Những ai học qua tiếng Nhật đều có ít nhất một lần trải qua giai đoạn “đau khổ” với việc ghi nhớ vốn chữ. Hệ thống chữ bao gồm Hiragana, Katakana là 2 bảng chữ được sử dụng dưới dạng chữ mềm theo văn tự truyền thống được tạo ra bởi người Nhật; bên cạnh đó là Hán tự được viết dưới dạng kí tự (chữ cứng). Mỗi chữ Hán cổ là sự kết tinh của những bối cảnh văn hóa, quá trình phát triển lịch sử; kinh nghiệm xã hội trong suốt chặng đường trưởng thành của một dân tộc.
1. Cấp sơ khai của Hán tự
Chữ Hán tự du nhập từ các vùng khác nhau của Trung Quốc sang. Với mỗi chữ tượng hình mang những ý nghĩa cơ bản thường gặp. Ví dụ chữ KHẨU có nghĩa là Miệng “口” có kí tự hình đôi môi con người; chữ NGƯ có nghĩa là con cá “鱼” có kí tự hình một con cá với đầu thân đuôi đầy đủ. Nếu bạn là newbie của thế giới Nhật ngữ thì việc liên tục tưởng tượng và kết nối về các hình ảnh xung quanh là rất quan trọng. Điều đó cũng làm tăng thêm hứng thú khi tập tành với một loại ngôn ngữ mới hoàn toàn.
2. Ghép Hán tự thông qua câu chuyện
Nhưng không phải Hán tự nào cũng đơn giản để ghi nhớ. Thử nhìn Hán tự dưới đây và sử dụng cách học thuộc, liệu bạn sẽ có thể ghi nhớ trong bao lâu ?
“愛” ÁI – yêu, ái tình, ái mộ
Nếu ghi nhớ một cách thụ động dẫn đến khó khăn thì tại sao không cùng thử một phương pháp mới ?
Yêu là gì ? Nếu chưa từng trải qua thì khi học Hán tự bạn có thể tìm đến được tình yêu đích thực với các kí tự. Bắt đầu bởi chữ thụ “受” tức là nhận lấy như thụ phong, thụ hưởng. Ở giữa là chữ tâm “心” tức là trái tim. Người xưa ghép chữ “受” + “心” thành chữ ÁI “愛” tức là tình yêu. Vì yêu nhau ai cũng muốn cùng sánh bước bên nhau đến trọn đời; nên chữ Hựu “又” sẽ thêm 1 nét gạch nữa để trở thành chữ Truy – 夂(bước đi).
Ý nghĩa thâm sâu của chữ ÁI (愛) đó là khi yêu thương chân thành một ai đó sẽ đứng từ góc nhìn của họ. Dùng trái tim mình để thấu hiểu, cảm nhận mọi thứ thuộc về đối phương. Mong muốn cùng sánh bước đi chung với người ấy tới suốt phần đời còn lại. Đó mới chính là tình yêu đích thực.
3. Hán tự trong văn hóa gặp gỡ
Hán tự “一期一会” NHẤT KÌ NHẤT HỘI, là một câu thành ngữ thể hiện văn hóa trong cuộc gặp gỡ của người Nhật. Câu thành ngữ được dịch với nghĩa “chỉ gặp gỡ một lần duy nhất trong đời”. Đây hẳn là cuộc gặp gỡ đặc biệt. Bởi trong những khoảnh khắc này không thể biết được liệu sẽ có lần gặp tiếp theo hay không.
Với những người một năm chỉ được gặp nhau một lần mới có thể nỗ lực để đạt được nhiều điều cho cuộc hội ngộ. Vậy còn những mối nhân duyên gặp hàng ngày như bố mẹ, anh chị em, đồng nghiệp, bạn bè,… những người tưởng chừng như chẳng bao giờ rời đi; liệu có thể đối xử với tâm thế “chỉ gặp nhau một lần trong đời” hay không ? Đây chính là ý nghĩa sâu xa của thành ngữ Nhất Kì Nhất Hội.
Học tiếng Nhật cũng là cơ hội chỉ đến một lần trong đời. Khi thực sự để tâm, cảm thụ từng kiến thức thì mới có thể biến tiếng Nhật thành niềm đam mê. Từ đó tìm tòi, khai thác thêm nhiều phương diện: văn hóa, con người,… Việc học tiếng Nhật cũng như khi yêu chân thành một ai đó, tuy khó khăn lúc ban đầu. Nhưng khi thực sự để tâm , cảm thụ từng kiến thức; luyện tập mỗi ngày bằng sự tập trung và dành thời gian rốt cuộc chúng ta sẽ giỏi lên.
____________
Xem thêm các bài viết khác:
Bí quyết ăn uống dinh dưỡng của người Nhật.
Mình thấy rằng Hán tự không chỉ thể hiện nét đẹp của con chữ mà nó còn tạo ra những giá trị nhân văn, câu chuyện và cả những góc nhìn của người xưa về những sự vật sự việc xung quanh
” “Mật” có nghĩa là gần sát hoặc dày đặc. Chữ Hán này đã được sử dụng lặp lại trong những lời kêu gọi của Chính phủ Nhật Bản khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc nguyên tắc phòng dịch COVID-19, theo đó người dân cần tránh “3 chữ mật”, gồm tránh ở trong không gian kín, tránh tập trung đông người và tránh tiếp xúc gần. Ngoài ra, “Chữ Hán của năm 2020” này còn nhấn mạnh sự đoàn kết, tình cảm yêu thương cộng đồng, cùng vượt qua khó khăn do dịch bệnh. ” Con chữ dần dần trở thành sức mạnh, nguồn động viên tinh thần; cầu nối gắn kết tình yêu thương và chia sẻ giữa mn với nhau
Vẻ đẹp trong từng nét bút luôn thể hiện cái hồn và tâm tư người viết
Thông qua con chữ giúp mik hiểu rõ phần nào về văn hóa và góc nhìn của người xưa trong cuộc sống
Đối với mik nếu học tiếng Nhật mà nắm được kanji là điều thuận lợi và tuyệt vời nhất