Khiêm nhường, đam mê và thông minh cảm xúc chính là chìa khóa tạo nên các mẫu số chung, hình thành đội nhóm lãnh đạo cấp cao của các tổ chức vĩ đại. Thậm chí là một tổ chức trường tồn. Vậy bằng cách nào các nhà lãnh đạo ấy có thể tìm thấy những cá nhân sở hữu đầy đủ 3 tố chất trên, để lắp ráp các mảnh ghép vào bức tranh đội nhóm của mình?
Công việc tìm kiếm ứng viên phù hợp là vô cùng khó khăn, dưới đây sẽ là những gợi ý cho bạn.
1. Các ứng viên của đội nhóm lãnh đạo

Khiêm Nhường – Đam Mê
Là những người hoàn thành được nhiều công việc; họ có khả năng tự phát triển năng lực của bản thân; thông qua việc quan sát cặn kẽ từ khiêm nhường; và việc phấn đấu khi đã xác định rõ mục tiêu bản thân của đam mê/tham vọng. Nhưng thông thường, họ sẽ dễ mang lại những rắc rối trong tập thể; do yếu khả năng giao tiếp, ứng xử cũng như nhận biết tình hình xung quanh.
Họ là những con người thích làm việc độc lập; nhưng những giá trị mà họ mang lại thậm chí còn lớn hơn; khi ta so sánh giá trị họ tạo ra với cả một nhóm khác. Bản thân những người này sẽ cần phải học cách trau dồi thêm; các kỹ năng giao tiếp, ứng xử sinh hoạt; để có thể dễ dàng hợp tác đội nhóm giúp mang lại những giá trị cao hơn cho tổ chức.
Đam mê/Tham vọng và
Thông minh cảm xúc.
Là kiểu người rất biết cách ngoại giao. Đôi khi, họ có thể giả vờ thể hiện là một người khiêm tốn; nhằm tận dụng được quyền lực từ những người ở vị trí cao; để phục vụ cho mục tiêu của bản thân (có thể của tổ chức). Đây là mẫu người rất biết cách sử dụng lợi thế về trí thông minh cảm xúc của bản thân; để dẫn dắt tư duy, điều khiển hành động của những người khác; qua đó, họ có thể sử dụng năng lực của những người xung quanh để đạt được mục đích cho bản thân.
Mặc dù đây là kiểu người không nên trọng dụng; vì họ có thể là nguyên nhân gây ra tranh chấp nội bộ; bằng mặt không bằng lòng trong tổ chức. Tuy nhiên, nếu như được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo đầy kinh nghiệm; thì trong quá trình làm việc; người đó sẽ được tận dụng năng lực của bản thân; trong những việc hoà giải, gắn kết các mối quan hệ; nhằm thúc đẩy tinh thần của những đồng sự khác vì một mục tiêu chung của tổ chức. Ngoài ra, khi tận dụng được năng lực bản thân; cá nhân này cũng sẽ có thể bổ sung thêm cho bản thân phẩm chất khiêm nhường; để phát triển thêm tư duy làm việc nhóm.

THÔNG MINH CẢM XÚC
VÀ KHIÊM NHƯỜNG.
Là những người chỉ làm việc được khi có người thúc ép. Bởi chưa xác định rõ mục tiêu bản thân; họ là kiểu người thiếu quyết tâm, niềm đam mê/tham vọng; để tự thúc ép bản thân phát triển, vươn xa hơn. Những người này thường rất thiếu quyết đoán trong công việc; do sở hữu trí thông minh cảm xúc dùng trong việc nhận diện cảm xúc; khả năng xác định rõ năng lực của những người xung quanh của khiêm tốn; mà lại chưa có một ý chí mạnh mẽ để đương đầu với khó khăn.
Dù bọn họ sẽ gặp nhiều khó khăn để vượt qua quá trình xây dựng tổ chức ban đầu; bởi chưa xác định rõ năng lực cũng như mục tiêu của bản thân. Nhưng, sau khi vượt qua được quá trình khó khăn này; bọn họ sẽ nhanh chóng xác định được cho mình niềm đam mê của bản thân; và có thêm ý chí, năng lượng để phát triển bản thân cũng như tổ chức.
B. Đội nhóm lãnh đạo – Từ ứng viên đến thành viên
Việc tìm kiếm những cá nhân sở hữu cả 3 tố chất: khiêm nhường, đam mê/tham vọng và trí thông minh cảm xúc (EI); để gia nhập vào đội nhóm lãnh đạo phát triển tổ chức là cực kỳ khó khăn. Bởi, những tố chất này thường chỉ xuất hiện ở các nhà lãnh đạo cấp cao; của các tổ chức đã phát triển hay có được tiếng tăm; cực kỳ hiếm khi xuất hiện ở những người nhân viên trong một tổ chức bình thường. Tuy nhiên, những tố chất này cũng giống như năng lực lãnh đạo cấp độ 5 mà Jim Collins đã nhắc đến; dù hiếm khi xuất hiện đầy đủ nhưng có thể thấy số lượng người sở hữu “hạt giống” là vô cùng nhiều.
Do đó, để có thể tự xây dựng một đội nhóm lãnh đạo xây dựng, phát triển tổ chức; những nhà lãnh đạo cấp cao trong tổ chức đang phát triển sẽ hạn chế tìm kiếm những cá nhân sở hữu cả 3 tổ chất này. Thay vào đó, họ sẽ vun trồng “hạt giống”, cố gắng đào tạo, bổ sung mảnh ghép còn thiếu; cho những ứng viên đã có được 2 trên 3 “mẫu số chung” này; để bọn họ trở thành những thành viên của đội nhóm lãnh đạo để dẫn dắt tổ chức trong tương lai (khi nhà lãnh đạo cũ đã rời xa tổ chức).
Như vậy, nhà lãnh đạo tổ chức hiện tại có thể sẽ chẳng có được lợi ích nào khi hình thành nên “đội nhóm lãnh đạo” này. Tuy nhiên, “đội nhóm lãnh đạo” sẽ mang đến những giá trị cực kỳ to lớn cho tổ chức; và họ sẽ có trách nhiệm tiếp nối nhà lãnh đạo hiện tại; dẫn dắt tổ chức trong tương lại. Ngoài ra, bản thân họ cũng phải thực hiện lại công việc như nhà lãnh đạo trước: Tìm kiếm những “hạt giống”, vun trồng chúng và để tổ chức gặt hái được thành quả.
Đây chính là cách mà các công ty “vĩ đại trường tồn” đã thực hiện; để có được những thế hệ lãnh đạo xuất chúng duy trì, phát triển và dẫn dắt tổ chức vươn xa hơn cả những người tiền nhiệm ban đầu.
–Xem lại phần 1 và phần 2–
ĐỘI NHÓM LÃNH ĐẠO (Phần 1 – Mở đầu của một “tổ chức vĩ đại trường tồn”)
ĐỘI NHÓM LÃNH ĐẠO (Phần 2 – Hoàn thiện các phẩm chất của đội nhóm lãnh đạo)
Sự kết hợp hài hòa các phẩm chất trên sẽ mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới cho tổ chức và cả nhà lãnh đạo.
Đào tạo nhân viên trở nên tốt đến mức họ có thể ra đi và hãy đối xử tốt với họ đến mức họ không thể ra đi
Khi các tổ chức có những yêu cầu cụ thể về người mà họ đang tìm kiếm thì họ sẽ sớm tìm ra các ứng viên lãnh đạo
Việc đào tạo những ứng viên này trở thành thành viên sẽ đòi hỏi một khả năng rất lớn từ người lãnh đạo
Chỉ cần chăm chỉ trải nghiệm bạn sẽ nhận ra điểm mạnh của mình
Ai cũng cần một môi trường để thuộc về cả, quan trọng bạn có phù hợp với môi trường đó hay không