Nối dài từ quận 1 cho đến quận 5, thuộc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Con đường Trần Hưng Đạo được xem là một minh chứng cho mối liên hệ giữa Sài Gòn – Chợ Lớn không thể tách rời. Khi mà từ lâu chúng bổ trợ cho nhau không chỉ an ninh, quốc phòng mà cả về kinh tế.
Từ hai hệ thống hành chính, hai nền kinh tế hoàn toàn khác nhau …
Vào khoảng những năm 60 của thế kỷ 19, sau khi Pháp hạ thành Gia Định 1859. Hai khu vực Sài Gòn và Chợ Lớn còn là hai đô thị biệt lập. Được ngăn cách nhau bởi một cánh đồng hoang (nay là khu vực đường Nguyễn Văn Cừ).
Năm 1865, đô thị Sài Gòn được Pháp quy hoạch. Trở thành khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay. Toàn bộ quy hoạch chỉ rộng khoảng 3 km², với 24 đường phố lớn nhỏ và các cơ quan công quyền.
Tại đây, người Pháp mở con đường mang tên Galliéni, chạy từ đầu đường Calmette đến đường Nguyễn Văn Cừ ngày nay.
Trong khi đó, Chợ Lớn – nằm gọn trong khu vực từ đường Tản Đà tới Kim Biên và từ Nguyễn Trãi xuống kênh Tàu Hủ. Được thành lập thành đô thị Chợ Lớn, với diện tích khoảng trên 3km2, cùng 31 đường phố lớn nhỏ (hiện là khu vực quận 5).
Đồng thời, người Pháp mở con đường Des Marins (còn gọi là đường Thủy Binh); chạy từ đường Học Lạc đến đường An Bình ngày nay, ngay khách sạn Đồng Khánh.
Đến đại lộ mở ra cơ hội và ước mơ làm giàu cho người dân Sài Gòn – Chợ Lớn…
Đến năm 1882, sau khoảng ba năm được công nhận là thành phố loại hai. Tuyến đường xe điện đầu tiên của Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động. Đoạn đường nối từ Sài Gòn đi Chợ Lớn có tổng chiều dài khoảng 13km. Tuy nhiên đoạn đường này còn nhiều ruộng lúa, có nhiều ao hồ và cây cối cỏ dại mọc um tùm.
Chỉ 11 năm sau, người Pháp biết mình sai lầm bởi khó mà tách rời Sài Gòn – Chợ Lớn trong thế bổ trợ cho nhau. không chỉ an ninh, quốc phòng mà cả kinh tế. Năm 1910, Sài Gòn và Chợ Lớn được mở rộng thêm diện tích, sát nhập các xã thôn ở giữa thuộc 2 tỉnh Gia Định và Chợ Lớn. Bắt đầu tiếp giáp nhau tại vị trí nay là đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật.
Năm 1928, hai con đường Galliéni và Des Marins mới bắt đầu được tráng nhựa, dựng đèn điện dọc theo để soi sáng. Đồng thời lúc này có hai đường ray tàu điện đi từ Sài Gòn vô Chợ Lớn và ngược lại.
Từ đó, tại chỗ vốn lâu nay bị ngăn chặn bởi một đầm lầy ẩm thấp và hoang vu. Ước mơ của những cư dân Sài Gòn thuở ban đầu sống ở đường Dưới – dọc rạch Bến Nghé/Tàu Hũ; xung quanh đường Trên (Nguyễn Trãi): cầu Kho, cầu Ông Lãnh, chợ Điều Khiển (góc Nguyễn Trãi – Phạm Ngũ Lão hiện nay), chợ Hôm (gần Bệnh viện Nguyễn Trãi hiện nay)… Ngày càng chạm đến hiện thực hơn khi con đường trải nhựa; rộng trên dưới 20m, với bốn hàng cây hai bên đường đã lên xanh chứ không mịt mù bụi đất như thuở ban đầu.

Nguồn: Internet
Xóm Lò Heo trên đường Lò Heo (nay là đường Nguyễn Thái Học) thành khu chợ Cầu Muối dù rạch trên cầu đã bị lấp. Nhiều cây cầu như; cầu Ông Lãnh, cầu Calmette, cầu chữ Y, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Nguyễn Tri Phương được xây dựng. Và nhờ đó, khu vực này thu hút cư dân quận 4, 8, Bình Chánh, các tỉnh về gần hơn, nhanh hơn với Sài Gòn – Chợ Lớn.

Ngoài ra, hàng chục salon xe hơi, rạp hát lớn nhất Sài Gòn – Chợ Lớn phát triển nhanh chóng và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của giới thượng lưu. Thậm chí, tại đoạn đường Des Marins, những sòng bạc lớn tầm cỡ Đông Nam Á; Đại Thế Giới (Casino Grand Monde – nay là Nhà văn hóa Quận 5); Kim Chung (Casino Cloche d’Or)… cũng thu hút các vị khách đỏ đen ở mức kỷ lục.

Và cho đến con đường Trần Hưng Đạo hiện tại
Cuối tháng 11 năm 1952, chính quyền Bảo Đại đổi tên đường Des Marins thành đường Đồng Khánh (tên một vị vua triều Nguyễn). Năm 1953, tàu điện ngưng hoạt động. Năm 1954, các đường ray tàu điện bị lấp đi bằng lớp nhựa đường.
Tháng 3 năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên đường Galliéni thành đường Trần Hưng Đạo. Đường này bắt đầu ở đường Calmette (quận 1) đến đường An Bình (quận 5). Còn đường Đồng Khánh giữ nguyên tên (từ đường An Bình đến đường Học Lạc, quận 5)

Ngày 14/8/1975, đường Đồng Khánh và Trần Hưng Đạo được nhập lại thành một con đường dài khoảng 6 km. Chạy đường đầu đường Calmette (quận 1) đến đường Học Lạc (quận 5) với tên gọi chung là Trần Hưng Đạo.
Sau này, để phân biệt chúng với nhau. Người ta gọi đoạn đường Trần Hưng Đạo trên địa bàn quận 1 là Trần Hưng Đạo A; còn đoạn chạy trên địa bàn quận 5 gọi là Trần Hưng Đạo B.
Minh Ngọc biên soạn
Loạt ảnh hút mắt về Ngã tư Hàng Xanh trước năm 1975