Khởi đầu bằng sự bất bình đẳng trong cách được công nhận kết quả của các nhà khoa học. Được nhắc đến với câu ngạn ngữ “The rich get richer and the poor get poorer”. Đó là các hiệu ứng Matthew lợi thế tích lũy, nguyên tắc Matthew hay đơn giản là hiệu ứng Matthew.

Lấy tên từ Dụ ngôn các tài năng hoặc minas trong Tin Mừng Thánh Matthew. Năm 1968 thuật ngữ này được đặt ra bởi nhà xã hội học Robert K. Merton. Hiệu ứng này xuất hiện trên mọi phương diện, tầng lớp xã hội, nhiều lĩnh vực phạm trù khác nhau.

Hiệu ứng Matthew: phương diện giáo dục

Tương tự hiệu ứng Pygmalion, sự phát triển của các học sinh giỏi thường thu hút sự chú ý của giáo viên hơn hết. Đồng thời những người ấy lại gây bất lợi cho sự phát triển của những người khác. Các hiệu ứng này cũng được nhiều cá nhân nhận định là lời tiên tri cho tương lai một người.

Cách trường học phân chia lớp thường, lớp chọn cũng là điều dễ nhận thấy của hiệu ứng Matthew. Lựa chọn những học sinh nổi trội để bồi dưỡng. Đồng thời khiến cho những học sinh còn lại tin rằng chúng tầm thường, khó phát triển trong tương lai. Nhiều cuộc thi cho học sinh giỏi, tài năng không ngừng nối tiếp nhau. Chúng càng khẳng định khoảng cách khác biệt giữa “những người bạn bằng tuổi”. Mọi người thường chú trọng vào những đứa trẻ tài giỏi, bỏ quên những đứa trẻ “tầm thường” còn lại.

Trong những năm đầu được đánh giá là tầm thường. Những đứa trẻ ấy sẽ trở nên tầm thường thật sự theo cách mà chúng bị đối xử, nuôi dạy.

“Cây sồi cao nhất không chỉ bởi nó mọc từ trái sồi cứng cáp nhất mà còn vì chẳng có cây nào che khuất đi ánh sáng mặt trời, mặt đất xung quanh mỡ màu. Không lấy một con thỏ nhai lấy khi nó còn là cây non, và cũng chẳng bị một người tiều phu nào đốn trước khi nó kịp trưởng thành.” – Malcolm Gladwell

Trẻ đang khóc hiệu ứng matthew

Lĩnh vực khoa học

Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao các nhà khoa học nổi tiếng lại dễ được nhận nhiều sự công nhận hơn các nhà nghiên cứu ít được biết đến?

Đơn giản là những giá kết quả mà họ đã và đang có. Sự thành công, danh tiếng và kinh nghiệm khiến họ được chú ý. Kết quả của mọi nỗ lực và sự công nhận là tiền đề để con người phát triển. Nhưng con người ta thường dùng câu nói ” Bạn đã đạt được những gì?” để làm vạch xuất phát cho cuộc đời người khác.

Một mặt, hiệu ứng Matthew trở thành bức tường ngăn chặn sự phát triển của những nhân tố mới. Sự thành công của những con người vĩ đại trở thành cái bóng lớn che đi mọi nỗ lực của những con người “mới”. Người ta sẽ khó mà công nhận khi bỗng nhiên có một nhà nghiên cứu đưa ra qua. Nó trở thành rào cản khó vượt qua, dễ dàng hạ gục những con người “vô danh”.

Mặt khác, hiệu ứng này lại thúc đẩy con người đi đến sự thành công. Trong các cuộc thi kêu gọi vốn đầu tư nghiên cứu, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học nhỏ lại dễ dàng được đầu tư hơn. Lúc này, hiệu ứng Matthew trở thành công cụ thúc đẩy tiềm năng của những người ấy.

Hệ thống xã hội

“Em đã có kinh nghiệm chưa?”

“Rất tiếc nhưng chúng tôi chỉ cần những người đã có kinh nghiệm.”

“Ưu tiên những người đã có kinh nghiệm.”

Kinh nghiệm – điều ngăn cản những sinh viên mới tốt nghiệp tìm được công việc. Vừa rời khỏi môi trường học tập, bước đầu vào đời sống xã hội. Sinh viên mới ra trường “được” yêu cầu những điều chỉ có những con người từng trải mới có. Mức kinh nghiệm bằng không và không ít cử nhân đã phải lao đao vì không tìm được việc làm.

Đến khi bước vào môi trường công sở lại “được” yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng mềm, v.v…

Một ví dụ khác, nếu bất kì một ai chứng minh được rằng họ có đảm bảo tốt hơn. Ngân hàng sẽ dễ dàng cho vay hơn. Điều đó có nghĩa là người có nhiều nhất sẽ được vay thay vì người nghèo đang rất cần tiền.

Người đàn ông cầm dollar hiệu ứng matthew

Tồn tại song song, hiện hữu trong từng khía cạnh của cuộc sống. Nó trở thành một trong những tiền đề ảnh hưởng sự bất lợi của năng lực cạnh tranh. Ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội nhưng khó lòng phá vỡ. Bạn đã bao giờ tự cảm nhận sự bất bình đẳng này?

La Như Quỳnh

Xem thêm:

Decoy effect: Hiệu ứng chim mồi – cái bẫy dành cho khách hàng

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

5 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Khải Đặng Văn
Khải Đặng Văn
3 năm trước

Hầu như, với hiệu ứng Mathex mọi lợi thế đều nghiêng về những điều đã có sẵn và những điều tốt hơn. Bằng cách suy xét và ưu tiên phát triển theo một hướng nhất thời. Đã vô tình tạo thành bàn cân chênh lệch vô hình đối với những điều bình thường

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Điều gì sẽ xảy ra nếu sự bất bình đẳng này kéo dài

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Đây quả thật là điều khó thể phá vỡ, vì thế bắt buộc những người bình thường họ phải cố gắng phát triển để trở nên phi thường

Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Xã hội thì khó có thể có sự cân bằng, nhưng ta có thể tạo nên sự cân bằng cho xã hội

Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

Đây cũng là cách để bồi dưỡng nhân tài, nhưng đừng quên tạo điều kiện nuôi dưỡng những nhân tài tiềm năng khác. “Muốn đi nhanh hãy đi một mình muốn đi xa hãy đi cùng nhau” mới giúp xã hội ngày càng phát triển hơn