Chưa nhắc đến mô hình Marketing 4C thì trước đó các mô hình Marketing 4P,7P là những công cụ tiếp thị (marketing) kinh điển, mà tất cả người làm Marketing xem như một la bàn cho việc tập hợp các công cụ giúp lên kế hoạch cho việc cung cấp cái gì (sản phẩm và giá thành); cung cấp như thế nào (Kênh phân phối và xúc tiến thương mại). Đồng thời cũng được biết như là 4P; Giá (Price), sản phẩm (product), nơi phân phối (Place) và xúc tiến thương mại (Promotion).

Vào năm 1953 Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Sau đó một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P vào năm 1960, ngày nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giảng dạy rất nhiều trong sách giáo khoa về marketing, và tại các trường Đại học. Sau đó được phát triển thêm 3P gồm People, Process, Physical Evidence dành cho việc cung cấp các dịch vụ vô hình.

Mô hình Marketing 4C năm 1990 của Robert F. Lauterborn

Năm 1990 mô hình Marketing Mix 4C được xây dựng bởi Robert F. Lauterborn. Nó chính là mô hình 4P đã qua tính chỉnh theo tình hình mới thành mô hình Marketing 4C. Nhìn lướt qua các yếu tố này rất giống với 4P đầu tiên. Nhưng sự khác biệt lớn nhất ở đây là Robert F. Lauterborn đã tạo ra phương pháp này như một sự thay thế, lấy khách hàng làm trung tâm. Nghiên cứu sâu rộng về người tiêu dùng để hiểu mong muốn và nhu cầu của khách hàng, từ đó thúc đẩy việc tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới.

Mô hình Marketing 4C

Customer Cost – Chi phí của khách hàng

Chi phí mà khách hàng bỏ ra có hợp lý với họ không. Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành, và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm mang tới cho khách. Chi phí này bao gồm giá thành của sản phẩm (Price), thời gian, sức lực và cả những chi phí cơ hội (opportunity cost) mà khách hàng đã hi sinh để mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Consumer Value – Giá trị cho khách hàng

Mang đến cho khách hàng sự hài lòng về sản phẩm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời”. Nhu cầu đó của khách hàng bao gồm ý nghĩa vật lý và ý nghĩa tinh thần. Khách hàng khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp được cảm thấy hãnh diện, nổi bật được tôn trọng hay ít nhất là yên tâm, vui vẻ.

Communication – Giao tiếp

(Truyền thông hai chiều) Trong 4Ps, Promotion mang tính cưỡng ép, như một công cụ để truyền đạt thông tin về sản phẩm tới khách hàng. Còn communication mang tính hợp tác hơn, yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Vai trò như một người bạn đồng hành với khách hàng lắng nghe – phản hồi từ họ và khắc phục. Không chỉ sử dụng kênh truyền thông như kênh quảng cáo bán hàng, và mô tả sản phẩm doanh nghiệp.

Convenience – Sự tiện lợi

(Khách hàng có cảm thấy thuận tiện hay không) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận cho người tiêu dùng khi mua hàng. Các cửa hàng như Phúc Long, KFC, luôn có địa điểm giao thông thuận tiện, ngay trung tâm thương mại, có dịch vụ giao hàng, thanh toán qua internet banking.

Mô hình Marketing 4C

Các marketer đánh đồng convenience với Place (kênh phân phối). Thế nhưng, đây lại là một khái niệm có phạm trù lớn hơn rất nhiều, bao gồm cả những dịch vụ, tiện ích đính kèm với sản phẩm.

Với mô hình Marketing 4P áp dụng cho việc tiếp cận thị trường – bán cái mình có. Trong khí đó mô hình Marketing 4C là cách tiếp cận phục vụ khách hàng – bán cái khách hàng cần.

Phan Hoàng Thư

STARBUCKS không có duyên tại Việt Nam ? – Phần 1

14 Chiến Dịch Marketing Kinh Điển Của Thế Giới – phần đầu

Chuyên môn hóa lao động, câu chuyện từ chiếc Pin

Quảng cáo
5 4 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
28 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
1 year ago

Trong nhiều trường hợp thì bốn chữ C có thể áp dụng cho hỗn hợp Digital marketing hơn bốn chữ P

Thanh Âm
Thanh Âm
1 year ago

Trong mô hình 4C thay vì bắt đầu với sản phẩm, sự kết hợp tập trung vào người tiêu dùng và nhu cầu của họ. Sự tiến bộ hơn so với 4P trước đây.

Như Khương
Như Khương
1 year ago

4C có thể nói là mô hình trọng tâm vào cụm “khách hàng là trung tâm”

Thái Ngân
Thái Ngân
1 year ago

Điểm khác biệt rõ nét nhất mình cảm nhận trước kia có thể mua hàng xong là hết, nhãn hàng thường ít chú ý hoặc không cần phản hồi ngược lại của khách hàng. Nhưng khách hàng ngày một thông minh và có cảm xúc nhiều hơn, họ đòi hỏi sự phục vụ tận tâm nên việc giao tiếp 2 chiều, được phản hồi được lắng nghe được cho lời khuyên đến nhãn hãng. Điều này thật sự tuyệt vời.

Trần Na
Trần Na
1 year ago

Lấy ví dụ như trường hợp bột giặt, qua khảo sát và phản hồi, công ty có thể nhận được thông tin sản phẩm của họ có tác dụng làm trắng quần áo như thế nào nhưng thực tế lại có mùi hôi.Điều này cho họ biết sự cần thiết phải cải thiện nó bằng cách có thể thêm nước xả vải vào hỗn hợp hoặc làm cho bột giặt của họ có mùi thơm. Điều này có nghĩa là không chỉ phát triển thương hiệu và danh tiếng mà còn cả bản thân sản phẩm. Mô hình 4C đã giúp cho điều này trở nên dễ dàng thu thập hơn

Minh Liêu
Minh Liêu
1 year ago

Thị trường hiện tại đã tràn ngập vô số các sản phẩm chắc chắn là tuyệt vời nhưng vẫn không tập trung. Để hợp lý hóa sản xuất, các công ty phải dành đủ thời gian và nghiên cứu để hiểu thấu đáo hành vi của người tiêu dùng.

Nam Khang
Nam Khang
1 year ago

Ta cần lấy khách hàng lạm trung tâm bởi khách hàng luôn là yếu tố quan trọng tạo nên lợi nhuận và thương hiệu cho một doanh nghiệp.

LUÂN
LUÂN
1 year ago

ho dù là 4P, 7P hay nhiều P hơn trong marketing ngày nay, thì mỗi chữ P đều cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”.

Bảo Bảo
Bảo Bảo
1 year ago

doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.

Mino Nguyen
Mino Nguyen
1 year ago

mỗi chữ C trong marketing 4C sẽ là kim chỉ nam hành động cho doanh nghiệp để hướng tới thành công.

vy nguyen
vy nguyen
1 year ago

Chắc chắn là không chỉ dừng lại ở marketing 4C mà sẽ còn cần nhiều chữ C hơn để thể hiện góc nhìn khách quan từ phía khách hàng thay cho góc nhìn chủ quan từ phía doanh nghiệp. 

Linh Lê
Linh Lê
1 year ago

4C là sự cải tiến rất tốt. Lấy khách hàng làm trọng tâm rất quan trong, phải lắng nghe và thấu hiểu, đáp ứng đúng nhu cầu của họ… thì mới giữ chân được khách hàng.

Văn Long
Văn Long
1 year ago

rất hữu ích, có lẽ phần sau sẽ còn nhiều hữu ích hơn thế này

Hoài Lâm
Hoài Lâm
1 year ago

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công ty chưa chuyển đổi hay áp dụng đến 4C, và chương trình giáo dục cũng chưa hề có

Hoài Lâm
Hoài Lâm
1 year ago

.

Last edited 1 year ago by Hoài Lâm
Thiên Ân
Thiên Ân
1 year ago

Thế mà giảng viên trên trường ít nói về 4C quá, tàn giảng về những cái cũ

Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
1 year ago

Theo ý kiến ​​của Lauterborn, mô hình 4Ps không còn phù hợp và hữu ích để giúp nhà tiếp thị ngày nay giải quyết bất kỳ vấn đề thực tế nào.

Minh Anh Tạ
Minh Anh Tạ
1 year ago

Nếu được thực hiện đúng, thuật ngữ sẽ là hệ thống các yếu tố hình ảnh, ngôn ngữ, trải nghiệm của khách hàng để kết hợp lại với nhau góp phần tạo nên một khối cảm xúc về thương hiệu.

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
1 year ago

Theo mình ý nghĩa của việc sở hữu và phát triển marketing ở doanh nghiệp là chúng ta đã “ở đó” và “làm điều đó”. Chắc chắn có một cách đúng và sai, cạm bẫy và va chạm làm chậm sự phát triển của bạn và đi đường vòng thành công. Nhưng marketing sẽ làm thay đổi điều đó

Linh Nhật
Linh Nhật
1 year ago

1990 với những khởi đầu của ngành marketing, tuy là mình cảm thấy có vài lỗ hỏng nhưng xét đến hiện nay, vẫn có một số hình thức tiếp thị có thể áp dụng cách marketing ở 1990 nhé.

Vận Ách
Vận Ách
1 year ago

Mô hình 4Cs trong Marketing là “phiên bản nâng cấp” thay thế cho mô hình Marketing Mix 4P truyền thống. Nếu như 4P là chiến lược tiếp thị hướng vào nhà sản xuất thì ở 4C tập trung đặc biệt vào nhu cầu của khách hàng

Nhật Minh Tấn
Nhật Minh Tấn
1 year ago

Nền tảng cho sự xuất hiện của mô hình Marketing Mix 4Cs là ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa nhưng không thể bán hết

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
1 year ago

Điều cốt lõi của bất kỳ chiến lược tiếp thị nào là bản thân sản phẩm. Tuy nhiên, đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” vì sản phẩm phải là thứ mà khách hàng mong muốn. Ngoài ra, sản phẩm của bạn phải có điều gì đó độc đáo giúp chúng nổi bật hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh còn lại.

Hà Thắng Lê
Hà Thắng Lê
1 year ago

Triết lý của Marketing hiện đại là “ Khách hàng là thượng đế” và đó cũng là mục tiêu các doanh nghiệp đặt ra, thế nhưng thực chất của 4P là lấy việc bán sản phẩm, đẩy sản phẩm ra thị trường làm trung tâm, nhằm thỏa mãn nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng.

Cao Bằng
Cao Bằng
1 year ago

Cho dù không hề muốn, nhưng các doanh nghiệp vẫn phải thừa nhận rằng những phương pháp tiếp thị truyền thống đang trở nên kém hiệu quả, trong khi khách hàng lại ngày càng tỏ ra khó tính và nhạy cảm với giá cả hơn.

Hóa
Hóa
1 year ago

Dù áp dụng bất kỳ mô hình marketing mix nào, là 4Ps, 7Ps, 4Cs hay 4Es đi chăng nữa thì việc xây dựng kế hoạch marketing mix cũng rất quan trọng.

Linh Linh
Linh Linh
1 year ago

Từ 4P sang 4C lad sựu chuyển mik mạnh mẽ hợp với thời đại ngày càng đáp ứng và tạo ra nhu cầu phù hợp đáp ứng được thói quên người tiêu dùng

Quyên
Quyên
1 year ago

Mik đang học ngành Marketing, nên nhưng kiến thức này rất bổ ích cho mik, cảm ơn tác giả