Khi khởi sự một công ty, việc sáng tạo cái tên hay thôi chưa đủ, còn cần phải hợp pháp. Nhiều nhà sáng lập duy tâm còn đặt tên hạp tuổi, vận mạng để thuận lợi phát triển. Tên công ty không chỉ xuất hiện trên văn bản pháp lý mà còn mang giá trị thương hiệu, dấu ấn trong tâm trí khách hàng, một cái tên có “1-0-2”. Các start up đặt tên doanh nghiệp hãy chú ý các lưu ý dưới đây nhé.
Cấu trúc cơ bản của tên doanh nghiệp
Tên công ty bằng Tiếng Việt: gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng
Thành tố loại hình doanh nghiệp bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH), công ty cổ phần (công ty CP), công ty hợp danh (công ty HD), doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
Thành tố tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt. Mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được.
Ví dụ: Công ty cổ phần (thành tố thứ nhất) Sao Thái Dương (thành tố thứ hai)
Tên công ty bằng tiếng Anh: Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đặt tên công ty bằng tiếng Anh; theo quy định của pháp luật và không vi phạm các nguyên tắc đặt tên.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Ví dụ: “Công ty cổ phần truyền thông Reidius” khi dịch sang tiếng Anh là “Reidius Media Joint Stock Company”
Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài. Theo khoản 3 Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Trong đó: Joint Stock Company (công ty cổ phần) – JSC; Limited Liability Company (công ty trách nhiệm hữu hạn) – Co.,Ltd; Incorporated hay Corporation (tập đoàn) – Inc hay Corp…
Ví dụ: “Công ty trách nhiệm hữu hạn Nana” viết tắt là “Công ty TNHH Nana”; “ABC Services Trading Company Limited” viết tắt là “ABC Services Trading Co,.Ltd”.
Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Ngoài ra, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
Những điều cấm kỵ khi đặt tên doanh nghiệp
Một là đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Theo khoản 2 điều 42 Luật doanh nghiệp 2014, cụ thể như sau:
Tên Tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ: CÔNG TY TNHH LINH CHI và CÔNG TY TNHH LYNH CHI.
Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ: CÔNG TY TNHH THIÊN MẠNH – Tên viết tắt: TM – Thành lập năm 2016. Thời điểm hiện tại, KH dự định đặt tên: CÔNG TY TNHH THIÊN MAI – Tên viết tắt: TM.
Việc đăng ký tên viết tắt đối với công ty Thiên Mai là không được. Về cơ bản, theo quy định của Pháp luật, tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt không bắt buộc phải có đối với việc đặt tên công ty. Trong trường hợp này khách hàng có thể bỏ tên viết tắt; hoặc thay đổi tên tiếng Việt để có tên viết tắt không bị trùng.
Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó. Ví dụ: CÔNG TY TNHH NANA và CÔNG TY TNHH NANA 01.
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “-“, “_”. Ví dụ: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LINH NGA và CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ LINH NGA
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HOÀNG VŨ VN và CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TÂN HOÀNG VŨ VN.
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”; “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự. Ví dụ: CÔNG TY TNHH KIM CHI và CÔNG TY TNHH KIM CHI MIỀN NAM.
Hai là sử dụng tên cơ quan nhà nước; đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; tên của tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp. Trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Ba là sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tên doanh nghiệp gây ấn tượng
Dù theo cách nào thì các start up đặt tên doanh nghiệp cũng nên lưu ý những điều sau:
Gợi nhớ dịch vụ, sản phẩm công ty: Tên công ty bám sát vào mục đích kinh doanh sẽ đánh thẳng vào nhu cầu của khách hàng, trực tiếp giải thích cho khách hàng về mục đích hoạt động của công ty. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần kết hợp hài hoà giữa dịch vụ và tên riêng khi đặt tên để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn.
Ví dụ: Công ty Dược phẩm Tâm Bình, Công ty TNHH thép Hoà Phát…
Đơn giản dễ nhớ: Những tên công ty dài (hơn 2-4 âm) gây khó nhớ cho khách hàng. Đồng thời cũng làm khó thương hiệu khi ghi chép và giao dịch. Nên rút ngắn tên lại bằng cách viết tắt một số từ ngữ của loại hình doanh nghiệp; sao cho nổi bật tên riêng để tên doanh nghiệp dễ dàng trở nên phổ biến trên thị trường.
Ví dụ: Ngân hàng ACB (Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu).
Âm thanh hài hoà, từ ngữ cô đọng: Từ ngữ xúc tích, âm thanh hài hoà sẽ khiến khách hàng dễ ghi nhớ trong lần đọc đầu tiên. Đồng thời mang lại cảm giác tin tưởng đối với thương hiệu. Riêng với tên tiếng anh nên đọc sao viết vậy.
Ví dụ: Công ty cổ phần MISA, Thời trang Elise…
Mỹ Ngọc tổng hợp
Đổi tên doanh nghiệp rất khó một khi đã kinh doanh. Nên việc đặt tên vô cùng quan trọng
Để nghĩ ra một cái tên đặt cho doanh nghiệp của mình ngay từ đầu cũng quả là một điều khó khăn. Cảm ơn tác giả đã tổng hợp
Việc lựa chọn 1 cái tên để doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh có nhiều cái cần chú ý ha. Cảm ơn nhưng chia sẻ của tác giả
Việc lựa chọn một cái tên cho doanh nghiệp coi bộ khó ha, rất nhiều điểm cần chú ý
Thì ra hình thành 1 cái tên cho doanh nghiệp có nhiều điều cần chú ý quá nè
việc chọn lựa một cái tên cho doanh nghiệp hóa ra lại cần nhiều yếu tố đến vậy
Mình thấy doanh nghiệp lớn đều có tên khá là đơn giản và dễ nhớ. Tên cửa hàng cũng là yếu tố quan trọng thu hút sự tò mò của khách dẫn đến kết quả có thể bán được hàng hay không. Cái tên hấp dẫn không những có thể gây ấn tượng tốt và vang xa, mà còn có thể khiến khách hàng thường xuyên lui tới.
Có thể lúc mới start up nhiều bạn trẻ sẽ cho rằng sản phẩm sẽ tạo nên thương hiệu cho công ty; vì vậy sẽ không quá chú trọng vào việc đặt tên này. Nhưng chúng ta cũng có thể suy nghĩ rằng; Tuy sản phẩm là yếu tố quan trọng để quyết định lượng khách hàng nhưng trong thời đại 4.0 thì nó không phải là tất cả. Tại sao chúng ta lại bỏ qua một cơ hội để thu hút một tệp nhỏ khách hàng có quan tâm đến những yếu tố này trong khi mình có thể làm tốt ngay từ đầu; chưa kể đến khi thương hiệu của bạn có tên tuổi trên thị trường thì việc thay đổi lúc này là vô cùng khó khăn.
Những lưu ý rất hay cho người mới bắt đầu. good
Đúng là cái tên vô cùng quan trọng luôn ý ạ. Tên người thì gắn với cả cuộc đời, tên công ty doanh nghiệp thì gắn với cả một chặng đường kinh doanh. Bài viết giúp những người còn đang phân vân hiểu rõ và có thể đặt một cái tên ưng ý và hợp lí nhất.
Việc đặt tên cho một doanh nghiệp là điều đáng để cân nhắc, nó cần thể hiện được bản chất và giá trị của thương hiệu cũng như mức độ ấn tượng đến khách hàng
Đặt tên cho doanh nghiệp là công việc hết sức phức tạp và tỉ mỉ
Bài viết đã cung cấp cho mik nhiều thông tin đáng lưu ý và quan trọng khi muốn đặt tên cho doanh nghiệp
Cái tên đã góp phần định hình thương hiệu và quảng cáo, cũng là yếu tố quan trọng để khách hàng nhận diện sản phẩm dịch vụ công ty so với đối thủ
Để có một cái tên phù hợp cho doanh nghiệp không phải là điều tầm thường
Ngoài ra thì việc sử dụng các ký tự Romanji kèm với việc dễ phát âm sẽ tạo một nền tảng đủ lớn để doanh nghiệp có thể vươn xa đến toàn thế giới
Haha có khi nào vì vậy mà Apple đặt tên đơn giản như vậy không :))))) Quá đúng với câu “Âm thanh hài hoà, từ ngữ cô đọng”
Wow nhiều quy định quá ! Thì ra vì vậy mà các doanh nghiệp start-up toàn tên độc lạ không nhỉ ?
Ồ mình không nghĩ đặt tên doanh nghiệp thôi mà nhiều quy định quá ! Đặc biệt hiện tại có hằng hà sa số doanh nghiệp start-up nữa chứ. Chắc chủ doanh nghiệp phải cân nhắc kĩ khi đặt tên lắm đâyyyy