KẺ ĂN MÀY HAY NGƯỜI XUẤT CHÚNG
Phạm Ngũ Thư là cháu ba đời của Phạm Ngũ Lão. Xuất thân trong gia đình gia thế nhưng từ sớm ông đã mồ côi và được thân phụ gửi ông cho Trần Nguyên Hãn (nhà quân sự Đại việt thời Lê Sơ) chăm sóc. Dưới sự che chở và dạy dỗ từ Trần Nguyên Hãn thì Phạm Ngũ Thư học rộng hiểu sâu đến năm 20 tuổi thì đỗ kì thi Hội và làm quan dưới triều đại nhà Trần.
Trần Nguyên Hãn hợp mưu với tướng Trần Khát Chân và một số vương hầu nhà Trần mưu sát Hồ Quý Ly trong hội thề ở núi Đốn Sơn và bị phát hiện. Dù không liên quan nhưng Phạm Ngũ Thư vẫn cáo quan về quê ở ẩn( Có thông tin cho rằng ông xin đi xuất gia tại chùa Vân Yên trên dãy núi Yên Tử với pháp danh là Trí Lâm).
Thời loạn lạc khi nhà Hồ suy yếu và nhà Minh âm mưu lật đổ. Ông hoàn tục có vợ và 3 người con với mong muốn cứu đất nước thoát khỏi cảnh hỗn loạn. Tham gia lực lượng kháng chiến chống quân Minh của nhà hậu Trần. Mấy năm sau, nhà hậu Trần bị diệt khi cả hai vua đều tuẫn tiết vì nước do không kháng cự nổi sự đàn áp của giặc Minh.
Sau đó ông nhanh chóng tham gia vào khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông xin được Vua cho mình làm gián điệp nhằm theo dõi tình hình hoạt động của quân giặc. Bản thân ông còn giả trang thành người hành khất và sớm nhận thấy lợi thế của lớp vỏ bọc này trong hoạt động tình báo, vì giới ăn xin có thể “len lỏi” khắp nơi mà không bị chú ý, nghi ngờ.
Từ đó, ông đã xây dựng một mạng lưới tình báo đắc lực gồm những người ăn xin. Hệ thống này đã góp phần mang lại thành công cho cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi. Đến khi khởi nghĩa thành công ông không màn danh lợi từ Vua Lê. Ông chọn cách viện cớ tàn tật để nhận 200 mẫu ruộng và xin về quê sinh sống. Toàn bộ số ruộng nhận được ông đều trao cho dân nghèo cày cấy.
LỜI TRUYỀN MIỆNG
Có lần Phạm Ngũ Thư đã nói với vợ rằng: Thời lang thang lo việc nước, ta đã chung sống với giới ăn xin, cảm thông được nỗi đau thương, chua xót vô biên của những con người khốn khổ bị xã hội khinh khi, ruồng rẫy. Ta hằng phát nguyện sẽ chia sẻ, cứu giúp xoa dịu thương đau cho họ. Trước lúc ra đi về cõi vĩnh hằng, ông đã dặn vợ con rằng cần phải làm nhiều hơn nữa việc thiện, phát tâm giúp đỡ kẻ khó. Ông xứng đáng với danh xưng “Người ăn mày lỗi lạc” của vua Lê Lợi.
Ngay cả trên bia mộ của mình ông chỉ cho khắc dòng chữ: Phạm khất sĩ chi mộ” (mộ của người ăn mày họ Phạm). Phạm Ngũ Thư là một người như vậy, một con người có cuộc đời đặc biệt như là huyền thoại.
>> Nguyễn Trung Hà – “Vị vua trong giới hội đồng quản trị”
Phải công nhận ông và quân lính tạo ra “đội quân ăn mày” có 1-0-2 :))
Đúng là một người vừa tài giỏi vừa giàu lòng thương người. Xứng danh cháu Phạm Ngũ Lão!
“Hệ thống tình báo” của ông hoạt động rất đắc lực, góp phần quan trọng vào thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại nền độc lập.
Amazing goodjob , đúng là gen dòng họ nối tiếp nhau. Ai ai cũng tài giỏi
Mình xin trả lời tiêu đề là người xuất chúng nhé ! Không chỉ vậy mà còn thông mình, lòng nhân hậu nữa.
Trong cuốn “Binh thư yếu lược”, ở phần Phép dùng gián điệp của Hưng Đạo Vương. Trần Quốc Tuấn cũng có đoạn nói về vai trò quan trọng của hoạt động do thám, gián điệp như sau: “Phàm dùng binh trước hết phải dụng gián để thăm dò mà tùy cơ ứng biến, hoặc thăm dò để biết bên địch có việc tranh trưởng, có sự không hòa… Phạm Ngũ Thư đã có 1 bước đi quá đúng
Phạm Ngũ Thư quê ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, lộ Hải Đông (nay thuộc xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) cùng quê với mình nè! Quê mình cũng nhiều người tài lắm
Vị “tướng quân ăn mày” nổi tiếng trong lịch sử Việt, rất kính nể ông
Trước khi trở thành thủ lĩnh của đội quân ăn mày do thám, Phạm Ngũ Thư làm quan dưới triều Trần. Sau khi nhà Trần bị Hồ Quý Ly cướp ngôi, ông cáo quan xuất gia đi tu.
Phạm Ngũ Thư là cháu 3 đời của danh tướng Phạm Ngũ Lão. Xuất thân trong gia đình gia thế nhưng Phạm Ngũ Thư sớm mồ côi. Trước khi mất, thân phụ của ông đã gửi gắm con cho bạn đồng liêu là quan Thái bảo Trần Nguyên Hãng chăm sóc, dạy bảo.
Sau khi giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh xâm lược, ông có tên trong danh sách 399 khai quốc công thần của nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, Phạm Ngũ Thư lấy cớ bệnh tật đã xin về quê quy ẩn. Một người vì nước không ham danh lợi <3
Phạm Ngũ Thư chỉ nhận phần thưởng vua ban là 200 mẫu ruộng, đem chia đều cho dân làng, dặn vợ con làm nhiều hơn nữa việc thiện, phát tâm giúp đỡ kẻ khó, rồi ông chống gậy trúc, áo quần rách rưới, ăn xin sống qua ngày. Ông là người “ăn mày” xuất chúng và có lòng nhân ái nhất sử Việt
vote 5 sao ủng hộ tác giả
Mong là sẽ có podcast hoặc audio kiến thức trong bài này
Đọc xong thì hiểu lí do vì sao ông là huyền thoại vang bóng một thời
Rating 5*
Cảm ơn tác giả vì một bài viết khá hay
Có chăng đây là sự khiêm tốn của một sĩ phu
Sao không chia sẻ bài viết này lên các diễn đàn về lịch sử nhỉ, mình thấy nó khá hay á?
Người có cuộc đời đặc biệt như một huyền thoại.
Nhờ lòng đức độ, nghĩa hiệp, Phạm Ngũ Thư đã cảm hóa được đội quân hành khất của Trương Tửu. Đội quân ấy đã trở thành một hệ thống tình báo ngụy trang thường dân.
Một người thông minh, yêu dân bình dị, rất đáng khâm phục
Dù đã sống ẩn nhưng khi giặc Minh xâm lược, đất nước rơi vào cảnh lầm than, Phạm Ngũ Thư không thể ngồi yên, ông đã tham gia và góp phần tạo nên thắng lợi
Danh tướng Phạm Ngũ Thư đã cải trang thành những người ăn mày nghèo khổ, bẩn thỉu để cùng quân sĩ đi hành khất, nắm bắt thông tin của địch.Thật thông minh,
Phạm Ngũ Thư chỉ nhận phần thưởng vua ban là 200 mẫu ruộng, đem chia đều cho dân làng, dặn vợ con làm nhiều hơn nữa việc thiện, phát tâm giúp đỡ kẻ khó, rồi ông chống gậy trúc, áo quần rách rưới, ăn xin sống qua ngày.
Đúng một cuộc đời như huyền thoại, giản dị thương người nghèo khổ. Cả về lúc cuối đời còn như thế
Cách suy nghĩ thông mình, xã thân vì nước. Tính thần hy sinh, thương người nghèo khổ thật đang quá trọng
Người xuất chúng – Phạm Ngũ Thư :3
bài này thực sự rất hay mọi người nên dành thời gian ra để đọc .
Lần đầu tiên được nghe về Phạm Ngũ Thư, cảm ơn page về bài viết ý nghĩa
Không thể nào nhìn bên ngoài mà đánh giá được bên trong con người
Một chiến thuật rất hay và sáng suốt
Hình ảnh tướng quân ăn mày vẫn được dàn dựng với những yếu tố hiện đại và ước lệ đan xen trên sân khấu; dưới nhiều hình thức khác nhau như: Phim ảnh, chèo, tuồng,.. , để có thể ghi ơn công lao to lớn của vị tướng tài đức này
Nhân vật lịch sử Phạm Ngũ Thư được biết đến như một “người ăn mày lỗi lạc” của vua Lê Lợi
Bài viết rất hay, cảm ơn sự chia sẻ của tác giả. Rất mong chờ cho những bài viết sau
Quả là vị tướng tài ba, không màng danh lợi và sẳn sàng hy sinh giúp nước. Nhưng đồng thời, có thể giúp ông thấy được dân tình thế thái như thế nào của những người yếu thế trong xã hội
Thật sự không nghĩ tới việc giả làm người hành khất để làm tình báo. Đúng là người Việt Nam không gì là không thể
Ngay cả trên bia mộ của mình ông chỉ cho khắc dòng chữ: Phạm khất sĩ chi mộ” (mộ của người ăn mày họ Phạm). Một cuộc đời và sự cống hiến thật đặc biệt
Trong cuốn “Binh thư yếu lược”, ở phần Phép dùng gián điệp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng có đoạn nói về vai trò quan trọng của hoạt động do thám, gián điệp như sau: “Phàm dùng binh trước hết phải dụng gián để thăm dò mà tùy cơ ứng biến, hoặc thăm dò để biết bên địch có việc tranh trưởng, có sự không hòa… Công việc của gián làm, xem việc mà cử ra thì thấy có 8 thuật: lấy sứ giả làm gián điệp, lấy người của địch làm gián điệp, tung tin giả, phao tin tâm lý, mua chuộc đút lót, kích động, gièm pha… Dụng gián là việc linh hoạt, cơ mưu không thể lường”.
Kẻ ăn mày thì sẽ nhìn người khác như những kẻ ăn mày còn người xuất chúng sẽ nhìn được người xuất chúng trong những kẻ ăn mày.
Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh từ Phạm Ngũ Lão rồi đến Phạm Ngũ Thư lúc đầu nghe tên mình cũng đã nghi nghi rồi.
Trong cái khó lại ló ra cái khôn có thể thấy rằng vì để bảo vệ tổ quốc ông cũng không ngại gian nan thử thách mà biến mình vào hoàn cảnh khó khăn.