ĐỘI NGŨ CỘNG SỰ LÀ AI? HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRÊN MỌI CON ĐƯỜNG?
“Nếu bạn có thể tự khởi nghiệp một mình, bạn đã làm được một việc phi thường. Tuy nhiên, bạn muốn doanh nghiệp đó phát triển bạn sẽ cần đội ngũ đồng hành cùng bạn giúp bạn điều đó.” Theo Rhett Power
Đó là một câu nói hay mà tôi tổng hợp được khi tìm hiểu về chủ đề này. Bạn đã quyết định vào thương trường và tiến xa trên con đường khởi nghiệp của mình, thì luôn cần phải có đội ngũ đồng hành cùng bạn.
Để một tổ chức phát triển và đi xa thì chỉ dựa vào năng lực bản thân là chưa đủ. Nhưng nếu có đội ngũ cộng sự hiểu quá trình của tổ chức. Hiểu bộ máy hoạt động của tổ chức, thì việc vươn xa và thành công luôn là điều dễ dàng. Vậy làm thế nào bạn có thể mở đường cho họ. Để tất cả cùng tận hưởng chuyến đi khởi nghiệp?
Đội ngũ cộng sự khởi nghiệp làm việc cùng với bạn, sẽ là những cá nhân quan trọng. Có thể quyết định số phận của công ty thành công hay lụi tàn. Trên thực tế, đây là một trong những lý do phổ biến nhất khiến các công ty khởi nghiệp thất bại.
Thông thường, những người mới bắt đầu khởi nghiệp. Luôn muốn tự xây dựng một công ty cho riêng mình. Họ tự mình xây dựng, thực hiện những ý tưởng riêng của bản thân. Luôn cố gắng né tránh, hạn chế việc cho người khác gia nhập vào ban điều hành công ty.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp. Việc tập hợp một đội ngũ cộng sự cộng sự khởi nghiệp. Sẽ khiến bạn mất đi vốn chủ sở hữu nghiêm trọng (có thể là tiền, tùy thuộc vào mức độ của bạn). Có thể thấy rằng, rủi ro của việc xây dựng ban điều hành công ty là rất cao. Nhưng trong thực tế, chưa hề có một doanh nghiệp nào có thể vươn lên vị trí thành công, với công ty “một người”.
Vậy câu chuyện đặt ra, sau khi ta tập hợp đầy đủ đội ngũ cộng sự khởi nghiệp của mình. Thì tư duy cá nhân mình sẽ phải thay đổi. Trước kia chúng ta luôn phải tập trung cao độ về việc theo đuổi mục tiêu của doanh nghiệp. Hoặc phát triển sản phẩm của bạn. Sau khi có đội ngũ cộng sự. Bạn phải dành phần lớn thời gian của bạn tập trung vào việc hỗ trợ đội ngũ cộng sự của bạn.
Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng bị cám dỗ bởi mong muốn thể hiện cái tôi của bản thân. Bạn sẽ luôn muốn làm mọi thứ theo cách của bản thân trong công việc. Để tự ghi dấu ấn của bản thân vào tổ chức. Nhưng với tư cách là lãnh đạo cao nhất của tổ chức, bạn sẽ cần phải vượt qua được mong muốn hình ảnh của bản thân lên tổ chức.
Và đây sẽ là cách giúp đảm bảo sự hợp tác hiệu quả và tận dụng tối đa đội ngũ cộng sự của bạn trong quá trình khởi nghiệp.
1. Ủy thác, trao quyền cho các cộng sự trong nhóm.
Nếu muốn thành viên trong đội ngũ công sự xây dựng và phát triển công ty như bạn muốn. Thì bạn cần phải trao cho họ những quyền hạn nhất định.
Để họ thể hiện được bản thân trong chính công ty. Cho họ cùng chung tay xây dựng, đóng góp vì “quyền lực mà họ nhận được trong tổ chức sẽ luôn đi kèm với trách nhiệm phát triển tổ chức”. Đừng chỉ đè nặng trách nhiệm phát triển lên đôi vai của bản thân. Hãy san sẻ nó với đội ngũ cộng sự. Để mọi người đều nhận thức được nghĩa vụ mà bản thân họ phải làm đối với tổ chức.
Ví dụ: Trong đội ngũ cộng sự khởi nghiệp sẽ có những người giỏi quản trị nhân sự. Có người biết về marketing. Còn có những người giỏi về tài chính. Thì bạn hãy trao cho họ những quyền quyết định về mảng mà họ giỏi.
Hoặc nếu bản thân bạn là người sáng lập và năng lực về mảng kỹ thuật. Thì bạn hãy thuê một người có nền tảng về kinh doanh làm CEO của mình. Hãy cho phép người đó và phần còn lại của nhóm điều hành sở hữu một phần tầm nhìn của công ty. Và đưa ra quyết định quan trọng về hướng đi của công ty.
Để ủy thác, trao quyền một cách hợp lý. Hãy phân tách trách nhiệm của bản thân thành: nội bộ và bên ngoài:
– Trách nhiệm nội bộ là bao gồm mọi thứ: Từ nhiệm vụ xây dựng bộ máy nhân sự. Lên ý tưởng sản phẩm và truyền thông đến việc đưa nó đến tay khách hàng.
– Trách nhiệm bên ngoài có thể là các nhiệm vụ như đàm phán hợp đồng, lập kế hoạch lựa chọn cổ phiếu, xuất hiện báo chí hoặc các cuộc họp gây quỹ…
Khi bạn phân chia được các nhiệm vụ này. Bạn sẽ tận dụng được thế mạnh của đội nhóm của bạn, sẽ lấp đầy được các khoảng trống của doanh nghiệp và ưu tiên các trách nhiệm trên. Khi bạn có một danh sách các nhiệm vụ, hãy phân công lại một số trách nhiệm của bạn cho người lãnh đạo trong đội ngũ cộng sự của bạn. Cho người có khả năng xử lý từng chức năng đúng năng lực của họ.
2. Tạo môi trường hoạt động toàn diện hướng đến lợi ích nhóm.
Chúng ta đều hiểu rõ rằng để có thể làm việc hiệu quả. Thì con người phải cảm thấy được thoải mái. Không chỉ về sức khỏe thể chất, mà còn về tinh thần. Hãy dựa theo những yếu tố trên để tạo nên một môi trường làm việc nghiêm túc. Nhưng vẫn mang lại sự thoải mái cho đội ngũ của bạn.
Hãy tìm cách hỗ trợ thể lực, tài chính và tinh thần cho đội ngũ cộng sự của bạn. Cũng như sự phát triển bản thân, bằng cách thực hiện một cách tiếp cận toàn diện. Để giúp cho đội ngũ cộng sự của bạn và bạn đạt trạng thái tốt nhất trong quá trình làm việc. Có rất nhiều cách, cả lớn và nhỏ, mà bạn có thể hoàn thành mục tiêu này.
Ví dụ: Với mô hình quen thuộc của các công ty hiện nay. Họ luôn cung cấp các đặc quyền cho nhân viên của họ. Bao gồm các phòng tập thể dục, phòng giải trí thậm chí cả việc đầu tư đầu bếp riêng cho nhân viên của họ.
Điển hình là Softwire, một công ty phát triển phần mềm của U.K. Ngay cả khi bạn không ở vị trí để làm điều tương tự như họ, bạn vẫn có thể tìm ra những cách sáng tạo để đảm bảo các thành viên trong nhóm lãnh đạo của bạn có cơ hội phát triển cá nhân và nghỉ ngơi, thư giãn rất cần thiết. Chẳng hạn như tổ chức các buổi chia sẻ, mini game, hội thảo hay dẫn cả nhóm đi đá bóng, ca hát, nấu ăn…
3. Không đứng ra giải quyết toàn bộ vấn đề của tổ chức
Là một người sáng lập, danh sách công việc của bạn hàng ngày sẽ rất nhiều và dài, thậm chí bạn có thể sẽ không còn thời gian dành cho gia đình của bản thân. Dù khối lượng công việc cần giải quyết và những vấn đề tổ chức bạn đang gặp phải rất nhiều. Nhưng bạn sẽ không thể giải quyết được trọn vẹn cả hai bên.
Việc giúp họ giải quyết toàn bộ vấn đề thuộc trách nhiệm của họ. Sẽ làm kìm hãm họ phát triển thành một người lãnh đạo. Quan trọng hơn, nếu bạn đang hy sinh thời gian. Để xây dựng chiến lược và lập kế hoạch dài hạn cho tổ chức, chỉ để giải quyết mãi các vấn đề. Thì bạn đang dần trở thành một người nhân viên của những người nhân viên đó. Thay vì làm một người lãnh đạo của công ty.
Thay vào đó, hãy trao quyền cho các thành viên trong đội ngũ cộng sự của bạn tự giải quyết vấn đề. Cho họ biết rằng, bạn sẵn sàng và có thể cung cấp giải pháp khi họ bế tắc thực sự. Tạo môi trường động lực để đội ngũ cộng sự của bạn phát triển tư duy và sáng tạo là điều cần thiết để đi xa hơn.
Giải quyết vấn đề của họ đơn giản có thể là tôi không biết tuy nhiên tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện như cách người sếp đã nói với tôi. Kiểu phản hồi này khuyến khích các cá nhân tin tưởng vào bản thân và chủ động hơn, và nó khẳng định lại sự tự tin của bạn đối với họ.
Trên chặng đường khởi nghiệp của bạn sẽ có những câu hỏi mà bạn thắc măc mà không có câu trả lời. Thì cũng đừng vội vò đầu bức tóc tự mình tìm kiếm câu trả lời.
Hãy cùng với đội ngũ cộng sự của bạn để họ điền vào chỗ trống đó. Với sự hỗ trợ của bạn, thì đội ngũ cộng sự của bạn có thế mở ra một trang mới. Tầm nhìn ban đầu của bạn có thể thay đổi, theo cách mà bạn nghĩ rằng không bao giờ có thể xảy ra nhưng đội ngũ cộng sự của bạn đã giúp bạn làm được điều đó.
Tổng hợp: Nguyễn Quốc Tuấn (Theo Inc.com)
Xem thêm: Tập trung vào mục tiêu chung bỏ qua bất đồng
Hãy trân trọng những người đồng hành cùng trong dự án của bạn. Và tận dụng ưu điểm của mọi người để phát triển dự án theo hướng đi phù hợp nhất!
Đồng đội đồng hành làm việc cùng với bạn, sẽ là những cá nhân quan trọng. Có thể quyết định số phận của dự án thành công hay sụp đổ.
Trao đổi cùng với nhau sẽ đưa ra nhiều hướng giải quyết vấn đề mà bạn không thể ngờ được nó lại đơn giản như thế