Hiến pháp Hoa Kỳ – “28 nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ” đến từ cuốn sách có tên “Bước nhảy vọt 5000 năm (The Five Thousand Year Leap) của tác giả W. Cleon Skousen. Trong loạt bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nguyên tắc ấy.
W. Cleon Skousen đến từ Trường Luật Đại học George Washington. Ông là một nhà văn, diễn giả, Giáo sư nổi tiếng thế giới. Ông giỏi về Hiến pháp, kinh tế và lịch sử Hoa Kỳ, đã từng làm việc cho FBI trong 16 năm. “Bước nhảy vọt 5000 năm” là cuốn sách bán chạy nổi tiếng nhất của Skousen, và nó được khuyến khích là nên đọc đối với nhiều trường học ở Mỹ.
Tự mình viết nên sách quý
Khi còn học đại học, ông Skousen rất quan tâm đến luật hiến pháp. Ông đã hỏi Giáo sư cách nghiên cứu hiến pháp, để học hỏi những tư tưởng này của những người cha sáng lập ra nước Mỹ. Giáo sư chỉ vào bản “Hiến pháp học” và nói với ông ấy; bạn chỉ có thể đọc cuốn sách này. Cuốn sách đó dày gần 10cm, không ai có thể kiên trì đọc được. Nghĩa là, tư tưởng lập quốc bị chôn vùi trong đống giấy tờ cũ, khó lộ rõ nội dung.
Vì không thể tìm thấy một cuốn sách nào giải thích rõ ràng những tư tưởng về sự thành lập của Hoa Kỳ. Giáo sư W. Cleon Skousen đã quyết định tự viết nó. Đây chính là lần tìm tòi, đọc sách đến bạc đầu của ông, và cuối cùng cuốn sách này đã được ra mắt vào năm 1981.
Giáo sư Skousen qua đời vào năm 2006. Sau đó con trai của ông – Giáo sư Paul Skousen, cũng là một học giả về hiến pháp, đã tiếp quản và tiếp tục tổ chức, biên soạn và tái bản, cuối cùng cho phép những người bình thường ngày nay có được cái nhìn về “bí quyết” thành lập nước Mỹ.
“Bí quyết” thành tựu Hiến pháp nước Mỹ chưa từng được biểu hiện rõ ràng
Tại Hoa Kỳ, nhóm những người thành lập Hoa Kỳ được gọi là những người cha lập quốc (founding fathers). Những tư tưởng chính trị và trí tuệ của họ chưa bao giờ được đúc kết một cách hệ thống. Cuốn sách này tiết lộ cho chúng ta biết rằng, việc thành lập Hoa Kỳ không phải là một thành tựu ngẫu nhiên. Mà là một bản tóm tắt có hệ thống, là một công thức (formula), hay một loại “bí quyết”.
Trước khi Hiến pháp được ban hành tại Hoa Kỳ, ngay sau khi chiến tranh giành độc lập. Ngân khố trống rỗng, nợ nần chồng chất, thiếu nợ nước Pháp và các cựu chiến binh rất nhiều tiền, kinh tế trì trệ, lạm phát cao, thậm chí đồng đô la Mỹ không được mọi người công nhận, và liên tục xảy ra bạo loạn khắp nơi.
Tóm lại, nước Mỹ lúc đó là một vùng đất đìu hiu. Tuy nhiên, sau khi Hiến pháp được thông qua. Chính phủ liên bang được thiết kế phù hợp với Hiến pháp bắt đầu hoạt động. Chỉ hai năm sau, nước Mỹ đã thoát khỏi tình trạng khó khăn, vực dậy kỹ nghệ và cho thấy tình hình thịnh vượng.
Chính phủ non trẻ của Mỹ cũng có tín nhiệm rất cao trong mắt công chúng. Tổng thống đầu tiên – Washington vào thời điểm đó nói rằng; mức độ tín nhiệm của chính phủ so với 3 năm trước là không thể tưởng tượng được.
Việc thành lập Hiến pháp Hoa Kỳ, dưới con mắt của những người cha lập quốc là do Thần giúp đỡ. Nhưng “bí quyết” của nó từ trước đến nay chưa có ai biểu đạt một cách rõ ràng. Tất cả các nguồn tư tưởng kiến quốc đều nằm rải rác trong thư từ giữa những người sáng lập. Trong bộ sưu tập của một số người theo chủ nghĩa Liên bang, và trong một số cuốn sách riêng lẻ, chính là tản tán khắp nơi. Vì vậy, không ai có thể dễ dàng nắm bắt được “bí quyết” này.
Nhưng điều đáng mừng là vì Hiến pháp ra đời với một mạch tư tưởng rất rõ ràng. Chính là để người Mỹ hiểu về Hiến pháp qua nhiều thế hệ. Nên hơn 100 năm sau khi Hiến pháp ra đời, việc giáo dục về Hiến pháp đã được truyền lại một cách bài bản, chính xác.
Đầu thế kỷ 20, khi đó thời gian chế định của Hiến pháp đã quá lâu, nước Mỹ xuất hiện cuộc Đại suy thoái. Điều này đã khiến một số người Mỹ thời đó cảm thấy rằng; “hiến pháp do những nông dân kia lập ra” trước đây đã quá cũ kỹ. Có phải cần đổi mới một lần nữa? Từ đó họ bắt đầu xem nhẹ truyền thống. Nhóm dân biểu được bầu vào thời điểm đó không hiểu Hiến pháp là gì, và toàn bộ hệ thống của nó là gì.
Các thành viên của Quốc hội do Hoa Kỳ bầu ra là những người cai trị đất nước. Họ nên thuộc nằm lòng Hiến pháp Hoa Kỳ. Nhưng vì niên đại quá xa xưa, sách hiến pháp quá dày quá nặng, còn tăng thêm sự nghi ngờ đối với hiến pháp. Vì vậy, Hoa Kỳ đã trôi đi khỏi định hướng của Hiến pháp kể từ đó.
Theo lời của Giáo sư Paul Skousen, con tàu khổng lồ này của Mỹ có thể đã đi rất lâu. Trải qua mọi sóng gió bão bùng, nhưng chiếc neo của con tàu đã bị rơi, và nó bắt đầu loạn trôi, khi một cơn bão đánh tới thì nó liền trôi đến chỗ này, khi cơn bão khác ập đến thì trôi đến chỗ kia.
Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ đã ly khai quá xa so với tư tưởng của những người cha lập quốc vào thời điểm đó. Một trong những lý do đó là; Chưa bao giờ có một “cuốn sách bản ngữ” nào kể câu chuyện về hiến pháp một cách đơn giản và rõ ràng.
Theo soundofhope.org
Kiến tạo nước Mỹ – Bối cảnh của bản hiến pháp Hoa Kỳ
Ý chí tập thể có sai lầm không?