Chủ nhân của lá thư “Không có lối tắt cho sự hoàn hảo”. Người được mệnh danh là Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ (the most trusted man in America). Danh hiệu yêu quý mà người dân xứ Cờ Hoa dành tặng cho phát thanh viên Walter Cronkite. Suốt 20 năm, hàng triệu người Mỹ tối nào cũng mở ti-vi xem “Chương trình thời sự buổi tối của CBS” để nghe Cronkite tường thuật các sự kiện chính trong ngày. Đây là chương trình xếp hạng cao nhất từ suốt 1969 đến khi ông về hưu.
Một trong số những khó khăn đó là khi làm phóng viên báo và phát thanh viên. Tôi hầu như không bị chi phối bởi số phận của các quốc gia hay nhưng tập đoàn lớn. Đa số quyết định của tôi chỉ bị ảnh hưởng bởi riêng tôi – nghề nghiệp tương lai của tôi và cả trong sự căng thẳng của thời khắc sinh tử.

hoàn hảo
Ngay từ những ngày đầu làm phóng viên, tôi đã được cử đi tường thuật cho giải bóng đá các trường đại học Oklahoma. Để nắm bắt được tất cả cầu thủ của hai đội; tôi đã nghĩ ra một bảng điện tử để những người giám sát trận đấu ấn một nút đơn giản; hiển thị cho tôi tên và những thông tin liên quan của mỗi cầu thủ.
Vô cùng tự tin vào thiết bị ghi nhớ của mình, tôi chỉ việc ngồi trong phòng của đài phát thanh trên cao, còn những nhà tài trợ của chúng tôi thì đầy hy vọng vào sự táo bạo có độ rủi ro cao của tay tường thuật bóng đá mới này.
Sự tin tưởng của họ cùng sự tin tưởng của tôi đã bị sụp đổ ngay ở trận đầu tiên. Chiếc máy gặp vấn đề vì những người giám sát đã ấn quá mạnh vào các nút trên bảng khiến tất cả âm thanh đều bị lỗi. Và buổi tường thuật ngày hôm đó đã trở thành thảm họa.
Những người chủ sân vận động và các doanh nghiệp tài trợ rộng lượng đã cho tôi một cơ hội để đề ra kế hoạch khôi phục.
hoàn hảo

Tôi đã nhờ một nhân viên sân vận động làm giám sát, ấn các nút trên bảng điện tử. Anh ấy và tôi ghi nhớ tên, số áo, tuổi, tiểu sử và quê quán của từng người trong 30 đến 40 thành viên của mỗi đội hình của các trường đại học tham dự.
Chúng tôi mất 3 đến 4 giờ mỗi ngày để ghi nhớ. Mỗi người nói một thông tin về cầu thủ – tên hoặc số áo. Người còn lại phải điền ra tất cả chi tiết về cầu thủ đó.
Đó là một công việc mệt mỏi; và không có vẻ gì là hấp dẫn khi phải bắt đầu từ thứ Hai để kịp ngày diễn ra trận đấu là thứ Bảy tới. Chúng tôi đã lỡ rất nhiều bữa tiệc, bởi đa số các trận bóng diễn ra vào cuối tuần. Nhưng việc luyện tập và những buổi tường thuật của chúng tôi đã rất thành công ngay từ trận đấu thứ hai.
Kinh nghiệm đầu tiên trong sự nghiệp phóng viên của tôi đã dạy cho tôi một bài học vô giá, một cách ngẫu nhiên, cũng là châm ngôn của Boy Scouts: “Hãy luôn chuẩn bị”. Mọi câu chuyện mà tôi mong đợi được theo dõi, tôi đều tìm hiểu kỹ lưỡng tất cả những điều quan trọng về sự kiện, lai lịch nhân vật và những gì liên quan.
Tôi không còn thiết lập các kế hoạch hay sử dụng máy móc tiết kiệm sức lao động để cho phép mình bỏ qua các bước thiết yếu này trong công việc của tôi, nó giới hạn khả năng tuyệt đối của tôi. Châm ngôn của tôi là “Không có lối tắt cho sự hoàn hảo”.
Mỹ Ngọc theo bản dịch của của Nhóm Lãnh đạo trẻ ABG khóa 2 (Letters from leaders)
Đọc thêm
Công thức thành công của Tổng thống Vladimir Putin dành cho thanh niên
Công thức thành công từ các chuyên gia tâm lý giáo dục ISRAEL
Mình nghĩ tinh thần chuẩn bị chu đáo rất cần cho những bạn làm kế hoạch, vì chúng ta không tài nào giảm được rủi ro nếu không đầu tư suy nghĩ đến từng chi tiết và lỗ hỏng nhỏ nhất của kế hoạch.
Từng đọc một bài The Most Trusted Man In America về ông này khá hay. Không tự nhiên mà ông có danh hiệu như vậy. Tài thiệt.
Giờ thì không còn nữa, hồi đó nếu ai biết đến bác Cronkite là nhớ đến chương trình thời sự buổi tối của CBS. Bác này nghỉ hưu trước khi mình ra đời cả chục năm trời nhưng đến thời điểm mình xem trên youtube thì hình ảnh của bác vẫn còn lưu giữ trong lòng khán giả.
Sự hoàn hảo mà có lối tắt thì có khi đã không còn là hoàn hảo. Mọi mục tiêu cần sự nỗ lực mới thật sự có ý nghĩa.
“Hãy luôn chuẩn bị”. Điều này luôn luôn cần thiết và rất quan trọng trong mọi tình huống. Chúng ta không đoán trước được điều gì sẽ xảy ra nhưng chúng ta có thể chuẩn bị.
Bài viết khai thác rất sát và đúc kết rất hay. Sự chuẩn bị và thành quả của sự chuẩn bị được theo đuổi với một nguyên tắc sắt đá
Sự chuẩn bị kỹ càng không bao giờ là thừa hen
Ngưỡng mộ ông thật
Nhờ tác giả mà mình tìm được tựa sách mình muốn tìm mua, cứ nhớ mài mại cái tên. Cảm ơn nhé!
Đúng là con người không ai hoàn hảo, khuyết điểm chính là thứ giúp ta mạnh mẽ hơn
Một ví dụ điển hình cho những con người dám mạo hiểu, dám đối mặt với những khiếm khuyết của bản thân mình để tiến tới thành công là Richard Branson – một trong 4 doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Bài viết rất ấn tượng, vote 5*
Mình rất thích các câu nói của Water Cronkite
Mình nghĩ không có gì là hoàn hảo chỉ có sự hoàn thiện, nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc tốt nhất.
Khái niệm về sự hoàn hảo ở mỗi người là khác nhau, nhưng mình tin rằng sự hoàn hảo của mỗi người đạt được đều xuất phát từ việc bạn đầu tư thời gian chuẩn bị, quản trị rủi ro chứ không ngồi không lạc quan tếu
Khi làm một việc hay ở vai trò nào đó phải biết tự nhận thức, chủ động và nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao, sự chuẩn bị tốt không bao giờ là thừa thải, đó cũng chính là tình thần trách nhiệm với vai trò, công việc của mình.
Walter Cronkite luôn có những nguyên tắc kiên định đến đáng ngưỡng mộ
Đưa bản thân ra khỏi vùng thoải mái để đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn là một cách tuyệt vời để phát triển bản thân và đạt được những bước tiến lớn trong sự nghiệp.
Chắc nhờ sự nỗ lực, trác nhiệm với công việc mà Walter Cronkite được người dân phong tặng danh hiệu “Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ”.
Mỗi người chúng ta sẽ luôn hướng đến một “sự hoàn hảo” riêng, nhưng chắc chắn phải luôn chuẩn bị, trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng tốt, sự chuẩn bị không bao giờ là thừa.
Châm ngôn Boy Scouts: ‘Hãy chuẩn bị” hoặc “sắp sẵn” ngoài việc là luôn có tình thần chuẩn bị mọi thứ mà còn là sự trải nghiệm về va trạm, cọ xát rồi bị thương và chúng ta sẽ trưởng thành hơn. Đừng trông ngông vào tìm lối tắc dẫn đến sự hoàn hảo
Thế giới này không ai là không có lỗi sai, không ai bước đi mà không vướng vấp đôi chỗ, vì vậy hãy cứ sống mà trải nghiệm nhưng đừng sai phạm và đừng trông mong lối tắt để đạt sự hoàn hảo
Đôi khi chúng ta hãy tìm xu hướng cảm hứng đến từ những người từng trải thay vì lập lối tắt vô bổ đó để tìm sự hoàn hảo. Đúng là ai chả muốn được khen nhưng chỉ ngồi trông chờ và lạc quan tếu thì chỉ thất bại
Có sự chuẩn bị kĩ luôn cần thiết, nó có thể giúp ta bức phá trong công việc.
Không thể nào tuyệt vời hơn tác giả ơi. Respect your devoting <3
Qua câu chuyện này mới thấy, sự chuẩn bị kĩ càng luôn luôn cần thiết, không được chủ quan và bỏ qua các bước cần thiết
Mình đồng ý hoàn toàn với bài viết, bất kỳ trong lĩnh vực nào cũng sẽ “không thể có lối tắt cho sự hoàn hảo”. Cứ tự mình trải nghiệm thành thạo 1 kỹ năng sẽ thấm sâu sắc bài học này đó, nếu mình bỏ 1 bước căn bản nhất thôi cũng có thể dẫn đến sự “mất gốc” ngay và luôn!
Qua bài viết mình cảm nhận được sự chuẩn bị vô cùng quan trọng
Sự chuẩn bị có thể nói là một phần không thể thiếu nếu chúng ta mong muốn 1 việc làm thành công, có thể là một cuộc họp, một quyết định, một công việc làm đó,…
Hành trình mình lớn lên cũng gặp không ít những công việc, có thể nói giá như khi đó mình có sự chuẩn bị tốt hơn thì giờ tốt biết bao nhiêu. Thảo luận nhóm, thuyết trình,… những thứ mà mình tin là não mình nhứ được và sẽ làm được và cho tới khi diễn ra thì: ôi, mình quên cả nội dung hết :((
“Hãy luôn chuẩn bị” Mình thích bài học đầy kinh nghiệm này. Mọi việc khi có sự chuẩn bị se tránh những sự rủi ro và mình có thể quản trị được. Đúng như tác giả nói “Mọi câu chuyện mà tôi mong đợi được theo dõi, tôi đều tìm hiểu kỹ lưỡng tất cả những điều quan trọng về sự kiện, lai lịch nhân vật và những gì liên quan.” Có chuẩn bị luôn là điều tốt cả
bài viết rất ý nghĩa, kích thích bản thân nỗ lực hơn trong cuộc sống
“Không có lối tắt cho sự hoàn hảo” vì khi sinh ra đã có nhiều thiếu sót và được hoàn thiện từng bước qua nhiều cách <3
Tôi không còn thiết lập các kế hoạch hay sử dụng máy móc tiết kiệm sức lao động để cho phép mình bỏ qua các bước thiết yếu này trong công việc của tôi, nó giới hạn khả năng tuyệt đối của tôi. Châm ngôn của tôi là “Không có lối tắt cho sự hoàn hảo”.
Tôi không còn thiết lập các kế hoạch hay sử dụng máy móc tiết kiệm sức lao động để cho phép mình bỏ qua các bước thiết yếu này trong công việc của tôi, nó giới hạn khả năng tuyệt đối của tôi.
“Hãy chuẩn bị” mình thấy chuẩn bị không bao giờ là dư thừa cả. Khi bạn chuẩn bị thật tốt thì kết quả bạn nhận sẽ không tồi
Sự chuẩn bị tốt sẽ giúp chúng ta dễ gây thiện cảm với mn, đơn giản là bạn đang tôn trọng thời gian và cơ hội của cả hai, ko vì sự thiết sót mang tính cá nhân của mik mà ảnh hưởng đến người khác. Đó là sự tôn trọng đáng kính nể
Đôi khi những chi tiết nhỏ sẽ trở thành vật cản lớn cho cả dự án lớn lao. Đừng vì một phút đắt ý và lơ là mà bỏ qua thời cơ để phát triển như thế. Hãy xem xét, chuẩn bị và tổng hợp lại những việc đã làm một cách kỹ lưỡng và cẩn thận
Một thành quả tốt đến từ sự cẩn thận và chu đáo trong việc chuẩn bị từ A đến Z mọi việc. Để bản thân trở thành người điều khiển chứ không thể là người bị điều khiển. Sự chủ động luôn đến từ tinh thần kỷ luật cao
Bạn không thể nói điều mà bạn không biết. Bạn không thể chia sẻ điều mà bạn không cảm thấy. Bạn không thể thể hiện điều mà bạn không có. Và bạn không thể cho thứ mà bạn không sở hữu. Để cho đi và chia sẻ, và để điều đó hữu ích, đầu tiên bạn phải có nó. Giao tiếp tốt bắt đầu bằng sự chuẩn bị tốt.
Có thể mik ko giỏi nhưng mik biết cách để người khác tôn trọng mik. Nó nằm ở việc ta chủ động chuẩn bị mọi việc trước khi nó xảy ra
Mọi việc trên đời đều diễn ra một cách bất ngờ, vì thế để có thể thích nghi sự thay đổi liên tục ấy chúng ta cần có sự chuẩn bị thật kỹ càng cả về tinh thần lẫn vật chất.
Tiền bối mik có bảo rằng dù giỏi tới đâu thì ta cũng không thể xoay chuyển mn một cách ổn thảo, thay vào đó sự chuẩn bị là một cách rõ ràng để giúp ta trở thành người giỏi
Cảm ơn sự chia sẽ hết sức bổ ích của tác giả. Rất mong có thể đọc được thêm nhiều bài hay từ tác giả
Đây quả thật là một bài học quý giá mà mik cần phải học, nó không gầy dựng một đức tính tốt mà còn thể hiện sự kính trọng của mik với người xung quanh
Sự chuẩn bị không bao giờ là thừa cả
Chẳng có một lối tắt nào cho sự hoàn hảo cũng giống như chẳng có lối tắt nào cho sự thành công vậy.
Mình mới học xong triết học có câu như này: Nếu không có sự chuyển hóa về lượng thì không thể nào có sự chuyển hóa về chất được. Mà nếu sự chuyển hóa về lượng chưa đủ cũng không thể dẫn đến sự biến đổi về chất. Có thể sẽ mất rất lâu để có sự chuyển hóa như thế nhưng mà chắc chắn là không có một cách thức nào có thể rút ngắn con đường đó cả. Đôi khi chúng ta chưa thấy được sự biến đổi là vì chúng ta cố gắng chưa đủ và đang tìm cách rút ngắn những quá trình đó mà th.
không có công thức nào cho sự thành công thứ b phải làm duy nhất là rèn luyện và nỗ lực từng ngày.