Là người sáng lập, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên Việt Nam. Nhưng ít ai biết, trước khi khởi nghiệp với ngành cà phê; ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã từng là sinh viên y khoa tại Đại học Tây Nguyên trong 6 năm.
Con đường hình thành ý chí Vua cà phê
Sinh ra trong gia cảnh không mấy khá giả tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ngay từ nhỏ, ông và gia đình phải di cư đến sinh sống tại huyện miền núi M’drak, thuộc tỉnh Đắk Lắk để thuận tiện cho việc làm nông của cha mẹ. Vì thế, ông đã sinh sống và lớn lên cùng với những hạt cà phê tại mảnh đất Tây Nguyên.
Năm 1981, gia đình ông Vũ xảy ra biến cố; bố ông gặp trọng bệnh khiến cho gia cảnh sa sút nay còn sa sút hơn. Nghĩ về những ngày ấy, ông tâm sự: “Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó, khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc không làm sao kiếm đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh!”. Từ đây, ông đã tự thề sẽ cố gắng trở nên giàu có chứ không thể sống nghèo mãi được.
Càng suy nghĩ về sự nghiệp và khát vọng làm giàu sau Đại học; thì ông lại càng trăn trở :”Muốn có cuộc sống khấm khá hơn, phần nhiều những người học y chúng tôi đã quên lời thề Hippocrate. Xót xa quá! Và với tôi, cách tốt nhất không vi phạm lời thề là… bỏ nó luôn, làm việc khác. Nhưng làm gì đây?”.
Hành trình của Trung Nguyên
Nhìn lại về cuộc sống nông dân lam lũ của người mẹ và những người xung quanh. Ông chợt nhận thấy đời sống khó khăn của những người nông dân với những hạt cà phê chất lượng. Tại sao dù làm ra những hạt cà phê chất lượng để xuất khẩu thế này mà cuộc sống người nông dân trồng cà phê lại không khá giả được bao nhiêu? Từ đây, ông Vũ bắt đầu nung nấu quyết tâm sẽ xây dựng một thương hiệu cà phê Việt Nam; mà Buôn Ma Thuộc chính là nơi bắt đầu. Năm 1996, ông quyết định rời khỏi giảng đường Đại học Y bất chấp sự phản đối của bạn bè, người thân xung quanh sau 6 năm học ròng rã để tìm kiếm con đường khởi nghiệp bằng cà phê.
Từ thời gian này, mỗi ngày ông Vũ đều đạp chiếc xe cà tàng của mình; tới từng đại lý nông trại để thu mua hạt cà phê với ý niệm: “Chỉ có chế biến mới tạo nên giá trị”. Nhìn thấy những hành động của ông Vũ, những người xung quanh vẫn ra sức khuyên can ý định phát triển “Hãng cà phê Trung Nguyên”.
Năm 1996, “hãng” cà phê Trung Nguyên khai trương bảng hiệu ở cây số 3 (TP Buôn Ma Thuột); với toàn bộ bảng hiệu đều do ông Vũ và những người bạn bò ra tự vẽ, tự sơn phết cả đêm để kịp sáng mai khai trương. Mà khách hàng ngày khai trương không ai khác chính là những người bạn sinh viên học cùng trường, cùng lớp đến uống chung vui. Đó là một sự kiện trọng đại trong đời ông Vũ và là cột mốc đầu tiên của thương hiệu cà phê Trung Nguyên.
Ngày 20-8-1998, quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên tại Sài Gòn được khai trương ở số 587 Nguyễn Kiệm; mở đầu cho sự bành trướng của thương hiệu cà phê ra khắp miền Đông Nam Bộ.
Năm 2003, Trung Nguyên hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam bằng cà phê G7; chính thức vượt qua thị phần của cả Vinacafe và Nestlé.
Năm 2005, Trung Nguyên vượt qua tất cả đối thủ từ nước ngoài; và ông Vũ được mọi người ghi nhận là Vua cà phê Việt thông qua việc dẫn đầu thị trường thương hiệu Trung Nguyên từ các khâu vun trồng, thu hoạch cho đến chế biến cà phê.
Năm 2008, với mong muốn phát triển toàn diện thị trường Đông Nam Á; Trung Nguyên đã cho xây dựng một văn phòng nghiên cứu kinh doanh tại Singapore.
Đến năm 2016, cà phê Trung Nguyên chính thức có mặt hơn 60 quốc gia.
Trần Cẩm Thành tổng hợp.
Respect
Bác Vũ thật sự giỏi là điều không thể phủ nhận, nhưng có nhiều bạn cuồng và hình tượng hóa lên thành ra không hay.
Rating 4*
“Muốn thành công thì phải có khát vọng, muốn hạnh phúc phải phụng sự. Trách nhiệm càng cao, vinh quang càng lớn.” – Đặng Lê Nguyên Vũ
Cô Phạm Chi Lan cũng từng nhận xét “Trong thời đại mới, Trung Nguyên là một tấm gương doanh nghiệp rất đẹp!”
Vẫn thích slogan cũ của Trung Nguyên hơn.
Sự thành công ngày hôm nay của Trung Nguyên không thế không nhắc đến doanh nhân Đăng Lê nguyên Vũ – với tầm nhìn – khát vọng – ý chí vươn lên và triết lý kinh doanh của mình đã khắc tên cà phê Việt Nam in đậm rõ nét trên tấm bản đồ ngành công nghiệp thế giới cà phê.
“Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó, khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc không làm sao kiếm đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh!”.
Đôi khi những quyết tấm tạo nên một ý chí sắt đá đến từ những hoàn cảnh gây ấn tượng nhất đến kí ức mỗi người
“Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó, khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc không làm sao kiếm đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh!”
Đôi khi ý chí bắt đầu nảy sinh và càng vững chắc khi chúng ta gặp vấn đề yêu thích hoặc một sự khắc nghiệt đến đáng ghét
“Những gì mà Starbucks đang làm dở tệ. Họ không bán cà phê, mà đang bán nước có mùi cà phê pha với đường”. Đặng Lê Nguyên Vũ nhận xét
“Ai nhận xét tôi cuồng ngôn? Quan điểm của tôi, khi tôi nói, tôi là số đông, còn người nghe là số ít, hiểu được bao nhiêu thì hiểu… Chúng tôi không phải vĩ cuồng mà bạn phải nhìn nhiều và rộng hơn”.
Ông có quan điểm sắt đá và có cái chất “điên” của người làm kinh doanh
Bài rất hay, ủng hộ tác giả, vote 5 sao
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, Đặng Lê Nguyên Vũ dần dần gây dựng nên một “đế chế” cà phê của riêng mình mang tên “Cà phê Trung Nguyên” thành công nhất Việt Nam. Thương hiệu cà phê của ông xuất hiện trên các tờ báo Mỹ danh tiếng, kể từ đó nhắc tới Đặng Lê Nguyên Vũ, người ta liền nhắc đến danh xưng ‘Vua cà phê Việt Nam”.
Dân thành phố và thế hệ thanh niên hiện quá yếu ớt. Mới áp lực một chút đã phải giảm street, phải tìm kiếm sự cân bằng. Thế là không được. Muốn phát triển phải tự gây sức ép cho mình. (Không có áp lực sao có kim cương)
Lời ĐLNV nói về thế hệ hiện nay
Ở Việt Nam, ông Đặng Lê Nguyên Vũ là doanh nhân mình thích nhất từ giai thoại đến tư duy của ông về “Cà phê” ở Việt Nam
Mình là khách hàng quen thuộc của Trung Nguyên nhưng giờ mới biết đến ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Ông thật tài !
Phải nói ông là người có chí lớn và đam mê với cà phê. Chiến lược kinh doanh của ông theo quan điểm chỉ có tranh đua với những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi đầu. Với mục tiêu đưa công ty Trung Nguyên chở thành nhà sản xuất cà phê lớn hàng đầu thế giới.
Những thành công mà Trung Nguyên đạt được lại chứng minh rằng ông là người đầy khát khao, sáng tạo và tự tin. Thế nên, những bài học từ Đặng Lê Nguyên Vũ luôn đáng để giới trẻ học hỏi.
Đặng Lê Nguyên Vũ còn được biết đến như một người có nhiều ý tưởng được nhiều người ủng hộ và hoan nghênh ví dụ như học thuyết cà phê: Trong quá trình làm việc với hạt cà phê ông Vũ sẽ đề sướng phát triển hoàn thiện 1 triết lý thực hành là cà phê triết đạo
Định vị Trung Nguyên cũng khác biệt so với các thương hiệu khác đó là gắn liền với truyền thống văn hóa Việt. Chính sự mạo hiểm, dám dấn thân đã giúp Trung Nguyên có được ngày hôm nay.
Sự khác biết và lòng trung thành là những thứ giúp Trung Nguyên khẳng định thương hiệu của mình. Bài học từ Đặng Lê Nguyên Vũ ở đây là bạn hãy luôn tìm ra được sự riêng biệt cho mình.
Phải công nhận là ông rất giỏi và bản lĩnh
Xuất thân là một sinh viên y khoa nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ khoái cà phê hơn cầm dao mổ. Năm 1996, Vũ tự làm ra những gói cà phê và tự bán. Tám năm sau, Vũ tự tạo ra việc làm cho gần 15.000 nhân công.
Mình ấn tượng với 4 nguyên tắc của ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Thứ nhất: công bằng hóa giá trị thụ hưởng các đối tượng trong toàn chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Thứ hai: Phát triển bền vững nguồn nguyên liệu cung cấp cà phê
Thứ ba: Thống nhất thực thi định chuẩn cà phê tiêu thụ xuất khẩu
Thứ tư: thực thi đạo đức kinh doanh
Xuất thân là một sinh viên y khoa nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ khoái cà phê hơn cầm dao mổ. Năm 1996, Vũ tự làm ra những gói cà phê và tự bán. Tám năm sau, Vũ tự tạo ra việc làm cho gần 15.000 nhân công.
Mình cực kì ấn tượng và thích câu slogan cũ của Trung Nguyên:”Khơi nguồn sáng tạo”
Với quyết tâm cao độ mà từ bỏ cả ngành y để thao đuổi con đường mới này để giờ đây trở thành 1 ông vua cà phê Việt. Một hành trình đáng ngưỡng mộ
Trở thành ông vua cà phê Việt nhưng lối sống vẫn rất giải dị. Mình còn rất ấn tượng với hình ảnh ông với chiến khăn rằn trên cổ
Nhắc đến hành trình của ông là chuỗi ngày gian nan, khi còn từ bỏ cả việc học mà cả người thân và gia đình điều rất mong chờ ở ông. Nhưng có lẻ có duyên hơn với cà phê
Thực sự khâm phục ông bởi ý chí, khát vọng và đầy nghị lực trong quá trình từ ” con đường số 0 tròn trĩnh đi lên vị trí vua cà phê Việt Nam”.
Nhưng bài học từ quá trình thành công của ông đã cho chúng ta thấy rằng:
“Người khác làm được thì ta làm được. Nước khác làm được thì nước ta làm được. Ta nhất định làm được.” Đặng Lê Nguyên Vũ.
Với lối tư duy đặc biệt của mình thể hiện ngay việc khi ông đặt tên cho doanh nghiệp của mình cũng rất khác đó là “Hãng cà phê Trung Nguyên”. Trong tiếng Việt và trong ý niệm của giới kinh doanh nói chung.Hãng là một cơ sở to tát, chứ không thể là một căn nhà nhỏ và chiếc máy rang xay cà phê cũ kỹ công suất thấp như của ông chủ Hãng cà phê Trung Nguyên khi đó. Trái ngược với những lời bàn tán đó. Và ngày nay thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã vượt khỏi ranh giới Đắk Lắk với những sản phẩm chiếm lĩnh thị trường cà phê Việt Nam và có mặt trên hơn 60 quốc gia.
đã từng nghe qua rất nhiều về ông qua thương hiệu cafe trung nguyên, cảm ơn page về bài viết ý nghĩa
“Nếu chúng ta không ước mơ, làm sao chúng ta có thể biến giấc mơ thành hiện thực. Nếu không hành động, chúng ta đừng không nên trông chờ đến một kết quả tốt”.
Nhắc tới cà phê Việt Nam thì nghĩ ngay đến Trung Nguyên. Thật nể phục vì ông mang hình ảnh Việt Nam vươn tầm thế giới
Mình rất thích suy nghĩ thượng tôn tri thức và phụng sự xã hội của Đặng Lê Nguyên Vũ
Với hoài bảo và ước mơ thoát khỏi số phận cơ cực, bằng ý chí và đam mê mạnh mẻ ông không chỉ làm chủ được cuộc đời mik mà còn đưa cafe Việt bước sang tầm cao mới
Qua tấm gương của ông, mik thấy dc rằng du ở trong hoàn cảnh khó khăn hay gian nan đến đâu chúng ta đều có thể vượt qua nó và chiến thắng được số mệnh
“Chỉ có chế biến mới tạo nên giá trị”. Mik thấy được rằng, trong công việc ông luôn chăm chút từng chi tiết một cách cẩn thận, làm việc với tinh thần nhiệt huyết nhằm mang đến giá trị ưu việt nhất cho người tiêu dùng
Đặng Lê Nguyên Vũ được xem là “ông vua cà phê Việt”, là “linh hồn” của thương hiệu cà phê Trung Nguyên, người khai sáng triết lý cà phê và nâng ý nghĩa kinh doanh lên giá trị mới
Vào cuối năm 2013, “ông vua cà phê” Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đã nhịn ăn, ngồi thiền 49 ngày cùng một nhóm người tại núi M’drăk, Đăk Lăk, để tinh thần minh mẫn và nghĩ đến những việc lớn
Bài viết rất hay và ý nghĩa, vào tiết ngữ văn cô mik thường lấy ông ra làm mik chứng sống cho sự thành công
Trong hoàn cảnh khó khăn nhất con người sẽ nảy ra những ý tưởng tuyệt vời nhất. Mình không mong muốn mọi người đều phải sống trong nghịch cảnh nhưng mình muốn nói rằng dù có bị rơi vào nghịch cảnh thì chúng ta cũng đừng bao giò bỏ cuộc như Vua Cà phê đất Việt của chúng ta vậy.
Là người con đất Tây Nguyên thật sự rất tự hào vì Ông đã mang cây cà phê của người dân nơi đây vươn tầm thế giới.
Thích nhất cái slogan khơi nguồn sáng tạo của trung nguyên giò đổi slogan dài quá mỗi lần nhìn thấy cũng k muốn đọc.