Tại sao con người sống là theo đuổi hạnh phúc, nhưng phần lớn quốc gia lại theo đuổi kinh tế?. Dĩ nhiên kinh tế vẫn cần, nhưng nó có nên là mục tiêu số 1, hay là số 2,3,4 thì có ổn hơn không?.

Khi mục tiêu kinh tế số 1, là chính yếu để theo đuổi, nó sẽ tàn phá môi trường sinh thái bằng các hoạt động công nghiệp, đạo đức suy thoái vì tính vị kỷ, tham lam tăng dần. Cũng vì kinh tế đi đầu mà những tiêu cực xã hội xảy ra. Tại sao như thế?


Giọng đọc: Nguyễn Phan Ánh Ngọc
GDP - Kinh tế và HPI - Hạnh phúc có nên xem xét thứ tự ưu tiên?
Ảnh internet

Động cơ của hạnh phúc và kinh tế

Kinh tế thường đề cập đến những hành vi lựa chọn ưu tiên lợi ích vật chất duy lý, bằng động cơ là khát khao tranh đấu để đạt điều gì đó. Còn yếu tố hạnh phúc lại là duy tính [cảm xúc] tương tự như tình huống bạn bớt thời gian kiếm tiền, danh tiếng để dành thời gian đó cho gia đình, hay như một người có lòng trắc ẩn từ chối trợ cấp để nhường cho người có hoàn cảnh khó khăn hơn họ.

Đóng gói tri thức Phan Hoàng Thư GDP và HPI có nên xem xét thứ tự ưu tiên?
Ảnh internet

Bhutan một đất nước luôn lấy Tổng Hạnh phúc Quốc gia [Gross Nation Happiness – GNH], thay vì Tổng Sản phẩm Quốc nội [Gross Domestic Product – GDP] như các quốc gia khác, làm thước đo cho sự phát triển. Họ từ chối việc việc lấy GDP là mục tiêu đo đếm sự phát triển.

Hay nói đúng hơn từ họ chối chọn mục tiêu kinh tế là số 1. Họ nghĩ đến sự hạnh phúc của người dân. Năm 1729 [thế kỷ XVIII], luật Bhutan có ghi; “Nếu chính phủ không làm cho dân hạnh phúc thì không có lý do gì để tồn tại”. Dĩ nhiên Bhutan đến giờ không phải là cường quốc kinh tế, nhưng họ là quốc gia hạnh phúc và được mệnh danh là “Vương quốc hạnh phúc nhất thế giới”.

Đóng gói tri thức Phan Hoàng Thư GDP và HPI có nên xem xét thứ tự ưu tiên?
Một bức ảnh về cảnh quan Bhutan. Internet

Hạnh phúc có cần là giàu kết xù

Các nước không phải cường quốc kinh tế thì lại có chỉ số hạnh phúc cao chót vót hơn các cường quốc kinh tế [HPI= (Chỉ số hài lòng với cuộc sống x Tuổi thọ trung bình) / Chỉ số dấu chân sinh thái (EF) ]. Thống kê năm 2021 cho thấy nước có chỉ số HPI (Chỉ số hạnh phúc hành tinh) cao nhất TOP 5 là; Costa Rica (44,7), Mexico (40,7), Columbia (40,7), Vanuatu (40,6), Việt Nam (40,3).

*Chỉ số dấu chân sinh thái (EF): là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ cacbon dioxide, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải]

Việt Nam là một quốc gia có dấu chân sinh thái thấp, cũng như GDP bình quân đầu người kém nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên Việt Nam lại đánh bại các nền kinh tế khác về chỉ số hạnh phúc như; Nhật, Hàn, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore. Nói như vậy không có nghĩa kinh tế hay GDP không quan trọng, nó vẫn rất quan trọng.

Aokigahara – khu rừng tự sát khét tiếng ở Nhật Bản. Ảnh internet

Yếu tố địa chính trị lại có liên quan mật thiết đến kinh tế. Không tiền lấy gì quốc phòng an ninh hiện đại, không tiền lấy gì phúc lợi xã hội, kinh tế kém lấy gì tái đầu tư, nghèo thì nói ai nghe… Nhưng giàu mà khổ người dân bị áp lực lao động, áp lực cuộc sống, tự tử, bất công, suy thoái đạo đức thì nên hay chăng?. Nên hay không ở đây chỉ là có nên xếp lại ưu tiên, nhất là trong mỗi cá nhân ưu tiên số 1 là kinh tế hay là hạnh phúc.

Phan Hoàng Thư GDP và HPI có nên xem xét thứ tự ưu tiên?

Tiền không mua được hạnh phúc, nhưng muốn hạnh phúc phải có tiền. Tiền là một yếu tố của hạnh phúc cần có, chứ không phải tất cả hạnh phúc nằm ở tiền. Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay nói “Tổng hạnh phúc quốc gia quan trọng hơn tổng sản phẩm quốc gia”

Phan Hoàng Thư

Sự thật tại Dubai ít người biết

Một góc nhìn về Tây Du Ký

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận