Trước khi vào chủ đề, mình mời quý độc giả đọc qua câu chuyện sau:

Tử Công là học trò của Khổng Tử. Một ngày nọ, Tử Cống đã đặt một câu hỏi cho Khổng Tử rằng: “Thưa thầy, một người bị cả làng nói là xấu, có xấu không?”. Khổng Tử đáp rằng: “Chưa chắc!”. Tử Cống tiếp tục hỏi: “Một người được cả làng nói là tốt, có tốt không?” Khổng Tử cũng trả lời: “Chưa chắc!”

Tử Cống lại hỏi: “Vậy làm sao biết được người tốt, kẻ xấu?” Khổng Tử trả lời một cách tinh tế: “Phải xem cái làng ấy là làng tốt hay xấu đã. Một làng xấu, thì người tốt nhất của làng ấy là kẻ xấu nhất.”

Những câu hỏi và câu trả lời này đã mở đầu cho một bài học quan trọng về việc đánh giá đúng sai trong xã hội.

Cuộc trò chuyện của Tử Cống và Khổng Tử về Đúng-Sai
Ảnh minh họa: Cuộc trò chuyện của Tử Cống với Khổng Tử

Con người sống có mối liên hệ với một cộng đồng nhất định, việc phải-trái đúng sai cũng thường được đánh giá dựa trên các cộng đồng đó. Nhưng đôi lúc, việc cộng đồng đánh giá lại chưa hẳn là đúng, là văn minh nhất.

Như một sự kiện lịch sử về “Thuyết ưu sinh” được Adolf Hitler và một cộng đồng lớn Đức Quốc Xã ủng hộ, sử dụng để tiêu diệt các nhóm người bị coi là “hạ đẳng”. Thế nhưng càng về sau, nó càng thể hiện rất nhiều nhược điểm liên quan đến Nhân quyền, Di truyền học… Cho đến nay, việc thực hiện những mặt tiêu cực của Thuyết ưu sinh đã không còn và được liệt vào tội diệt chủng quốc tế.

Ta có thể thấy, đôi khi một cộng đồng lớn ủng hộ một hành vi, lý thuyết chưa hẳn đó là sự thật, là chân lý. Việc hòa mình vào cộng đồng sẽ giúp chúng ta an toàn và không bị loại bỏ.

Vậy, ta có đang bế tắc trong việc tìm ra sự thật, chân lý và phân định Đúng-Sai chăng?

Chủ đề tìm kiếm sự thật, chân lý mình sẽ phân tích kỹ hơn ở bài viết khác, nội dung này sẽ liên quan đến Giáo dục, cụ thể là Giáo dục khai phóng. Khi hoàn thành, mình sẽ đính kèm tại ĐÂY!!

Về phân định Đúng-Sai, chúng ta thường có bốn cái “đạo” để xác định. Trích: “Đúng Việc” – Giản Tư Trung:
– Đạo luật (hiến pháp của nhân dân, pháp luật của nhà nước, luật pháp quốc tế);
– Đạo lý (của gia đình, của tổ chức, của địa phương, của dân tộc, của thế giới tiến bộ);
– Đạo thiêng (nếu theo một tôn giáo nào đó, như đạo Phật, đạo Hồi, đạo Thiên Chúa…);
– Đạo sống (của bản thân – chính là “con người bên trong” của mình).

Bốn cái "đạo" để xác định đúng sai
Bốn cái “đạo” xác định Đúng-Sai!!

Thường là vậy, tác giả cũng đề cập đôi khi chúng ta có thể dựa vào một hoặc hai cái “đạo” để xác định Đúng-sai. Vì cái đạo này có hành vi khuôn mẫu giống cái đạo kia.

Ví dụ: Đạo sống của mình là tôn trọng quyền mưu cầu hạnh phúc của người khác. Thì ở Đạo luật (Hiến pháp của Việt Nam) cũng có đề cập.

Nhưng ở một trường hợp khác, “Đạo sống” của mình là thích sống tự do (theo nghĩa muốn làm gì cũng được). Thì một hôm mình vô tình đi vào quán coffee, mình thấy ở bàn nước của bạn có một chiếc Laptop/Smartphone mà mình thích, thế là mình tiện tay cho vào balô và biến nó thành đồ của mình.

Việc này mình sống đúng với “Đạo sống” của mình luôn. Còn xét tiếp về Đạo luật thì sao? SAI! Mình đang chiếm đoạt tài sản, lấy đi hạnh phúc của người khác.

Tự do có phải là làm bất kỳ điều gì mình muốn?

Dẫn chứng một ví dụ vui về Tự do vậy thôi. Nhân tiện tới mình cũng có viết một bài về Tự do, xem tự do có phải là làm bất cứ thứ gì mình muốn không?

Quý độc giả đón chờ nhé!!

Nhân tiện, mình rất vui nếu có thêm được nhiều góc nhìn cũng như những góp ý để hoàn thiện chủ đề hơn. Rất hoan nghênh những đóng góp từ quý độc giả.

Nguyễn Quang Thanh tổng hợp.

Xem thêm:

>>Tại sao ta cần “nguyên tắc chung”?

>>Chúng ta có khó thay đổi như chúng ta nghĩ?

>>LÃNH ĐẠO CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐI TỪ TỐT ĐẾN VĨ ĐẠI?

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận