Những người trẻ thường chọn nói quá nhiều về các thông điệp nhưng họ lại chẳng chọn lắng nghe nhiều hơn. Thậm chí là không thực sự hiểu được ý nghĩa của các thông điệp đó. Tất nhiên, những người trẻ tuổi luôn có chính kiến riêng của họ, nhưng không ai học bằng cách nói chuyện. Người ta chỉ học bằng cách lắng nghe nhiều hơn

Đừng nói quá nhiều. Hãy lắng nghe nhiều hơn. phan hoàng thư ksc
Bernd Pischetsrieder

Lắng nghe không chi là hành động vô thức. Người ta còn phải “lắng nghe” những lời thì thầm của lịch sử. Bởi chúng ta có thể học hỏi nhiều từ lịch sử xā hội, lịch sử kinh doanh và lịch sử triết học. Cách mọi người có liên hệ với nhau hiếm khi thay đổi. Những lập luận cụ thể và vũ khí có thể khác nhau, nhưng về cơ bản, con người vẫn giống như 1.000 năm trước.

Giáo dục quan trọng hơn kỹ năng. Mọi người nhận được rất nhiều từ việc đào tạo và học hỏi nhiều kỹ năng, nhưng họ thiếu sự giáo dục thiết yếu để thành công thật sự với tư cách là một thành viên của xã hội này. Giáo dục nhiều hơn kỹ năng là một phần của xã hội chúng ta. Mọi người luôn học được nhiều hơn từ những thất bại so với việc học từ những thành công. Vì vậy, người đầu tiên làm sai và học được bài học từ những sai lầm đó sẽ giúp càng nhiều người được hưởng lợi từ kinh nghiệm đó.

lắng nghe nhiều hơn
Bernd Pischetsrieder Đừng nói quá nhiều. Hãy lắng nghe nhiều hơn. phan hoàng thư ksc

Tôi không thể nhớ rõ một lần cụ thể tôi đã mắc sai lầm, bởi vì có quá nhiều. Tuy nhiên, tôi biết rằng; những mâu thuẫn chính mà tôi đã trải qua luôn có một nguyên nhân đơn giản; Thiếu sự tương tác và tiếng nói chung. Hoặc là tôi không hiểu người khác muốn gì hoặc họ không hiểu tôi muốn gì.

Những xung đột này thường xảy ra do thiếu sự tương tác và không chỉ đơn thuần là hiểu nhầm từ ngữ của ai đó, mà còn là hiểu nhầm ý định, không hiểu rõ bối cảnh khiến họ hình thành định kiến như vậy. Cuối cùng, một lời khuyên cho những người trẻ tuổi là: Đừng nói quá nhiều. Hãy lắng nghe nhiều hơn.

lắng nghe nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn

Bernd Pischetsrieder là chuyên gia trong lĩnh vực ô tô. Ông đã giúp xây dựng BMW. Rồi đến Volkswagen để biến công ty này thành công ty ô tô có lợi nhuận cao nhất châu Âu. Là người Bavaria (Đức), vì vậy, ông có đầy sức quyến rũ, nhiệt huyết và đam mê đối với những gì ông theo đuổi. Pischetsrieder cho rằng; lắng nghe luôn quan trọng hơn nói chuyện, nghe đúng cách thật sự quan trọng nhiều hơn bạn tưởng.

Phan Hoàng Thư theo bản dịch của của Nhóm Lãnh đạo trẻ ABG khóa 2 (Letters from leaders) đã đặt lại tiêu đề

Cố GS. Trần Văn Khê: ‘Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt

Quảng cáo
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

28 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
3 năm trước

Một chút tĩnh lặng và lắng nghe người khác không mất mác gì đâu. Thật sự mình cũng muốn nghe lời xì xầm về nhiều góc độ của một người sẵn sàng chia sẻ với mình ^^

Tommy Dan
Tommy Dan
3 năm trước

Lắng nghe không chỉ là kỹ năng quản trị người khác mà có cả quản trị bản thân mình

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
3 năm trước

Napoleon cho dù là một tài hay chiến lược gia giỏi thì ông vẫn không phũ nhận rằng việc lắng nghe tuyến dưới của mình là việc dẫn đến thành công của trận đánh. Vì ông biết quân mình yếu – mạnh điểm nào mà đưa ra chiến lược phù hợp

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
3 năm trước

Qủa thật đây là bài phù hợp cho một số thế hệ bây giờ, làm việc, suy nghĩ còn vội vàng!

Thị Ngọc
Thị Ngọc
3 năm trước

Lắng nghe là điều mà nhiều người trẻ năng động thường bỏ qua.

Như Khương
Như Khương
3 năm trước

Cúi đầu là bông lúa, người ta dễ nghe những điều khen chứ khó nghe lời góp ý, phê bình.

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
3 năm trước

Nhiều người thắc mắc làm sao để giảm bớt hầu hết rắc rối trong cuộc sống? Có lẽ chìa khóa nằm ở sự lắng nghe.

Minh Liêu
Minh Liêu
3 năm trước

Lắng nghe là một điều thực sự quan trọng. Làm sale biết lắng lại để nghe những tâm tư khách hàng sẽ dễ thấu hiểu được nhu cầu và những gì đôi khi trong ngôn từ của họ không trực diện nêu ra nhu cầu đó. Làm giáo dục cũng cần lắng nghe để hiểu ý của học sinh, sinh viên và những đề đạt phát triển của họ, làm luật sư cũng phải nghe các bên để tìm thấy ánh sáng thực sự của công lý… Hầu hết mọi ngành nghề đều cần kỹ năng này.

Thanh Âm
Thanh Âm
3 năm trước

Giữa nhịp độ hối hả của cuộc sống, Thanh Âm nghĩ việc lắng nghe là một điều giúp cân bằng lại nhiều thứ. Giống như một nốt lặng vậy.

Trần Na
Trần Na
3 năm trước

Lắng nghe quan trọng và khó thực hiện nếu tư duy bản thân mình không cởi mở, không chấp nhận nhiều góc nhìn tác động vào, thì trong lúc lắng nghe mình sẽ không thu được nhiều thứ để lọc. Giống cái chai đầy nước thì ai mà buồn đổ thêm nước vào bao giờ.

Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Bài viết giúp mình có thêm nhiều điểm tích cực, góc nhìn mới về việc lắng nghe

Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Bernd Pischetsrieder có nét tương đồng với Honda Soichiro – CEO doanh nghiệp Honda, Soichiro có được vị trí bây giờ 1 phần nhờ vào việc lắng nghe phản hồi, nhu cầu của khách hàng

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
3 năm trước

Kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân. Lĩnh vực nào, công việc nào, thành công nào đều cần sử dụng đến lắng nghe

Minh Nghi
Minh Nghi
3 năm trước

Có 1 quan điểm từ JOHN D.ROCKEFELLER làm chủ tâm trạng và sống theo châm ngôn: “Thành công đến từ việc dóng tai lên nghe và ngậm chặt miệng”.

Hoài Thanh
Hoài Thanh
3 năm trước

Bạn bè có ích không phải chỉ bởi họ sẽ lắng nghe ta, mà còn bởi họ sẽ cười nhạo ta; Qua họ, chúng ta học được đôi chút khách quan, đôi chút khiêm tốn, đôi chút nhã nhặn; Chúng ta học được những nguyên tắc của cuộc đời và trở thành người chơi tốt hơn trong cuộc chơi. – Will Durant

Minh Trí
Minh Trí
3 năm trước

Chúng ta phải im lặng trước khi có thể lắng nghe.
Chúng ta phải lắng nghe trước khi có thể học hỏi.
Chúng ta phải học hỏi trước khi có thể chuẩn bị.
Chúng ta phải chuẩn bị trước khi có thể phụng sự.
Chúng ta phải phụng sự trước khi có thể dẫn đường

Huyền Trân
Huyền Trân
3 năm trước

Vote 5 sao ủng hộ tác giả, bài viết rất hay ạ

Nhung Trần
Nhung Trần
3 năm trước

Người ta còn phải “lắng nghe” những lời thì thầm của lịch sử. Mình rất thích câu này, rất ý nghĩa

Kha Như
Kha Như
3 năm trước

Mình cảm thấy rất thích những người biết lắng nghe, đôi khi lắng nghe lại là một cách giao tiếp rất hữu hiệu

An Nhi
An Nhi
3 năm trước

Bạn không nên chỉ lắng nghe những gì người khác nói một cách thụ động mà còn phải hiểu rõ và nắm bắt được những gì họ đang muốn truyền đạt.

Mino Nguyen
Mino Nguyen
3 năm trước

Lắng nghe là một công đoạn quan trọng trong quá trình giao tiếp đấy. Đúng là hãy học cách lắng nghe nhiều hơn

Huy Vu
Huy Vu
3 năm trước

Mọi người thường có xu hướng tập trung chuẩn bị câu hỏi tiếp theo hoặc nói ra suy nghĩ, quan điểm của cá nhân thay vì toàn tâm toàn ý lắng nghe. Điều đó có thể gây lãng phí thời gian và hiểu nhầm trong việc truyền tải thông điệp giữa các bên.

Anh Nga
Anh Nga
3 năm trước

“không ai học bằng cách nói chuyện. Người ta chỉ học bằng cách lắng nghe” rất chính xác luôn.

Anh Tú
Anh Tú
3 năm trước

Lắng nghe nhiều hơn sẽ học được nhiều hơn

Khanh Minh
Khanh Minh
3 năm trước

Có những lúc, thông điệp mà người đối diện thực sự muốn gửi đến không phải là những gì họ nói. Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong bối cảnh “ông nói gà, bà nói vịt” vì không hiểu được ý của nhau. Lắng nghe và nắm bắt được vấn đề rất là quan trọng.

Anh Kiệt
Anh Kiệt
3 năm trước

Lắng nghe nghe qua thì dễ, nhưng lắng nghe đúng cách thật sự rất khó

Mai Cảnh
Mai Cảnh
3 năm trước

Mình nhớ mình nghe đâu đó câu nói rất hay, kiểu về “người có 2 tay để làm nhiều, 2 lỗ tay để nghe nhiều, 1 cái miệng để nói ít đi” cũng khá tâm đắc

Trọng Tú
Trọng Tú
3 năm trước

Một bài học về sự lắng nghe cho mình, rất cảm ơn tác giải với những chia sẻ này ạ