Công ty có đội ngũ R&D (research & development) mạnh. Luôn là bộ phận biết lắng nghe, thăm dò, chắc lọc thông tin, ý kiến từ trải nghiệm của người dùng với sản phẩm của họ. Nhằm biết rõ phản ứng từ khách hàng. Đây là một công cụ hữu hiệu khi công ty muốn thay thế sản phẩm, hay xúc tiến một kế hoạch kinh doanh mới.
Doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển bền lâu. Nếu không quan tâm lắng nghe khách hàng.
Khách hàng chính là nguồn cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác những vấn đề tồn đọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi thảm khảo ý kiến khách hàng hãy giảm sự chú ý đến các đặc điểm sản phẩm hay dịch vụ. Thay vào đó hãy chú ý hơn đến kết quả trải nghiệm mà khách hàng mong muốn.
Ví dụ:
Tôi ngại đến trung tâm thương mại X này vì rất mệt khi giữ xe; (Khách hàng đang cảm thấy việc tới trung tâm thương mại ấy là một khó khăn thay vì thích thú).
Giá dịch vụ đi lên nhưng chất lượng đi lùi (sản phẩm/dịch vụ của ban đang làm khách hàng cảm thấy không xứng đáng)
Chúng tôi muốn uống cà phê tại đây nhưng chúng tôi bị bệnh tiểu đường; (Hãy dùng các loại đường cho người bệnh tiểu đường nhân tạo, đường alcohol, cây cỏ ngọt Stevia sẽ không nhiều nơi làm như thế)
Chắc hẳn chúng ta đều nhớ một thời gian dài Apple đã không nâng tỷ lệ màn hình lớn hơn trên Iphone, để giữ tỷ lệ thiết kế đẹp. Tuy nhiên họ phải thay đổi, vì người dùng Iphone cần như thế, người dùng hiện nay có nhiều không gian hơn để tác vụ hơn trên Smartphone.
Nếu không thay đổi có thể khách hàng sẽ dùng sản phẩm thay thế từ các hãng khác. Sau đó chúng ta đã thấy những Iphone màn hình lớn ra đời, với phiên bản Plus theo mỗi dòng máy.
Hãy tỉnh táo lắng nghe khách hàng. Vì họ cũng có khả năng làm bạn đi chệch hướng. Nhất là lĩnh vực công nghệ. Khi khách hàng phần đông không theo kịp xu thế và bước phát triển của công nghệ.
Nội dung Phan Hoàng Thư – Ảnh Nguyễn Thị Mỹ Ngọc
Có những điều đơn giản nhưng ta luôn xem đó là phức tạp
Thật tuyệt khi biến điều phức tạp thành đơn giản phải không nào
Hihi…mình thấy bài rất thực tế và ý nghĩa. Với mình là 1 khách hàng, khi sản phẩm đáp ứng với mong muốn thì mình hiển nhiên sẽ rất tín nhiệm thương hiệu đó ạ.
Cảm ơn ad về bài viết.?
Mình rất ấn tượng ! Đây là một bài học thiết thực cho những người làm trong ngành dịch vụ.
Hihi cảm ơn ad nhiều nhé ^^
Mấu chốt của vấn đề đôi khi lại đơn giản như thế này nhỉ!
Bài viết hay quá
Đọc xong bài viết e cảm thấy mỗi phản hồi của người sử dụng sản phẩm của mình là mỗi bật thang đưa mình đến với sự hoàn thiện và phát triển.
Quả thật lắng nghe khách hàng và chọn lọc thông tin luôn là điều cần thiết để kinh foanh thành công.
Khách hàng thường đặt kỳ vọng rất cao đối với các thương hiệu mà họ lựa chọn. Và xảy ra tình huống họ cảm thấy không được lắng nghe hay sản phẩm không đủ phục vụ cho nhu cầu của họ, khách hàng đã có thể ngay lập tức thay đổi nhà cung cấp. Vậy nên việc lắng nghe và thay đổi là cần thiết để giữ chân khách hàng.
Internet và công nghệ ngày càng phát triển, điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng trở nên quyền lực hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn. Do đó doang nghiệp cần điều chỉnh tư duy bán hàng và tiếp thị phù hợp với hiện tại.
Khách hàng ngày nay có thể bỏ chúng ta để chuyển sang nhãn hàng của đối thủ, vì họ dần trở nên khắt khe, thông minh và nhu cầu của họ cũng phức tạp không kém. Những chiến dịch marketing có thể tỏ ra mất tác dụng khi trải nghiệm khách hàng cảm nhận được không đủ tốt. Đó là lí do, xu thế mới đẻ ra vị trí giám đốc trải nghiệm khách hàng (CXO). Trải nghiệm khách hàng mới thực sự là điều đáng chú ý hơn cả, chứ không chỉ đơn thuần là tính năng sản phẩm gắn với nhu cầu của họ.
Khi mình đi tư vấn cho khách hàng, cũng gặp không ít khách chưa biết cách thể hiện ra điều họ muốn về sản phẩm. Mà chỉ đến khi họ được người tư vấn lắng nghe, trò chuyện và khơi gợi họ thì mới dần rõ rõ. Mấy anh em hay gọi là insight. Thực sự bài viết rất sát với thực tế của nhiều doanh nghiệp. Nếu không dành thời gian lắng nghe khách thì cho dù có chạy tá quảng cáo cũng không khiến họ hài lòng và rớ đến sản phẩm.
Mình nghĩ bất kể ngành nghề nào cũng cần lắng nghe, doanh nghiệp càng cần hơn nữa. Nhưng không phải ai cũng chịu luyện tập khả năng lắng nghe. Nhiều bạn làm dịch vụ nhưng thấy khách than phiền là thái độ cau có…
Mình nghĩ có những lí do mà việc này trở nên thực sự quan trọng với doanh nghiệp: tăng khả năng giữ chân, tránh rời bỏ; cải thiện lòng trung thành của khách và xác định được cơ hội bán thêm hoặc bán chéo.
Khiêm tốn và kiên nhẫn trong lắng nghe bao giờ cũng mang đến những lợi ích không ngờ cho doanh nghiệp
Con người mình thật hay, ai mà chẳng có tâm lý thích kể chuyện, việc của họ là tìm người thực sự lắng nghe mình. Doanh nghiệp chọn cách lắng nghe thông minh và đầy lý trí để biết đâu là mấu chốt giúp mặt hàng của họ chạm đến cảm xúc của khách hàng từ chính điều mà khách hàng kể.
Mình nhận thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp phát triển dựa trên sự lắng nghe, như facebook với các biểu tượng cảm xúc, mua thẻ điện thoại online,…. Cty sẽ đỡ tốn một khoản chi phí lớn trong việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng
Một cách thức thu thập thông tin khách hàng sáng tạo
Vote 5* ủng hộ tác giả
Khách hàng luôn có kỳ vọng cao về các thương hiệu mà họ lựa chọn. Và trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như thời điểm hiện tại, chỉ cần một tình huống bị khó chịu hay cảm thấy không được lắng nghe, khách hàng đã có thể ngay lập tức thay đổi nhà cung cấp.
Một nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh: 82% khách hàng sẽ đổi sản phẩm hoặc nhà cung cấp dịch vụ sau một trải nghiệm khó chịu với bộ phận dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp.
Lắng nghe khách hàng không phải chỉ nghe phàn nàn, chỉ trả lời điện thoại tại bàn dịch vụ mà thực sự kết nối với họ, chú ý đến nhu cầu và hiểu cách có thể giúp họ đạt được mục tiêu.
Một nhân viên bán hàng nếu không thể lắng nghe những yêu cầu của khách hàng thì không thể mang đến sự lựa chọn tốt nhất cho họ.
Lắng nghe khách hàng để hiểu họ muốn gì, cần gì và đâu là lựa chọn phù hợp nhất dành cho họ. Qua đó, khảo sát mức độ tiêu thụ sản phầm và sự hài lòng của khách hàng để cung ứng ra thị trường.
Bạn chỉ có thể đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng khi bạn thật sự lắng nghe và hiểu họ, có vậy mới giữ chân khách hàng lâu dài
Quan trọng là khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng khi phía doanh nghiệp lắng nghe nhu cầu của mình. Đây cũng là yếu tố thu hút và giữ chân khác hàng, lắng nghe cũng là 1 cách truyền thông vì mình dựa vào những đánh giá của khách hàng công khai để những người khác thấy doanh nghiệp được tin tưởng mới nhận được đánh giá.
Đã có rất nhiều thương hiệu vựt dây nhờ sự lắng nghe. Ví dụ Suzuki từng là hãng xe có máy móc càng ngày xuống cấp do không lắng nghe khách hàng, đến khi họ nhận ra và thay đổi thì hãng đã vượt dậy và thành công lớn.
Với tình hình dịch bệnh hiện nay, thì việc giao tiếp với khách hàng càng một khó như vậy doanh nghiệp khó biết suy nghĩ của khách hàng mà thay đổi theo hướng nhu cầu của họ. Tìm cách để nghe được tiếng lòng của họ là cách quan trọng lúc này
Lắng nghe cũng là một cách chạm đến cảm xúc khách hàng nhất. Khi khách hàng có cảm tình với sản phẩm, thương hiệu thì họ có thể trở thành khách hàng trung thành đấy !
Hãy lắng nghe khách hàng để họ cảm thấy sự gần gũi, đây là hành động tuy nhỏ mà có võ quyết định sự thành công của thương hiệu trong việc thu hút khách
Hiểu khách hàng của bạn và có thể tiếp cận họ là hai điều khác nhau. Đặc điểm và hành vi của phân khúc của bạn sẽ giúp bạn xác định cách tốt nhất để đáp ứng chúng. Ví dụ: bạn có thể thấy rằng một phân khúc chính có khả năng chống lại công nghệ và dựa vào quảng cáo trên báo hoặc đài để nghe về các chương trình khuyến mãi của cửa hàng, trong khi phân khúc khác đạt được tốt nhất trên ứng dụng di động của bạn.
Lắng nghe mang lại nhiều lợi ích và phát triển ở nhiều khía cạnh: quản trị, lãnh đạo,… và bài viết này đã khai thác ở marketing rất hay và cần thiết.
Bỏ thời gian lắng nghe khách hàng là bạn đang gian tiếp đem lợi ích về cho doanh nghiệp nên đừng xem thường hành động nhỏ này
Thât ra những ý tưởng tuyệt vời nhất thường xuất phát từ những điều đơn giản nhất mà. Đôi khi chuyên môn làm ta lu mờ đi tính sáng tạo và lắng nghe từ những người ngoài cuộc là một biện pháp không tồi.
Những công ty lớn đều là những công ty làm rất tốt việc lắng nghe ý kiến từ khách hàng. Đối với họ những nhận xét của khách hàng là hướng cải thiện sản phẩm/ dịch vụ trong tương lai chứ không phai một lời chỉ trích. Tinh thần tích cực như vậy thật sự cần được lan tỏa.
Để việc lắng nghe thông tin từ khách hàng trở nên hiệu quả thì doanh nghiệp nên có sự nhân diện rõ ràng về việc cần làm, việc không làm và việc không thể làm để có thể đưa ra những định hướng phù hợp với thời đại và đáp ứng nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng
Lắng nghe khách hàng là cách tiếp cận khách hàng với khoảng cách gần, ít hao phí tài chính, vừa thể hiện sự quan tâm, tôn trọng đáng kính cho khách hàng, để họ cảm nhận bản thân là một phần tạo nên sản phẩm; vừa đáp ứng được vấn đề mà doanh nghiệp cần ứng biến trên thị trường chung
Mọi khách hàng đều mong muốn nhận được sự quan tâm và chăm sóc ân cần từ doanh nghiệp nhằm đảm bào rằng họ sẽ nhận được chế độ dịch vụ ưu đãi. Và cách để chúng ta chạm gần hơn với khách hàng là sự lắng nghe và thấu cảm thật sự từ chính họ để ta có thể đáp ưng nguyện vọng ấy một cách thiết thật nhất
Bài viết rất hay và bổ ích. Bài học mik được học ở đây có thể là: Trong một thành công lớn, thì dù việc đó chỉ là một hành động đơn giản nhỏ nhoi nhưng lại mang đến sức bật và giá trị to lớn để chạm đến thành công
Chúng ta phải im lặng trước khi có thể lắng nghe. Chúng ta phải lắng nghe trước khi có thể học hỏi. Chúng ta phải học hỏi trước khi có thể chuẩn bị. Chúng ta phải chuẩn bị trước khi có thể phụng sự. Chúng ta phải phụng sự trước khi có thể dẫn đường.
Mik thường nghe nói rằng: “Bước thứ nhất để đạt tới sự thông thái là im lặng. thứ hai là biết lắng nghe người khác nói.”
Muốn hiểu được người khác đang nói gì thì phải bắt đầu lắng nghe những thứ mà người khác truyền đạt. Thì mới biết họ cần gì và muốn gì