khắc phục và tinh thần mạnh mẽ quyết chiến