Một nụ cười thật tươi hòa trong nét cuốn hút hình thể từ người mẫu hay quang cảnh; nguồn sáng lý tưởng,… không phải là tất cả nguyên liệu để bạn “xào nấu” ra một bức ảnh thú vị. Người ghi lại khoảnh khắc trong bức ảnh có tư duy tinh tế về góc chụp, mới thực sự là bậc thầy biết làm gì với mớ nguyên liệu ấy…

Chúng ta thường nghe nhiều về việc “cùng một chủ thể, sao tôi và anh lại chụp 2 bức ảnh khác biệt đến thế nhỉ?”. Đó là điều thần kỳ của người hiểu về góc chụp. Góc chụp cho phép đối tượng biến hóa, hẳn vậy mới có những tay chụp ảnh dính góc chết đấy. Không cần thảo luận quá nhiều về tầm quan trọng của góc chụp; bắt tay ngay vào việc hiểu nó nhé!

Hiểu góc chụp sao cho đúng?

Góc chụp là góc nhìn từ máy ảnh đến chiều sâu, dài, rộng cân xứng với đối tượng hay hành động được quay chụp. Góc nhìn từ máy ảnh đến sự vật không chỉ quyết định những gì sẽ xuất hiện trong khung cảnh đó, mà còn là cách mà khán giả sẽ nhìn nhận sự việc (gần – xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan).

Cùng tham khảo qua 3 góc chụp bên dưới và cùng tìm hiểu qua những công dụng thần kì của từng góc chụp đó nhé!

Góc chụp ngang (Vừa tầm mắt)

Ở một góc máy, diễn tả đến người một cảm giác chân thật nhất. Thì góc chụp ngang là một sự lựa chọn đúng!

Góc chụp ngang mang đến người xem một cái nhìn bình thường, chân thật nhất. Người xem qua đó cũng cảm nhận được sự liên kết giữa người chụp và chủ thể trong bức ảnh.
Ảnh góc ngang

Góc máy được đặt ngang so với chủ thể. Tại đây, hình ảnh chủ thể được mô tả một cách rất thật, sự đơn giản trong bức ảnh làm người xem cảm nhận được sự liên kết giữa người chụp và chủ thể thông qua bức ảnh. Như một lời giao tiếp của chủ thể với người chụp.

Góc chụp thấp (Máy hướng lên chủ thể)

Hay được gọi với tên gọi thú vị khác “Góc nhìn của loài kiến”. Góc máy hướng lên, tạo sự kịch tính, cao lớn và tôn trọng.

Góc chụp thấp khiến chủ thể được nâng lên một tầm cao, mạnh mẽ và vĩ đại.
Ảnh góc thấp

Tương xứng với tên gọi thú vị trên. Cách đặt máy này, người xem cảm giác như mình nhỏ bé lại khi nhìn vào chủ thể trong khung ảnh. Chủ thể lúc này được nâng một tầm cao, thanh thoát, cao lớn và vĩ đại. Tùy thuộc vào từng độ cao, nếu góc máy càng thấp thì chủ thể càng trở nên thu hút hơn đấy!

Góc chụp cao (Máy nhìn xuống sự vật)

Trái ngược với góc thấp. Máy được sử dụng ở một vị trí cao hơn so với chủ thể, bối cảnh xung quanh chủ thể trở nên nhỏ bé, tạo cảm giác không gian hẹp trở nên rộng hơn.

Góc chụp cao tạo cho người xem một góc nhìn mạnh mẽ khi chủ thể trở nên nhỏ bé và yếu đuối.
Ảnh góc cao

Ở góc máy thấp, ta thấy được đó là góc nhìn từ nhỏ bé đến cao lớn. Ngược lại, góc cao sẽ là góc nhìn từ cao lớn về hướng xuống nhỏ bé. Góc nhìn này, bao quát được môi trường xung quanh, làm chủ thể trở nên nhỏ nhắn, yếu đuối.

Góc chụp quan trọng thế nào với một phóng viên?

“Trong một trận đấu, điều quan trọng đối với một phóng viên là bắt khoảnh khắc. Vì khi nó đã qua rồi thì khó tái hiện lại được” – PV. Nguyễn Quang Liêm.

Phóng viên, nhà báo Nguyễn Quang Liêm
Thiết kế: Nguyễn Quang Thanh

Từng khoảnh khắc trong thể thao luôn là một yếu tố bất ngờ. Nó diễn ra một cách nhanh chóng và khó có một khoảnh khắc tương tự được tái hiện lại; nếu tái diễn lại sẽ làm mất đi nét chân thật vốn có. Hiểu được vấn đề đó, trước khi một trận đấu diễn ra. Các phóng viên luôn tìm kiếm cho mình các góc nhìn phù hợp để nắm lấy từng khoảnh khắc hiếm hoi ấy! Từng khoảnh khắc khác nhau, mà một phóng viên sẽ sử dụng những góc chụp phù hợp nhằm tô lên nét ý nghĩa của bức ảnh.

Trên thực tế, các góc ảnh được sử dụng rất đa dạng cho nhiều bối cảnh. Phụ thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo và giá trị mà người chụp muốn mang đến cho người xem. Do vậy, không có một góc chụp riêng biệt nào cho từng chủ thể mà chỉ có góc chụp phù hợp với từng khung cảnh và thông điệp mà người chụp muốn gửi đến người xem.

Một bức ảnh không chỉ bộc lộ ra vẻ đẹp, ý nghĩa bên trong; mà còn là một nghệ thuật nhiếp ảnh được người chụp gửi đến bạn. Cùng chia sẻ những kinh nghiệm hay những tấm ảnh đẹp tuyệt phẩm của bạn nhé!

Nguyễn Quang Thanh theo bài chia sẻ của PV. Nguyễn Quang Liêm

Đọc thêm:

>> CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ ĐÔI MẮT
>> Tuyệt chiêu “ăn ý” chữ và hình trong thiết kế

Quảng cáo
5 8 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
36 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Văn Long
Văn Long
1 year ago

chọn đc góc chụp là một chuyện, còn chụp đẹp hay k thì lại là do ng chụp

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
1 year ago

Một bài chia sẻ khá thú vị, trọng tâm

Minh Liêu
Minh Liêu
1 year ago

Những phóng viên bóng đá và chiến trường thật sự đáng nể, họ là những người thật sự nhạy bén với khoảnh khắc và lăn xả. Điều đó làm nên sự khác biệt trong góc nhìn của họ với phim ảnh.

Như Khương
Như Khương
1 year ago

Từng được học môn “phóng sự ảnh” của phóng viên Nguyễn Quang Liêm, rất ấn tượng với cách hướng dẫn và nói chuyện của anh. Rất hài hước và nhiều ý nghĩa.

Thanh Âm
Thanh Âm
1 year ago

Cảm ơn tác giả vì bài viết rất dễ nhớ với những người mới tập tành nhiếp ảnh như mình.

Trần Na
Trần Na
1 year ago

Giá mà có audio của bài này nữa thì quá tuyệt

Thái Ngân
Thái Ngân
1 year ago

Em thả 5 sao để ủng hộ tác giả làm thêm nhiều nội dung về chủ đề này, nhiếp ảnh trong truyền thông.

Hoài Lâm
Hoài Lâm
1 year ago

Lại thêm được một số tips để chụp ảnh, cảm ơn page nhiều

An Nhi
An Nhi
1 year ago

không có một góc chụp riêng biệt nào cho từng chủ thể mà chỉ có góc chụp phù hợp với từng khung cảnh và thông điệp mà người chụp muốn gửi đến người xem, rất đúng

LUÂN
LUÂN
1 year ago

Bài viết rất hữu ích với mình

Anh Tú
Anh Tú
1 year ago

Muốn có một bức ảnh đẹp phải biết canh góc chụp phù hợp

Bảo Bảo
Bảo Bảo
1 year ago

Mỗi lần chụp ảnh là phải canh đủ mọi góp để chụp kkk, bài viết rất hữu ích

Hoài Lâm
Hoài Lâm
1 year ago

.

Last edited 1 year ago by Hoài Lâm
Huy Vu
Huy Vu
1 year ago

Ngoài góc chụp thì bố cục ảnh cũng cần tuân theo một số tỷ lệ phù hợp nữa

Duy Khang
Duy Khang
1 year ago

Chụp ảnh là cả một nghệ thuật. Các mẹo trong bài rất hữu dụng

Thiên Ân
Thiên Ân
1 year ago

cám ơn bài viết rất hữu ích cho việc áp dụng vào cuộc sống như thế này

Kiều My
Kiều My
1 year ago

Chụp ảnh như là một người kể chuyện, mỗi góc chụp, cách chụp, màu sắc đều mang lại câu chuyện khác nhau cho người xem về bức ảnh

Kha Như
Kha Như
1 year ago

Hồi trước mình từng dự sự kiện của anh, các khía cạnh khai thác được truyền tải rất rõ ràng về nhiếp ảnh và đặc biệt là những kinh nghiệm thực tế trong nghề ảnh

Minh Tuấn
Minh Tuấn
1 year ago

Vote 5*

Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
1 year ago

“Cách tốt nhất để học nhiếp ảnh là nghiên cứu hội họa và điện ảnh”. Đây luôn là lời khuyên mình thấm thía nhất khi chập chững bước vào con đường nhiếp ảnh hay nôm na là chụp ảnh.

Vận Ách
Vận Ách
1 year ago

Mình thấy còn một góc cũng khá thú vị đó là chụp nghiêng máy và nhận thấy bức ảnh được chụp có một cái gì đó trông “nghệ thuật hơn”. Góc chụp nghiêng hay còn gọi là Dutch Angle, thường được sử dụng khi chúng ta muốn miêu tả tâm lý lo lắng hoặc căng thẳng của chủ thể.

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
1 year ago

Góc thấp theo góc nhìn của mình là góc hất lên cho bạn cảm giác thanh thoát, tôn trọng hoặc là để tạo kịch tính, thêm tầm cao và sức mạnh, tầm ảnh hưởng của nhân vật trong bức ảnh.

Linh Nhật
Linh Nhật
1 year ago

Phóng viên cũng hay sử dụng thêm một góc đó là góc chụp đặc tả khi muốn nhấn mạnh một chi tiết cụ thể trong khung hình. Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy ảnh đặc tả trong một album ảnh cưới với chủ thể là ngón tay đeo nhẫn hoặc trong một bức ảnh chân dung ấn tượng với chủ thể là đôi mắt của nhân vật. Trong một số trường hợp muốn đặc tả chi tiết rõ ràng hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng ống kính macro.

Minh Anh Tạ
Minh Anh Tạ
1 year ago

Phải nói là các anh phóng viên có bề dày kinh nghiệm là một nhà tiên tri cực nhạy để bắt được những khoảnh khắc tuyệt vời trong những trận đấu ấy

Nhật Minh Tấn
Nhật Minh Tấn
1 year ago

Khi chụp, trước hết hãy quan sát kỹ đối tượng của bạn trước khi quyết định nên chụp từ vị trí nào. Tiếp theo, nghĩ đến góc chụp. Việc thay đổi đáng kể vị trí và góc chụp sẽ mang lại cho bạn những bố cục khác với bố cục trước đây bạn có thể có. Để làm nổi bật những phẩm chất hấp dẫn nhất của đối tượng, bạn sẽ cần phải tiếp cận đối tượng từ những điểm quan sát khác nhau và thay đổi vị trí và góc chụp.

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
1 year ago

Sự hài hòa từ nhiều yếu tố trong nhiếp ảnh là cả một bầu trời nghệ thuật

Hải Phong
Hải Phong
1 year ago

Ồ, hèn chi mình hay coi mấy tấm hình cùng một đối tượng mà chụp ở góc độ khác nhì nó khác thật sự

Cẩm Tú
Cẩm Tú
1 year ago

Mình rất hay sử dụng góc chụp thấp nha. Kiểu đúng làm mình có tầm vóc hẳn ra

Thanh Hà
Thanh Hà
1 year ago

Thần kỳ thế, lưu lại để nữa có chụp nèo :3

Chúc Ngân
Chúc Ngân
1 year ago

Mình mới tập chụp cho bạn bè gần đây thui. Mà đọc xong về áp dụng hiệu quả liền, những bức ảnh mới ra nhìn chất hơn hẫn

Võ Hoàng Nam
Võ Hoàng Nam
1 year ago

bài viết rất hay, xúc tích, nêu đúng chủ đề, 1 like cho người soạn

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
1 year ago

Đối với nhà nhiếp ảnh mọi khoảnh khắc đều quý giá, việc bắt chọn khoảnh khắc sẽ cho người xem nắm bắt được cảm súc một cách chọn vẹn của thời điểm

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
1 year ago

Chúng ta có thể tái hiện lại đầy đủ cảm xúc, thái độ, ý chí và cả hành động mãnh liệt của các cầu thủ đang bùng cháy trên sân qua những khoảng khắc được bắt chọn từ các nhiếp ảnh. Hết sức chân thật và sinh động

Thiên tỷ
Thiên tỷ
1 year ago

Nếu chụp ảnh là một nghệ thuật thì người chụp ảnh là một nghệ nhân và góc chụp là hương vị tuyệt vời để mang đến cảm xúc thăng hoa như vậy

Dương Ái
Dương Ái
1 year ago

Để có được những bức ảnh tuyệt đẹp như vậy, thì luôn đồi hỏi nhà nhiếp ảnh phải có cái nhìn tinh xảo , sắc bén với tinh thần kiễn trì và bền vững cùng sự điềm tĩnh để xử lý vấn đề mà không một chút lơ la. Quả thật họ là những con người làm việc với tư tưởng kỷ luật đáng ngưỡng mộ

Karry
Karry
1 year ago

Bài viết rất hay, qua sự chia sẻ của tác giả mik được học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ và sâu sắc trong nhiếp ảnh