Lý Ông Trọng làm quan cả đời vua Hùng thứ 18 và là tướng dưới thời vua Thục An Dương Vương, ông giúp vua Thục đánh tan quân xâm lược nhà Tần.
Khi vua Thục lên ngôi, Lý Ông Trọng được cử đi sứ sang nhà Tần vì tài năng hiếm có của mình. Là bậc dũng sĩ, vóc dáng cao to, khí chất phi phàm, Tần Thuỷ Hoàng mong ông ở lại nước Tần bằng cách gả công chúa cho ông.Phong ông làm “Tư lệnh hiệu úy” và cai quản đất Lâm Thao (vùng Cam Túc, Trung Quốc).
Trong thời gian ông ở xứ Tần ông ra sức dẹp loạn quân Hung Nô, nhắc đến ông quân giặt đều khiếp sợ. Một thời gian sau đó vì nhớ quê nhà mong trở về đóng góp sức cho đất nước, ông xin vua Tần trở về nước.
Hay tin ông đã rời khỏi Trung Quốc, quân Hung Nô lại kéo sang xâm lược. Vua Tần mặc dù đã thống nhất đất nước, danh tiếng lẫy lừng nhưng vẫn luôn e dè với quân Hung Nô. Ông sai người sang Âu Lạc mời Lý Ông Trọng đến Tần đuổi giặt.
Vì mong muốn ở lại quê nhà, ông đã trốn vào rừng giả vờ đã mất tích và chết. Tần Thuỷ Hoàng kiên quyết tìm được Lý Ông Trọng, đe doạ nếu không tìm được sẽ đem quân sang đánh nước ta. Cuối cùng, không còn cách nào khác, ông tự tử để được chết trên mảnh đất quê hương.
Khi biết tin Lý Ông Trọng đã chết. Tần Thuỷ Hoàng cho đúc pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng, đặt ở cửa Tư Mã, kinh đô Hàm Dương. Khi nhìn thấy tượng ông, quân Hung Nô khiếp đảm bỏ về.
Về sau uy danh của ông vẫn còn vang danh khắp Trung Quốc, Âu Lạc và cả Hung Nô. Vì khâm phục tài năng của ông Triệu Xương đã cho xây dựng đền thờ ông và thờ cúng quanh năm. Danh tướng Cao Biền đã cho sửa sang lại đền thờ, tạc tượng gỗ, tôn xưng cho ông danh hiệu cao quý là Lý hiệu úy.
Cho đến nay, đền thờ của ông vẫn còn tại làng Chèm ở xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm (Hà Nội) để tưởng nhớ đến vị danh tướng tài giỏi của dân tộc
>> Nguyễn Trung Hà – “Vị vua trong giới hội đồng quản trị”
Uy danh của Ông Trọng khiến quân Hung Nô khiếp đảm, chỉ đứng nhìn từ xa cũng đủ hồn xiêu phách lạc, không đánh mà vỡ trận do vậy vua Tần rất mực tin yêu và cảm phục tài chiến đấu của ông
Theo truyền thuyết do những người già ở làng Chèm, nơi Lý Ông Trọng sinh ra, kể lại: Trước khi sang làm tướng ở nhà Tần, Ông Trọng từng diệt trừ một con yêu tinh giải (ba ba) khổng lồ ở sông Cái – sông Hồng ngày nay. Bản lĩnh của ông thật tuyệt!
“Hiếu liêm nhẹ bước thanh vân
Làm quan hiệu úy đem quân ngữ Hồ
Uy danh đã khiếp Hung Nô
Người về Nam quốc hình đồ Bắc phương.“
Tiếng tăm ông vang khắp trời khiến quân địch chỉ cần ở xa mà nhìn thấy ông đành e sợ rút quân. Lại một niềm tự hào của Việt Nam !
“Văn Lang thành cổ non trùng điệp
Ông Trọng đền thiêng mây nhạt nồng.”
Hai câu thơ dành trọn tặng ông !
Trung Quốc cũng biết cách giữ chân nhỉ, gả công chúa Bạch Tĩnh Cung, tức Tây Cung công chúa. Là một sứ giả người Việt, vừa được phong quan chức, lại trở thành phò mã như vậy, thật hiếm lắm thay!
Bài viết có ra phần hai không tác giả ơi :3
Nếu có bài viết về sự kết hợp chiến đầu giữa Phạm Ngũ Thư và Phạm Ngũ Lão thì hay lắm á tác giả ơi!
Thật tiếc là bài viết hơi ngắn, mình thật sự muốn đọc thêm nữa, rất hay
uy danh của Lý Ông Trọng vẫn bao trùm khắp mọi xứ ở Trung Quốc, Âu Lạc và cả Hung Nô. Hàng trăm năm về sau, thanh danh của Lý Ông Trọng vẫn khiến nhiều tướng lĩnh Trung Hoa phải cúi đầu tôn kính.
Ông thật sự rất dũng mãnh
Ngày nay còn rất ít tài liệu nói về ông, đa số là những lời kể lại, đồn đoán
Mình rất thích đọc các bài viết, chia sẻ từ tác giả. Ủng hộ vote 5 sao, hy vọng sẽ có thêm nhiều bài nữa ạ
Không biết có thật việc ông to cao hơn 2 mét không nhỉ, cứ như người khổng lồ ấy
Hay tin ông đã rời khỏi Trung Quốc, quân Hung Nô lại kéo sang xâm lược. Vua Tần mặc dù đã thống nhất đất nước, danh tiếng lẫy lừng nhưng vẫn luôn e dè với quân Hung Nô. Ông sai người sang Âu Lạc mời Lý Ông Trọng đến Tần đuổi giặt.
Vì mong muốn ở lại quê nhà, ông đã trốn vào rừng giả vờ đã mất tích và chết. Tần Thuỷ Hoàng kiên quyết tìm được Lý Ông Trọng, đe doạ nếu không tìm được sẽ đem quân sang đánh nước ta. Cảm thấy Quân Tần thật hèn hạ
Hay tin ông đã rời khỏi Trung Quốc, quân Hung Nô lại kéo sang xâm lược. Vua Tần mặc dù đã thống nhất đất nước, danh tiếng lẫy lừng nhưng vẫn luôn e dè với quân Hung Nô. Ông sai người sang Âu Lạc mời Lý Ông Trọng đến Tần đuổi giặt.
Vì mong muốn ở lại quê nhà, ông đã trốn vào rừng giả vờ đã mất tích và chết. Tần Thuỷ Hoàng kiên quyết tìm được Lý Ông Trọng, đe doạ nếu không tìm được sẽ đem quân sang đánh nước ta. Cảm thấy Quân Tần thật hèn hạ
Lĩnh Nam Chích Quái có miêu tả về Lý Ông Trọng như sau: Đó là một bậc dũng sĩ, vóc dáng cao to, khí chất phi phàm.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông cao 2 trượng 3 thước (gần 2 mét), khí chất đoan dũng, khác với người thường.
Rạng danh Việt tộc
Cuốn Giai thoại Lịch sử Việt Nam của tác giả Kiều Văn ghi rằng Lý Ông Trọng còn có tên khác là Lý Thân. Dưới thời An Dương Vương, ông giúp vua Thục phán đánh tan quân xâm lược nhà Tần (năm 208 TCN).
Theo sử sách ghi chép, Tần Thủy Hoàng lệnh cho Lý Ông Trọng đến trấn giữ đất Lâm Thao (tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ngày nay). Thời đó, mặc dù Tần Thủy Hoàng uy danh bốn phương nhưng quân Hung Nô không hề e sợ. Chúng liên tục quấy nhiễu vùng biên ải khiến Tần Thủy Hoàng nhiều phen khốn đốn.
Một ban thờ nữa là thờ Thành hoàng làng Chèm là Phu Chiêu Linh Ứng Đại Vương. Trước đyâ ông được thờ tại Đình trong, phía trong làng Chèm nhưng không hiểu vì lý do gì mà sau đó bài vị của ông được chuyển ra Đình Chèm, ngôi Đình trong giờ cũng không còn nữa nhỉ?
Một danh tướng tài giỏi, xuất chúng
Một vị tướng nổi danh trong lịch sử Việt Nam lẫn Trung Quốc. Hàng trăm năm sau khi ông mất, người Trung Quốc vẫn còn lập đền thờ để ghi công lao của ông.
Cũng giống như biết bao thế hệ người Việt khác, dù nhận được sự sùng kính của nhà Tần, Lý Ông Trọng chưa bao giờ thôi nhớ về quê hương.
Mặc dù đã chết, uy danh của Lý Ông Trọng vẫn bao trùm khắp mọi xứ ở Trung Quốc, Âu Lạc và cả Hung Nô. Hàng trăm năm về sau, thanh danh của Lý Ông Trọng vẫn khiến nhiều tướng lĩnh Trung Hoa phải cúi đầu tôn kính.
Khi Tần Thuỷ Hoàng cho đúc pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng,Giặc Hung Nô ngỡ là ông lại sang Tần nên không dám xâm phạm nước này. Từ đó người phương Bắc cũng thường gọi những pho tượng lớn là “Ông Trọng”.
Lý Ông Trọng – một ngôi sao phương nam soi sáng phương bắc
Ông còn là một người chính trực, cương trực, trung hậu, thương dân. Có giai thoại kể rằng có lần ông thấy một tên lính huyện ác ôn đánh đập dân phu dã man, ông đã nổi giận đánh chết tên lính đó và bị triều đình khép tội chết. Nhưng vua thấy ông là người có tài đức, khỏe mạnh nên không nỡ giết. Sau đó ông bỏ chức, đi cầu học phương xa.
Ông còn được biết là Đức Thánh Chèm và công lao của ông được tiến sĩ Nghiêm Xuân Quảng viết trên Thụy Phương đình bi kí (Bia đình Thụy Phương) năm 1917 như sau:
“Nước càng văn minh thì người càng biết yêu nước tổ, càng biết yêu nước tổ thì càng phải nhớ người xưa, nhớ sinh kính, kính sinh thờ; thờ phải có tượng, có đền. Người trước làm, người sau sửa, đều bởi phụng sùng bái anh hùng mà ra. Một nước thế các nước cũng đều thế. Nước ta trên dưới hơn bốn nghìn năm, đệ nhất anh hùng xuất hiện ra làm cho nòi giống mình vẻ vang, sử sách mình rõ ràng, không ai hơn Đức thánh Chèm.(…) ngài đẻ sinh nước ta mà công nghiệp ở cả nước Tàu, chẳng khác gì một ngôi sao mọc ở phương nam mà soi sáng phương bắc”.
Dù ông đã mất,thậm chí hơn 1000 năm sau. Nhưng uy danh của ông vẫn còn mãi như vào những năm giữa của Thế kỷ IX khi nhà Đường cử Cao Biền sang làm Tiết độ sứ đầu tiên ở nước ta. Mặc dù thuộc tầng lớp cai trị nhưng Cao Biền rất sùng bái Lý Ông Trọng, Cao Biền đã cho sửa sang tu bổ đền thờ được nhân dân xây dựng từ trước đó, tạc thêm tượng gỗ rồi tôn xưng Lý Ông Trọng danh hiệu cao quý là Lý Hiệu úy.
Để tưởng nhớ công lao của vị tướng huyền thoại, cư dân trong vùng hằng năm luôn mở hội từ ngày 14 đến 16 tháng năm âm lịch để ghi nhớ công lao của ông. Đó còn là Lễ hội Đình Chèm thờ Đức thánh Chèm tức Lý Ông Trọng, một lễ hội rất cuốn hút tại ngôi đình còn giữ nguyên nét đẹp cổ kính và đặc sắc bậc nhất ở miền Bắc nước ta.
Một vị tướng tài ba, dù danh tiếng lẫy lừng nhưng vẫn luôn hướng về quê nhà. Thật khâm phục ông biết bao.
Bậc dũng sĩ với lòng yêu quê hương, nghe có phần hơi buồn với cái chết của ông :((
Bức tượng ông thôi đã làm cả một đoàn quân khiếp sợ, cũng đủ sức nói lên cái tài, cái khí phách của ông
Tiếng tâm của ông phải nói là vang xa bởi cái tài đánh giặc, nghe danh ông thôi là cũng đủ làm một đoàn phải run sợ
một kiến thức lịch sử mới, cảm ơn page vì một bài viết ý nghĩa, mong chờ được đọc thêm những kiến thức mới từ page