Nổi tiếng với những phát minh đi trước thời đại, Einstein nhà khoa học nổi tiếng thế kỉ XX. Ông cho ra đời hàng loạt lí thuyết mang tính tồn vong của thế giới: thuyết tương đối hẹp, thuyết tương đối rộng, lưỡng tính sóng hạt, lượng tử hiện đại…

Với những phát hiện đột phá mong rằng sẽ đưa cuộc sống loài người trở nên thú vị hơn nhưng gián tiếp đó lại là sự hối hận không thể ngăn lại của Albert Einstein.

Einstein cho rằng Đức đã phát hiện ra sự phân hạch của hạt nhân nên ông gửi một lá thư đến tổng thống Hoa Kì thúc giục Franklin D. Roosevelt nghiên cứu  Uranium ở Mỹ.

Bức thư được Szilard soạn gửi đến tổng thống Mỹ với sự đồng thuận của Einstein
(Bức thư thúc giục Mỹ nghiên cứu về phân tách hạt nhân của Einstein)

Thực tế, Szilard và hai nhà vật lí khác (Edward Teller và Eugene Wigner) đã viết bức thư, nhưng chính Einstein đặt bút ký, vì họ tin lời nói của ông có trọng lượng nhất với Tổng thống Mỹ.

Eintein cùng Szilard xem lại bức thư mà ông đã gửi đến tổng thống Roosevelt
(Einstein và Leo Szilard tái hiện việc ký bức thư của họ cho Roosevelt)

Họ không ngờ rằng Đức quốc xã không hề biết được khả năng phân tách hạt nhân nguyên tử và sau đó là sự diệt vong của hơn 200.000 người Nhật Bản do Mỹ đã chế tạo thành công 2 quả bom nguyên tử từ Dự án Manhattan.

Einstein không được tham gia vào dự án đó vì ông là người Đức thuộc dân tộc Do thái di cư.

Vụ nổ bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới
(Đám mây hình nấm của vụ nổ nguyên tử đầu tiên trên thế giới, tại khu thử nghiệm Trinity gần Alamogordo, New Mexico)
Hình ảnh hai quả bom phát nổ tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki nhờ sự phát minh Einstein
(Hai quả bom Hoa Kì ném xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945)

Một bức thư công bố năm 2005 tiết lộ việc Einstein viết cho một người bạn ở Nhật Bản: “Tôi luôn lên án việc sử dụng bom nguyên tử vào Nhật Bản, nhưng lại không thể làm gì để ngăn chặn quyết định định mệnh đó”.

Viết cho một tạp chí Nhật Bản năm 1952, Einstein cho biết ông “nhận thức rõ về mối nguy hiểm khủng khiếp cho cả nhân loại, nếu những thí nghiệm hạt nhân thành công”. Tuy nhiên, ông kết luận: “Tôi đã không tìm ra lối thoát nào khác”.

Phạm Thái Trân tổng hợp theo Khoahoc.vn.

Quảng cáo
5 3 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

30 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
2 năm trước

Không thể phủ nhận rằng, thực tế tồn tại vượt qua sự hiểu biết của chúng ta – chúng ta không thể biết mọi thứ về thế giới nhỏ bé vô hạn.

Minh Liêu
Minh Liêu
2 năm trước

Có những phát minh mà chính nhà khoa học cũng không lường trước được các nhà chính trị và lãnh đạo quốc gia dùng nó vì mục đích gì :((

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
2 năm trước

Có thể đó là sự hối tiếc lớn nhất của Enstein

Thị Ngọc
Thị Ngọc
2 năm trước

Đến thiên tài cũng có thể mắc sai sót, đó có khi không phải trực tiếp chính tay họ tạo nên sai lầm. Nhưng gián tiếp bị cuốn vào.

Trần Na
Trần Na
2 năm trước

Có thể đó là định mệnh của Nhật Bản.

Thanh Âm
Thanh Âm
2 năm trước

Một lá thư chứa đầy sự day dứt và đau buồn

Như Khương
Như Khương
2 năm trước

Mọi sự đều có 2 mặt, khoa học cũng thế.

Uy Linh
Uy Linh
2 năm trước

Việc 2 quả bom nguyên tử ấy là một thảm kịch kinh khủng

Bình An
Bình An
2 năm trước

 “Tôi luôn lên án việc sử dụng bom nguyên tử vào Nhật Bản, nhưng lại không thể làm gì để ngăn chặn quyết định định mệnh đó”. Một người tài giỏi nhưng đạo đức của ông mới là điều người ta kính nể phần hơn

Minh Tuấn
Minh Tuấn
2 năm trước

Làm về khoa học như đứng trước cửa của địa ngục, chỉ có 2 lựa chọn, vứt bỏ tất cả và tiến đến hoặc từ bỏ

Mỹ Kì
Mỹ Kì
2 năm trước

Thảm kịch chấn động thế giới

Kim Tuyền
Kim Tuyền
2 năm trước

Cảnh tượng thật kinh hoàng

Minh Thi
Minh Thi
2 năm trước

Vote 5*

Linh Miu
Linh Miu
2 năm trước

con người thì ai cũng có lúc mắc sai lầm thoi, kể cả bộ óc vĩ đại nhất kkk

Khánh Hà
Khánh Hà
2 năm trước

Hành động của Einstein gián tiếp khiến hàng trăm nghìn người tử vong sau các vụ thảm sát bằng bom nguyên tử. Nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng luôn hối hận vì quyết định đó của mình.

Thanh Mai
Thanh Mai
2 năm trước

Mình nghĩ Einstein chắc chắn không nghĩ rằng lý thuyết của mình được dùng để chế tạo vũ khí.

An Nhi
An Nhi
2 năm trước

Einstein không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về kỹ thuật khai thác năng lượng hạt nhân. “Tôi không coi mình là cha đẻ của việc giải phóng năng lượng nguyên tử. Phần của tôi trong đó khá gián tiếp”, ông nói.

vy nguyen
vy nguyen
2 năm trước

“Nếu tôi biết người Đức không thành công trong việc phát triển bom nguyên tử, tôi sẽ không làm gì cả”, Einstein cũng cảnh báo, “Chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thảm họa sắp tới”.

Huy Vu
Huy Vu
2 năm trước

Những loại vũ khí như bom nguyên tử đáng lẽ ko nên xuất hiện

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
2 năm trước

Hành động của Einstein gián tiếp khiến hàng trăm nghìn người tử vong sau các vụ thảm sát bằng bom nguyên tử. Nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng luôn hối hận vì quyết định đó của mình.

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
2 năm trước

Mình thắc mắc tại sao hồi đó ông không được tham gia với Mỹ chỉ vì ông là người Do Thải nhỉ?

Linh Nhật
Linh Nhật
2 năm trước

Mình nghĩ nếu Einstein biết người Đức không thành công trong việc phát triển bom nguyên tử, ông sẽ không làm gì cả và bản thân Einstein cũng cảnh báo, “Chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thảm họa sắp tới”.

Tommy Dan
Tommy Dan
2 năm trước

Một bức ảnh tháng 7/1945 cho thấy đám mây hình nấm của vụ nổ nguyên tử đầu tiên trên thế giới, tại khu thử nghiệm Trinity gần Alamogordo, New Mexico

5d28a400a17d6c71fa4cc8821334932(1).jpg
Tommy Dan
Tommy Dan
2 năm trước

Einstein, vốn là người Do Thái, được nhà vật lý gốc Hungary Leo Szilard thuyết phục rằng Đức có thể sử dụng công nghệ mới được phát hiện để tạo ra vũ khí.

Vận Ách
Vận Ách
2 năm trước

Dù phạm phải sai lầm nhưng ông vẫn là nhà bác học được nhiều người mến mộ và trân quý những giá trị lâu dài ông dành cho giới khoa học

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
2 năm trước

Hình như lúc này Einstein đang ở Mỹ. Ông trốn khỏi Đức khi Đảng Quốc xã lên nắm quyền. Khi ấy ông biết rằng các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân, quá trình phân tách hạt nhân của một nguyên tử để giải phóng năng lượng.

Tuấn Trần
Tuấn Trần
2 năm trước

Thật sự tài năng của ông vượt trước cả thời đại, nhưng không ngờ cũng đưa đến vụ boom nguyên tử ở 2 thành phố ở Nhật :((

Anh Kiệt
Anh Kiệt
2 năm trước

Chắc ông cũng không ngờ tới sự việc lại thành ra nghiêm trọng đến như vậy

Thanh Trà
Thanh Trà
2 năm trước

Thật đáng tiếc cho điều đó :((

Lộc Trần
Lộc Trần
2 năm trước

cảm ơn page vì những kiến thức vô cùng chất lượng