33 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, 12/10/2024

Dương Vân Nga – Hoàng hậu quyền lực hai triều đại

Dương Vân Nga một giai thoại đi vào trong đời sống, kí ức của mỗi người. Một nhân vật trong những vở cải lương; nhưng ít ai biết được rằng bà là một nhân vật lịch sử với những sự kiện mang tầm ảnh hưởng to lớn.

“Anh hùng cờ lao” – Đinh Bộ Lĩnh sau này gắn liền với giai thoại “Dẹp loạn 12 sứ quân” được nhắc đến như một lời truyền về lịch sử Việt. Nhưng ít ai tìm hiểu về mối liên hệ giữa vị hoàng đế triều Đinh và bà Dương Vân Nga. Năm 968, khi dẹp loạn hoàn toàn “12 sứ quân” (triều Đinh là một trong 12 sứ quân); Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, bầy tôi dâng tôn là Đại Thắng Minh hoàng đế. Hoàng đế lập 5 vị hoàng hậu; Dương Vân Nga là một trong những vị hoàng hậu được hoàng đế phong tước.

 

Đinh Tiên Hoàng

Lê Văn Hưu bàn: “Trời đất cùng che chở, mặt trời mặt trăng cùng sáng soi, cho nên mới sinh thành muôn vật, nuôi dưỡng mọi loài; cũng như hoàng hậu sánh với ngôi vua; cho nên mới đứng đầu làm tiêu biểu cho trong cung, và giáo hóa cho thiên hạ. Từ xưa chỉ lập hoàng hậu một người để chủ việc nội trị mà thôi; chưa từng nghe thấy có năm hoàng hậu.

Tiên Hoàng không có học vấn kê cứu đời xưa, mà các bề tôi lúc bấy giờ lại không có người nào biết giúp sửa cho đúng; để đến nỗi lòng riêng đắm đuối mà lập năm hoàng hậu ngang nhau. Sau đến hai triều Lê Lý cũng nhiều khi bắt chước làm thế , chính là do Tiên Hoàng khơi đầu mối loạn vậy”. (Đại việt sử kí toàn thư)

MÂU THUẪN LÀ ĐIỀU CHẮC CHẮN XẢY RA

Đinh Liễn – con trai trưởng của hoàng đề tuy lập được nhiều chiến công, được phụ hoàng phong vương và được nhà Tống sai sử phong cho vua làm Giao Chỉ quận vương. Nhưng dù có đạt được những thành tựu nhưng vua cha lại lập Hạng Lang- người em trai của ông làm thái tử. Khiến các đại thần và Đinh Liễn lấy làm ức.

Ngô Sĩ Liên bàn: “Nối nghiệp dùng con đích là đạo thường muôn thuở; làm trái đạo thường ấy; chưa bao giờ là không gây loạn. LẬp thái tử trước hết lấy người có công, hoặc con trưởng quá ác thì bỏ lập con thứ; đó là lúc biến mà làm cho đúng, người đời xưa vẫn thế”.

Nam Việt Vương – Đinh Liễn là con trưởng lại có công, chưa thấy tội gì. Tiên Hoàng lại yêu con nhỏ mà quên con đích, chỉ biết tỏ tình yêu quý, mà không biết đã làm hại con. Liễn đã nhẫn tâm giết cả em và sau đó đến thân mình và cha Đinh Tiên Hoàng chết (có nhiều nguồn nghi vấn do Lê Hoàng và hoàng hậu Dương Vân lập mưu bày kế).

THAY TRIỀU ĐỔI ĐẠI

Khi hoàng đế qua đời, người con trai cuối cùng Đinh Toàn lên ngôi lấy hiệu là Đinh Phế Để lên ngôi lúc 6 tuổi; được mẹ là Thái Hậu Dương Vân Nga nhiếp chính và Lê Hoàng chỉ huy quân đội; giữ chức Thập đạo tướng quân. Trong 8 tháng ở ngôi, Đinh Điền và Nguyễn Bặc dấy quân cho rằng Lê Hoàng và thái hậu đã thao túng triều chính.

Thái hậu bảo với Lê Hoàn rằng” Bọn Bạc dấy quân khởi loạn, làm kinh động nhà nước ta; vua còn nhỏ yếu, không đương nổi hoạn nạn, bọn ông mưu tính thế nào; chớ để hoạn nạn về sau”.

Thái hậu Dương Vân Nga đã mang hoàng bào khoác lên người của Lê Hoàn lập nên triều Lê

Sau đó Lê Hoàn đáp: “Thần làm phó vương nhiếp chính dù sống chết hoạ biến thế nào, đều phải chịu trách nhiệm” . Bấy giờ Lê Hoàn chỉnh đốn quân sĩ; đánh nhau với Điền, Bặc ở Tây Đô. Chém Điền tại trận và bắc Bặc về chém đầu để rao. Khi chém đầu những tên dấy quân thì Thái hậu mang áo bào đến khoát lên người của Lê Hoàn; quân sĩ hô to “Vạn tuế, vạn tuế”. Thay đổi triều Đinh sang Triều Tiền Lê.

CÁI NHÌN KHẮC KHE CỦA PHONG KIẾN NHO GIÁO

Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn tên hiệu là Lê Đại Hành. Với tài năng thiên bẩm ông đã dẹp tan quân Tống khi có mưu đồ xâm lược Đại Cồ Việt; Lê Đại Hành đã ổn định đất nước; triều Lê kéo dài được hai đời thì thay bởi triều Lý – Lý Công Uẩn. Vua Lê Đại Hành đã lập Dương Vân Nga làm một trong những hoàng hậu của ông người đời tôn là Đại Thắng Minh Hoàng hậu.

Tuy nhiên, dù có ổn định được đất nước thì dưới tư tưởng của Nho giáo; Thái Hậu Dương Vân Nga và hoàng đế Lê Đại Hành không tránh khỏi những lời ra tiếng vào.

Sử thần Ngô Sĩ Liên: “Đạo vợ chồng là nhân là đầu của nhân luân, mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm quẻ Hằng lên đầu là tỏ rằng lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, rồi nghiễm nhiên lập hoàng hậu; thì không còn có lòng hổ thẹn gì nữa. Lấy lối ấy truyền lại đời sau , chính con mình bắt chước mà gian dâm quá độ đến nỡi mất nước; há chẳng phải do Đại Hành gây mối họa loạn ư?”

Dù xã hội thời đấy có lên án chỉ trích về bà; nhưng về đời sau đã có rất nhiều nhà sử học hiện đại Hoàng Xuân Hãn bài tỏ:“Đời Đinh, Tiền Lê thì Đạo Nho chưa có ảnh hưởng gì sâu vào dân Việt; đến nửa đời Trần còn thế.

Dân chúng đã lập đền thờ các vua Đinh Lê trên nền tảng cung điện Hoa Lư mà không quên bà Dương hậu, không những thế mà còn tự hợp hai vua tô tượng hai vua ngồi chung một toà với Dương hậu ở giữa. Nhưng đến đầu đời Lê Thái Tổ cho là trái đạo mà bỏ đi! Tuy vậy các nho gia phê bình cũng không ai trách bà mà chỉ trách Lê Hoàn”.

Dù có những ý kiến khác nhau; nhưng bà vẫn có ảnh hưởng trong việc đóng góp xây dựng bảo vệ đất nước trước cảnh tình thế nguy cấp; Lê Đại Hành đã đánh đuổi quân Tống, bảo vệ đất nước; cho đến nay chẳng ai phủ nhận được lòng yêu nước của bà; vì đại cuộc mà có thể hy sinh cả danh dự và nhân cách cao quý. Viết thêm trang sử hào hùng cho hai triều đại và dân tộc Việt ta.

Phạm Thái Trân.

>> VỊ VUA VIỆT ĐẦU TIÊN LẤY VỢ NGOẠI VÀ LÊN NGÔI HAI LẦN TRONG ĐỜI

>> Chữ Nôm và vai trò của Hoàng đế Quang Trung

Quảng cáo

Comments

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
spot_img

Bài viết mới

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x