Đâu là tâm điểm cộng đồng phim ảnh những tuần qua, chắc chắn Cậu Vàng sẽ được một phiếu. Ngay khi thông tin “Vàng” – chú chó giống Shiba Inu nổi tiếng Nhật Bản thủ vai chính trong phim được công bố, nhiều luồng ý kiến xuất hiện. Liệu các nhà sản xuất sẽ phản ứng thế nào trước những xôn xao về “diễn viên bốn chân” này?

Những thôi thúc trong trái tim đạo diễn Trần Vũ Thủy lúc bấy giờ chính là hoàn thành di nguyện của cha mìnhk; NSND Bùi Cường: Tri ân cố nhà văn Nam Cao – cha đẻ của tác phẩm để đời Lão Hạc (1943). Kịch bản phim do NSND Bùi Cường nung nấu gần chục năm; nay đã đến lúc chuyển thể thành bộ phim điện ảnh chiếu rạp có tên Cậu Vàng.

Đạo diễn Trần Vũ Thủy bộc bạch: “Cậu Vàng là vai đặc biệt khó và chiếm vị trí quan trọng trong tác phẩm, đòi hỏi phải có một chú chó thực sự thông minh, nhanh nhẹn, nhiều kỹ năng, biết thể hiện cảm xúc. Ở Việt Nam việc tìm được một chú chó đảm bảo các tiêu chí như trên để diễn xuất trong phim là không hề dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi muốn dành hẳn một buổi casting để chọn ra chú chó tốt nhất và phù hợp nhất cho tác phẩm”.

Nhà sản xuất tiết lộ ý tưởng để “diễn viên bốn chân” trở thành trung tâm của một dự án lớn như thế; là vì trong các loại tình cảm của con người như: tình yêu đôi lứa; gia đình hay yêu quê hương… Thì tình cảm giữa con người và động vật là thứ tình cảm đặc biệt trong sáng và bền chặt nhưng ít được khai thác trong các tác phẩm nghệ thuật.

Nhất là trong xã hội vật chất ngày một biến đổi, Cậu Vàng dấy lên như một lời nhắc nhở, khơi dậy bản tính lương thiện đầy trắc ẩn trong mỗi con người.

Shiba Inu 2 tuổi lọt vào mắt xanh của nhà sản xuất trong buổi casting tại Hà Nội vừa qua

Việc chọn một chú chó giống Nhật thuần chủng vào vai “Cậu Vàng” trong tác phẩm nổi danh đất Việt; xét theo bối cảnh nghèo đói khi xưa quả thực là vô lý – một số người cho hay.

Theo nguyên tác, lão Hạc rất nghèo, khổ đến mức phải bán người bạn của mình là “Cậu Vàng”. Câu nói: “Tôi bán Cậu Vàng rồi, ông giáo ạ!” đã ám ảnh bao thế hệ học sinh khi tiếp cận tác phẩm văn học này của cố nhà văn Nam Cao. Hẳn nhiên trong tâm trí của mọi người; “Cậu Vàng” phải là chó cỏ, màu vàng ươm, gầy ốm trong giai đoạn đói nghèo.

Một điểm khiến nhiều người chỉ trích là “diễn viên bốn chân” của chúng ta thần sắc vui vẻ; có phần mập mạp; giá thành lại cao. Cư dân mạng Việt Nam cho rằng; nếu lão Hạc đủ tiền mua Shiba Inu thì câu chuyện chẳng thể có đoạn sau; bởi lẽ lão Hạc sẽ không đói đến mức bán cả anh bạn của mình.

Trước những tranh cãi trái chiều; ông Nguyễn Hữu Việt – đại diện truyền thông của phim; phản hồi: “Việc chọn Vàng, giống chó không phải thuần Việt vào vai chính trong tác phẩm; là điều chúng tôi cân nhắc kỹ lưỡng. Đây là phim đặc biệt; chú chó đó phải hội tụ rất nhiều yếu tố từ ngoại hình đến các kỹ năng.

Trong hai năm qua; chúng tôi đã gửi hai chú chó thuần Việt vào trung tâm huấn luyện để chuẩn bị cho vai diễn. Nhưng sau quá trình huấn luyện; cả hai đều không đáp ứng được nhiều kỹ thuật khó do thiên tính xã hội chó Việt thường quen lối sống tự nhiên. Vì vậy, chúng tôi quyết định tổ chức buổi thử vai để chọn ra chú chó phù hợp nhất. Về việc tạo hình cho nhân vật “Cậu Vàng” trong phim; chúng tôi đã có bộ phận chuyên môn để xử lý làm sao để gần gũi, chân thật và giống chó Việt nhất”.

Ông Hữu Việt nói thêm, “Cậu Vàng” là tác phẩm điện ảnh phóng tác từ tác phẩm văn học nên sẽ có nhiều yếu tố sáng tạo để mang đến cho khán giả một bộ phim ưng ý nhất; nhưng vẫn đảm bảo yếu tố văn hóa và con người Việt Nam. Cũng trong đợt thử vai này; ngoài Vàng; đoàn phim cũng chọn được 2 chú chó 100% thuần Việt có ngoại hình; vóc dáng tương đồng để đồng hành hỗ trợ cậu ta.

Đạo diễn Trần Vũ Thúy kiểm tra năng lực củ các diễn viên bốn chân
Đạo diễn Trần Vũ Thủy kiểm tra năng lực của các thí sinh 4 chân

Dù đồng thuận hay phản đối; nhưng chúng ta không thể phủ nhận năng lực của cậu bé tên Vàng 2 tuổi này. Trong buổi casting, đứng trước các đối thủ có phần nổi bật như chó Phú Quốc; corgi… Anh ta đã vượt mặt bằng chính sức hút và sự thông minh; nhạy bén của mình để vượt qua các chặng đua vượt chướng ngại vật hay giới thiệu khả năng.

Bộ phim vẫn sẽ được bấm máy vào tháng 9/2019 và dự kiến ra mắt khán giả vào khoảng giữa năm 2020.

Nguyễn Thị Mỹ Ngọc tổng hợp

Xem thêm: Bình Định năm 1967 qua ống kính John Hack

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận