Có thể nói Tây Du Ký không còn quá xa lạ với chúng ta nữa. Một tác phẩm được chiếu rất nhiều lần và được vô số người biết đến. Nhưng có mấy ai nhìn hết được các góc cạnh mà tác phẩm ấy mang lại. Dưới đây là một góc nhìn về hiện thân của các nhân vật trong Tây Du Ký được nhận ra khi tìm hiểu và cảm nhận.

Biểu tượng ở hồi thứ 27 – Một ví dụ điển hình

Nếu xem phim hay đọc đến đoạn này hẳn rằng ai cũng rưng rưng nước mắt. Phân đoạn Tôn Ngộ Không ba lần đánh chết Bạch Cốt Tinh và bị Đường Tăng đuổi về Hoa Quả Sơn. Có lẽ ai cũng sẽ lắc đầu ngán ngẩm vì sự quyết định của Đường Tăng. Nhưng vì lí nào mà Đường Tăng lại làm như vậy?

Bạch Cốt Tinh ba lần bảy lượt biến thành dân thường để đánh vào lòng thương người của Đường Tăng. Và hiển nhiên Đường Tăng mê mờ không thấy rõ đâu là hư, đâu là thực. Cộng với việc Bát Giới thêm vài lời nói năng thô lậu thì sự việc đó lại diễn ra như một lẽ đương nhiên.

Vậy tại sao tận ba lần xảy ra sự việc tương tự nhau mà Đường Tăng vẫn không nhận ra được điều gì kì lạ? Tại sao Tôn Ngộ Không vẫn bị đuổi? Ta thử xem xét từng nhân vật trong cuộc hành trình mười vạn tám ngàn dạm ấy.

Tôn Ngộ Không – Hiện thân của trái tim không ngồi yên một chỗ

Tất cả các bản lĩnh của Tôn Ngộ Không – 72 phép thần thông biến hóa, đơn giản giống như những ảnh hưởng của một trái tim không bị trói buộc mà thôi. Thử nghĩ xem tim ta muốn đi du lịch đâu đó – chẳng phải đã thả tâm trí tới đó rồi hay sao?

Tôn Ngộ Không- Tây Du Ký-Một góc nhìn-trương nguyễn hiền ni-ksc-donggoitrithuc

Ta quay lại với Tây Du Ký thì cũng giống thế. Tề Thiên Đại Thánh có thể nhảy một bước là hết mười vạn tám ngàn dặm. Tại sao không đưa thẳng Đường Tăng đến đó mà phải trải qua hành trình dài như vậy? Bởi lẽ Ngộ Không giống như trái tim của Đường Tăng thôi, tâm hướng là một việc còn đi đến nơi lại là việc khác.

Thật ra khi mang một trái tim như vậy sẽ có sức mạnh vô cùng lớn nhưng sức tàn phá cũng không hề kém cạnh. Có thể tiêu diệt yêu quái vượt qua kiếp nạn nhưng cũng có thể tàn sát vô kể và đó cũng là lí do xuất hiện chiếc vòng Kim cô để định tâm.

Trư Bát Giới – Hiện thân của dục vọng con người

 Trư Bát Giới hiện thân của dục vọng-Tây Du Ký-Một góc nhìn-trương nguyễn hiền ni-ksc-donggoitrithuc

Ta thấy được Bát Giới hội tụ đầy đủ dục vọng của con người. Tửu sắc, ham ăn, khẩu nghiệp, lười biếng, sân si… không một điều gì Bát Giới không có. Thế nhưng vì sao Đường Tăng luôn nhẹ nhàng bỏ qua cho Bát Giới còn Ngộ Không thì trách phạt?

Bởi lẽ con người ta đối với những sai lầm do dục vọng chúng ta đều khá khoan dung mà bỏ qua. Vì ta mang trong mình suy nghĩ “Sai thì ai chẳng sai, làm sao ta biết hết được mà quản”.

Và có một điều đặc biệt rằng nếu Bát Giới hài hòa với Ngộ Không sẽ không có chuyện gì xảy ra. Còn nếu hai người không hài hòa ắt sẽ có biến. Lúc ấy lại trách Ngộ Không (con tim) quá cảm tính mà không hề để ý đến vì Bát Giới (dục vọng) mới mắc sai lầm. Đó cũng là cách đổ lỗi thường thấy của con người ta khi gặp biến cố.

Sa Tăng – Hiện Thân cho lí trí và sự điềm tĩnh của con người

Sa Tăng là một nhân vật tương đối ít nói so với Ngộ Không và Bát Giới. Ta có lẽ sẽ thấy nhân vật này thật nhàm chán và tẻ nhạt. Nhưng nhìn kĩ lại Sa Tăng nói câu nào đúng câu đó. Mặc dù xảy ra chuyện gì thì dáng vẻ của Sa Tăng vẫn bình tĩnh chậm rãi hơn hai người còn lại. Không quá cảm tính cũng chẳng màng đến dục vọng.

 Sa Tăng hiện thân của lí trí-Tây Du Ký-Một góc nhìn-trương nguyễn hiền ni-ksc-donggoitrithuc

Bên cạnh đó, ta cũng thấy gắn liền với Sa Tăng là đòn gánh. Chính là hình ảnh gánh vác lí trí và điềm tĩnh, nhẫn nại. Hai thứ đó luôn phải cân bằng để tiếp tục sống, tiếp tục hành trình là điều không thể nào thiếu được. Ta thấy những lần mà Tôn Ngộ Không, Bát Giới hay Đường Tăng bất đồng quan điểm thì Sa Tăng sẽ đứng ra giảng hòa cân bằng lại mọi người. Đó cũng chính là điều quan trọng nhất mà lí trí cần làm.

Bạch Long Mã – Ý chí kiên cường dứt khoát

Bạch Long Mã chính là hiện thân rõ nét nhất của ý chí. Mặc kệ phải đối diện những gì vẫn phải tiếp tục cuộc hành trình của mình. Lúc Tôn Ngộ Không bị đuổi về Hoa Quả Sơn, Đường Tăng và Sa Tăng bị bắt, Bát Giới nản lòng, chỉ có Bạch Long Mã vẫn quyết tâm cứu Đường Tăng để tiếp tục hành trình. Cũng nhờ ý chí ấy, Bát Giới mới đi tìm Ngộ Không về cứu sư phụ.

Mặc dù gặp vấn đề rất lớn, có thể sẽ kết thúc hành trình thỉnh kinh ngay lúc ấy nhưng nhờ vào ý chí của Bạch Long Mã thầy trò Đường Tăng mới tiếp tục chặng đường đó được.

Bạch Long Mã- hiện thân của ý chí -Tây Du Ký-Một góc nhìn-trương nguyễn hiền ni-ksc-donggoitrithuc

Đường Tăng – Thể xác mang nặng tình cảm của con người

Ta có thể hiểu rằng tại sao Đường Tăng lại đuổi Ngộ Không đi. Vì lòng hướng thiện nhưng mắt không nhìn rõ thực hư, là như con người bình thường chưa hiểu rõ, nhìn thấu sự việc. Vì lòng thương khi thấy gia đình cô thôn nữ bị Tôn Ngộ Không tàn sát tận ba lần. Lại nghe thêm vài lời đâm chọt của Bát Giới mà kiên quyết đuổi Ngộ Không đi.

Trong cuốn “Bàn về Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân” có viết: “Ma nữ Bạch Cốt là biểu tượng của các vọng tâm sinh khởi từ tham, sân, si mà có khi giáo lí nói vắn tắt là ái tâm. Lần thứ ba, Tôn Hành Giả đánh chết Bạch Cốt Tinh là biểu tượng cho việc tu tập đoạn trừ vọng tâm phải thực hiện nhiều lần.”

Phải đến ba lần và trải qua nhiều biến cố khác nhau mới diệt được Bạch Cốt Tinh, giống như muốn diệt được ái tâm không phải dễ dàng một lần mà làm được.

Đường Tăng- Tây Du Ký-Một góc nhìn-trương nguyễn hiền ni-ksc-donggoitrithuc

Cuộc hành trình ấy không hẳn là của 4 thầy trò và bạch mã mà là quá trình tu thành Phật của Đường Tăng. Vì tất cả đều là hiện thân một phần tính cách trong của con người mà thôi.

Trương Nguyễn Hiền Ni

Xem thêm

LÝ CHIÊU HOÀNG VỊ NỮ HOÀNG ĐẾ CÓ CUỘC ĐỜI LẮM TRUÂN CHUYÊN (PHẦN 1)

LÝ CHIÊU HOÀNG VỊ NỮ HOÀNG ĐẾ CÓ CUỘC ĐỜI LẮM TRUÂN CHUYÊN (PHẦN 2)

Phát hiện mới về “tôn giáo của thế kỷ XXI”

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

5 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Khải Đặng Văn
Khải Đặng Văn
2 năm trước

Nhờ vào bài viết của tác giả đã giúp mik có góc nhìn mới về về tính cách của con người trong quá trình rèn luyện nhân phẩm

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
2 năm trước

Những dục vong của bản thân đều có thể thay đổi và khống chế. Ai cũng có thể phát triển và hoạn thiện đức tính của mik trở nên tích cực qua quá trình rèn luyện sẽ giúp ta kiên cường và tự chủ hơn

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
2 năm trước

Sa Tăng – Hiện Thân cho lí trí và bản chất của con người, luôn thể hiện sự quan tâm. Dù năng lực có hạn nhưng thái độ và phẩm chất của Sa Tăng đã giải quyết và cân bằng những mâu thuẩn không đáng có

Lần cuối chỉnh sửa 2 năm trước bởi Yến Nguyễn
Dương Ái
Dương Ái
2 năm trước

Các thầy trò Đường Tăng mỗi người mang một màu sắc khác nhau, được hòa hợp, hỗ trợ và kết nối chặc chẽ để cùng nhau đối đầu với thách thức khó khăn phía trước

Như Ái
Như Ái
2 năm trước

Khoảng cách từ Đông Thổ Đại Đường đến Linh Sơn là 10 vạn 8 nghìn dặm. Với phép thuật Cân Đẩu Vân Tôn Ngộ Không có thể nhẹ nhàng bay đến đó. Dù có phép thuật thần thông đến đâu, nhưng vẫn không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ Như Lai. Điều này, đã thể hiện được rằng cái ác và cái thiện chỉ cách nhau bởi 1 suy nghĩ. Chúng ta chỉ cần có muc tiêu, định hướng và suy nghĩ rõ ràng thì dù có xa đến đâu cũng sẽ đến