Không ai hoàn hảo và tôi nghĩ dù mong muốn đến đâu, nỗ lực thế nào cũng sẽ chẳng có người hoàn hảo trên đời. Vì thế đôi khi bạn có thể cho phép bản thân phạm sai lầm đâu đó. Bỏ cuộc hay tiếp tục dù sao cũng là một quyết định mang tính thời điểm. Cái quan trọng vẫn là bạn phải hiểu bản thân chính là người chịu trách nhiệm sau cùng với những quyết định của mình.
Chấp nhận thất bại không bao giờ là dễ dàng
Chúng ta bị bao quanh bởi rất nhiều yếu tố xung quanh. Dù là sách vở, truyền thông, trên giảng đường hay ngoài xã hội, một điệp khúc quen thuộc luôn được thổi phồng: “Đừng bao giờ bỏ cuộc”.
Tính gan góc và kiên cường là những phẩm chất quan trọng của một nhà lãnh đạo. Nhưng tuân thủ một cách mù quáng, không thích nghi với sự thay đổi của môi trường hoặc luôn đánh giá chi phí cơ hội của công việc là một điều ngu ngốc.
Nếu một thành viên trong nhóm của bạn không phát triển bất chấp nỗ lực của bạn. Có thể đây là lúc để họ ra đi thay vì tiếp tục hành trình.
Nếu một dự án mà bạn rất tin tưởng trong 12 tháng qua vẫn đang nỗ lực để thành công. Hãy chờ đợi để hoàn thành các dự án có ý nghĩa khác. Bạn có thể sẽ tìm thấy câu trả lời đúng cho câu hỏi sai.
Nếu bạn đang bị thiếu tôn trọng, không được đánh giá cao giá trị bản thân trong công việc. Có lẽ bạn không cần phải chứng minh bản thân nữa, đó là thời gian để tìm một công việc mới. Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng nhưng quá sợ hãi với việc phải đi làm, cảm nhận được trái tim đã ngừng đập và bản thân bị mắc kẹt trong vùng thoải mái của mình. Có lẽ bạn không cần một kỳ nghỉ mới, mà bạn cần một sự nghiệp mới.
Chấp nhận thất bại là chấp nhận toàn bộ trách nhiệm
Chấp nhận việc không thành công không chỉ có nghĩa là bạn phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình. Mà còn là cơ hội để bạn học hỏi từ chúng. Hãy nhận trách nhiệm cho một sai lầm gắn liền với quá khứ, cho những quyết định và hành động mà chúng ta đã thực hiện. Đồng thời xác định nỗi đau và sự thất vọng theo lẽ đương nhiên.
Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình nhưng lại chỉ ở yên vị trí cũ có thể mắc kẹt trong sự tự trách móc bản thân với cảm giác tội lỗi. Khi gánh nặng quá khứ trở nên quá nặng nề, điều đó khiến họ không thể tiến về phía trước.
Chịu trách nhiệm về bài học được xác định trong tương lai. Khi tiến về phía trước, hãy tự đặt ra một số câu hỏi. Chúng ta có thể học được gì từ kinh nghiệm này? Những điều khác nhau chúng ta có thể làm là gì? Những cơ hội mới nào sẽ đến từ các sự kiện tình cờ? Chịu trách nhiệm cho quá khứ cũng phải đi với trách nhiệm cho tương lai.
Điều này với tôi là chịu trách nhiệm hoàn toàn. Nó không phải là về việc “Không bao giờ bỏ cuộc”. Hãy nói về việc biết khi nào nên gan góc, kiên cường và khi nào nên chấp nhận thất bại, để suy ngẫm và bước tiếp. Sự khôn ngoan nằm ở việc biết sự khác biệt giữa hai điều này.
Người bỏ cuộc không phải là kẻ thua cuộc
Các nhà lãnh đạo có thể tạo ra văn hóa nhóm. Theo đó, các thành viên trong nhóm cảm thấy an toàn để thử những điều mới, thử nghiệm những ý tưởng mới và chấp nhận thất bại; có thể trao quyền cho nhóm phát triển theo cấp số nhân. Bị mắc kẹt trong một chu kỳ quen thuộc, ẩn dưới cái mác “Không bao giờ bỏ cuộc” có thể là một hình thức tự lừa dối mà chúng ta có thể giải phóng bản thân. Khi mà chúng ta học cách chấp nhận thất bại như một phần của trật tự tự nhiên.
Lòng tự trọng của một đội không nên dựa trên “bản thể”, mà dựa trên “học tập”. Liệu có những dự án, mối quan hệ hoặc mục tiêu nào mà bạn hoặc các thành viên trong nhóm của bạn dường như bị mắc kẹt không?
“Không bao giờ bỏ cuộc” là điều nhảm nhí – đừng gục ngã vì cái bẫy này. Luôn luôn khôn ngoan để biết khi nào là thời điểm phù hợp để tiến về phía trước.
Minh Anh – dịch theo “Never Give Up” is Bull Sh**t” – Warren Eng
Xem thêm
Tỷ lệ vàng trong kiến trúc cổ đại
Nếu thực hiện và đâm đầu vào một việc mà không biết lắng nghe và quan sát mọi thứ xung quanh đang có sự biến đổi. Thì có thể đó chỉ là lý do cho việc ngoan cố và không chấp nhận sự thật
Chúng ta luôn có niềm tin và nổ lực trước khó khăn nhưng đồng thời cũng nên có trái tim dũng cảm chấp nhận với hiện thực
Chúng ta chịu khó học tính kiên nhẫn và nỗ lực hết mình trước khi nghĩ đến hai từ “bỏ cuộc”. Và sau đó hai từ ” bỏ cuộc” sẽ cho bạn một khởi đầu và nhận thức mới hơn
Việc chấp nhận thất bại không bao giờ là dễ dàng, nhưng khi đã vượt qua nó thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng
Chúng ta xem thất bại như là vị thuốc. Nó dù rất đắng và khó chịu nhưng có thể chữa khỏi bệnh cho ta