Hiện nay, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất còn loay hoay trước cục diện quốc tế và quốc nội. Mở đầu tác phẩm “Khung cửa hẹp”, dùng để chia sẻ về sự tồn vong cũng như tương lai khó khăn của Việt tộc, là lời giới thiệu đầy ẩn ý của dịch giả Bùi Giáng:

“Ai đẩy Thúy Kiều vào lầu xanh? Ai xô Alissa vào khung cửa hẹp? Định mệnh hay nghi ngẫu? Hoàn cảnh xã hội, tư tưởng tôn giáo, hay ý thức quyết tuyển tự do của con người, hay tâm thức của thiên tài sáng tác? Hay mọi thứ đó phối hợp?

Ta tạm nói theo lối hồ đồ: chính Nguyễn Du đã đẩy Kiều vào lầu xanh, chính Gide đã xô Alissa vào khung cửa hẹp. Để làm gì?

Vào phong trần, Thúy Kiều té sấp ngửa, mình mẩy đầy bụi, xiêm áo đảo điên, bị tước đoạt mọi quyền sống, chính khi đó Nguyễn Du lại đề huề đưa đức lý công thức ra khuyên giải, nhưng tại sao trong lời tương nhượng ôn tồn, bỗng dưng toàn thể vấn đề tư tưởng được đặt trở lại với xã hội Á Đông?

Bước vào khung cửa hẹp băng tuyết, nằm chết lạnh giữa niềm trinh bạch cóng giá chơi vơi, tiếng than dài của Alissa bỗng báo hiệu cho xã hội Tây Phương biết rằng họ đã sống dở chết dở, suốt hai nghìn năm. Nghĩa là kể từ ngày những tiếng nói dậy từ nguồn sống thiên thu bị nhân gian hiểu theo lối hẹp hòi công thức.”

cuốn sách "Khung cửa hẹp"
Ảnh: Internet.

Từ tên tác phẩm cho đến cách suy nghĩ của các nhân vật trong câu chuyện đều khơi gợi lên 1 lời giảng cũ trong Kinh Thánh: “Con hãy gắng tiến vào, qua khung cửa hẹp, vì cửa rộng và đường thênh thang dẫn đến nơi tai họa, đến chỗ trầm luân… Có biết bao kẻ đã đi qua rồi, nhưng nhỏ hẹp mới là khung cửa, là con đường dẫn tới Đời Sống, và rất ít kẻ tìm ra”.

Việt Nam loay hoay trước cục diện khung cửa hẹp.

Tình thế hiện nay của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới hiện nay cũng chính là như vậy, trong một thế giới bất an và bất toàn thì mọi người đều đang mong muốn tìm thấy được 1 lối thoát qua “khung cửa hẹp” hòng dẫn tới “Đời Sống” cho tương lai.

Nhưng trong tình thế hiện nay, chúng ta vẫn còn đang loay hoay, cố gắng tìm lấy chiếc vé trước “nhà ga 4.0” trong hành trình đi qua “Khung cửa hẹp”. Khi con tàu tiến bộ vào “nhà ga thứ nhất” (1.0), chúng ta còn chưa được bề trên cho phép tin rằng, có những chiếc đèn treo ngược mà vẫn sáng. Tàu rời “ga thứ hai” (2.0), chúng ta vẫn chỉ tồn tại (chứ chưa được sống), chủ yếu bằng gậy tầm vông và giáo mác.

Khi đoàn tàu tăng tốc, rời “nhà ga 3.0”, một bộ phận ít ỏi người Việt, do cả may lẫn rủi, cheo leo bám được vào bậc cửa lên-xuống, ngưỡng mộ nhìn các cư dân da vàng Nhật Bản và Hàn Quốc đang yên vị trên những toa hạng nhất… Nghe qua thì điều này vốn dĩ chẳng mang tính công bằng tí nào, tại sao các quốc gia khác lại nắm được những vé tàu trên các khoang thì chúng ta lại không?

Xét về yếu tố địa lý, tài nguyên, … thì chúng ta đều ngang bằng hoặc nếu không muốn nói là nhỉnh hơn bọn họ, nhưng tại sao chúng ta lại thất bại trong việc giành lấy những tấm vé?

Khung-cửa-hẹp-Trần-Thị-Minh-Anh-donggoitrithuc-KSC
Ảnh: Trần Cẩm Thành

Đánh giá dựa trên các chỉ số cạnh tranh:

Trong khi nguồn nhân lực Việt Nam được đánh giá có ưu thế về các môn học STEM (Science Technology Engineering Math – là môn học mà học sinh được học các kiến thức về khoa học; công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách tích hợp).

Nhưng theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Trường Đại học Cornell năm 2017, các chỉ số đánh giá của Việt Nam còn thấp. Chẳng hạn, năm 2017 chỉ số về đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp thứ 47/127, mặc dù đã tăng 12 bậc so với năm 2016; về năng lực sáng tạo, Việt Nam xếp hạng 77/100; về đổi mới công nghệ, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí 90/100.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, có tới 61% số doanh nghiệp Việt Nam hiện còn đứng ngoài Cuộc CMCN 4.0 và 21% số doanh nghiệp mới bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị đầu tiên.

Đánh giá dựa trên trình độ công nghệ:

Trình độ công nghệ của Việt Nam thấp. Điều này có thể thấy qua tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ trung bình và cao cấp của Việt Nam chỉ chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu, trong khi các nước trong khu vực là 80%, thấp như Philippines cũng chiếm 50%. Đánh giá mức kết nối Internet vạn vật (Internet of Things -IoT) ở mức trung bình, mức kết nối giao thông thông minh, công nghệ in 3D, vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo thấp.

Với trình độ công nghệ ở mức thấp, năng suất lao động của Việt Nam không cao, chỉ bằng 4,4% Singapore, 17,4% Malaysia, 35,2% Thái Lan, 48,5% Philippines (năm 2015). Vì vậy, nguy cơ mất việc làm do áp dụng những tiến bộ của tự động hóa ở Việt Nam sẽ rất cao. Ở khía cạnh này, Việt Nam chỉ có ưu điểm duy nhất là mật độ thuê bao di động vượt xa các nước có mức thu nhập tương đương trong khu vực ASEAN. Năm 2017, số người sử dụng Internet ở Việt Nam tăng lên 64 triệu, chiếm xấp xỉ 67% dân số.

Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục đang ở mức thấp: Chỉ số về công nghệ và đổi mới của Việt Nam ở mức thấp nhất với 3,1/10 điểm, đứng thứ 90/100 về công nghệ và đổi mới (Technology & Innovation); xếp thứ 92/100 về công nghệ nền (Technology Platform); xếp thứ 77/100 về năng lực sáng tạo; xếp hạng 70/100 về nguồn lực con người, xếp thứ 81/100 về lao động chuyên môn cao; xếp hạng 75/100 về chất lượng đào tạo đại học; đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) chỉ chiếm 0,2% GDP, xếp hạng 82/100 nền kinh tế.

Khung-cửa-hẹp-Trần-Thị-Minh-Anh-donggoitrithuc-KSC
Ảnh: Trần Cẩm Thành

Chất lượng thể chế cũng ở mức thấp. Môi trường thể chế còn yếu, thể hiện:

  1. Thiếu hụt lao động có trình độ cao;
  2. Thiếu ổn định trong các quy định chính sách;
  3. Thuế cao và thủ tục thuế rườm rà;
  4. Tiếp cận tài chính khó và phức tạp.

Tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật cao trong ngành chế biến; chế tạo chỉ chiếm trung bình 9% (trình độ từ cao đẳng trở lên). Trong khi với các nước phát triển, tỷ lệ này là 40% – 60%. Dự đoán sẽ có 74% trong tổng số lao động ngành chế biến; chế tạo của Việt Nam có mức độ rủi ro cao, bị thay thế do tự động hóa. Con số này cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, như Phillipines (54%); Thái Lan (58%) và Indonesia (67%).

Khung cửa hẹp – nguy hay cơ?

Là cơ hay nguy

 “Nguy cơ” dù nhìn thuận hay nghịch thì nó đều đúng trong mọi trường hợp. Trong nguy hiểm sẽ có cơ hội và ngược lại. Với việc sở hữu lượng tài nguyên dồi dào; vị trí địa lí thuận lợi; từ thuở hồng hoang đến nay, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển, khẳng định bản thân dù trong bất kì thời đợi nào, nhưng khác xa so với hiện tại, Việt Nam vẫn chưa thể nào khẳng định được dấu ấn của bản thân.

Có thể thấy, bởi vì hoàn toàn thuận lợi về điều kiện tự nhiên mà từ trước đến nay đất nước ta đã vô tình đánh giá thấp nhân tố con người mà chỉ dựa vào nhân tố tự nhiên. Từ cơ hội được khẳng định bản thân qua những ưu thế về điều kiện tự nhiên; đất nước ta từ trước đến nay luôn nằm trong nguy hiểm cũng vì chính những lợi thế mà bản thân đang sở hữu.

Nhìn nhận về nhân tố con người

Hiện tại, chính là lúc mà chúng ta nên nhìn nhận lại về tầm quan trọng của nhân tố con người trong việc tìm kiếm những vé tàu trước “nhà ga 4.0”, đây không còn là lúc mà các quốc gia so nhau xem điều kiện tự nhiên ai sẽ hơn ai mà họ sẽ cần so nhau xem nhân tố con người của ai sẽ tốt hơn ai.

Một sự kết hợp của “bộ tam” hiện nay – giữa Trump, Tập và Putin – đang làm cho cục diện quốc tế trở nên vô cùng nguy hiểm mà Việt Nam và Triều Tiên lại là 2 đất nước đang nắm giữ vị trí chiến lược cực kì quan trọng cho việc điều khiển cán cân quyền lực này.

Việt Nam và Triều Tiên giờ đây tuy không cùng chiến hào như trong thơ Tố Hữu ngày nào; nhưng hai nước vẫn là “cặp bài trùng” trong cuộc đọ sức địa-chính trị giữa các nước lớn. Việt Nam hiện nay đang ở trong tình thế cực kỳ rối rắm khi vừa phải cố gắng lấy được vé tàu của “nhà ga 4.0” vừa phải đối mặt với việc có thể bị biến thành cán cân trong việc thay đổi Trật tự hiện nay.

Đây là lúc mà chúng ta hơn bao giờ hết cần đầu tư; phát triển nhân tố con người mà bấy lâu nay luôn bị đánh giá thấp trong thời kỳ hoà bình. Xuyên suốt lịch sử của Việt Nam; nhân tố con người chỉ có thể phát triển mạnh mẽ trong suốt những thời kỳ loạn lạc theo đúng như câu “thời thế tạo anh hùng”. Khi nhìn lại những tình thế khó khăn mà chúng ta đã trải qua trong suốt lịch sử thì việc Việt Nam đứng trước nguy cơ bị tuyệt duyệt là vô số kể.

Nhưng trong những giờ phút tưởng chừng như mất hết hi vọng nhân tố con người luôn bị đánh giá thấp lại có thể xoay chuyển cục diện hết lần này đến lần khác. Bắt đầu từ Lê Hoàn, người giúp đất nước thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm; cho đến những người như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo,.. Và gần đây nhất là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp.

Chúng ta hoàn toàn có thể tin vào một tương lai rộng mở cho Việt Nam sau khi lên “con tàu 4.0”; và chạy qua “Khung cửa hẹp” nhờ vào “nhân tố luôn bị đánh giá thấp trong thời bình”. “Vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống; chúng ta không thể kiểm soát được những gì đang diễn ra với mình và định mệnh sẽ nắm trong tay quyền hành.

Đó là lời nói dối vĩ đại nhất thế giới”; do sự thiếu hiểu biết mà chúng ta đã bỏ lỡ 3 chuyến tàu nhưng lần thứ 4 này; với tất cả sự hiểu biết và kinh nghiệm thì chúng ta nhất định sẽ lấy được tấm vé của “nhà ga 4.0”.

Trần Thị Minh Anh viết từ công trình nghiên cứu KHUNG CỬA HẸP của TS. Đinh Hoàng Thắng.

Xem thêm: Kỹ năng giáo dục – Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi

Quảng cáo
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

25 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Cai Vinh Hiếu
Cai Vinh Hiếu
3 năm trước

Việt Nam đang dần có nguy cơ bước qua thời kỳ dân số vàng trước đại dịch COVID bỏ lỡ cơ hội để trở mình trở thành nước phát triển?

Nguyễn Ngọc Trang
Nguyễn Ngọc Trang
3 năm trước

Có vẻ là cho dù ở phạm vi nào thì con người cũng là yếu tố quan trọng nhỉ ? Thế nên mới thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục, điều sẽ định hình vốn kiến thức và rèn luyện nhân cách cho 1 công dân tương lai.

Cẩm Thành
Cẩm Thành
3 năm trước

Khung cửa chỉ hẹp chứ không đóng, chỉ khắc nghiệt chứ không tàn nhẫn

Trung Quân
Trung Quân
3 năm trước

Dù ở môi trường nào thì chúng ta cũng đều có những tiêu chuẩn cần phải vượt qua để trở nên xuất sắc hơn phần còn lại

Hoàng Anh
Hoàng Anh
3 năm trước

Hoàn cảnh địa chính trị của Việt Nam thực sự thuận lợi để triển khai những quyết sách phát triển các mối quan hệ quốc tế

Trương Hiểu Minh
Trương Hiểu Minh
3 năm trước

Con người chính là yếu tố quan trọng nhất từ hoạt động kinh tế cho đến chính trị

Nguyễn Hoài Bão
Nguyễn Hoài Bão
3 năm trước

Trong nguy hiểm luôn có cơ hội để chúng ta chuyển mình lách qua khung cửa hẹp

Xuân Phong
Xuân Phong
3 năm trước

Bùi Giáng đã mở đầu cho cuốn tiểu thuyết ông dịch bằng câu hỏi đau đáu ấy. Dường như số phận, Chúa Trời, thế lực siêu nhiên và chính năng lượng tự tại trong mỗi con người luôn là một cuộc tranh đấu bền bỉ không thôi.

Ly Ly
Ly Ly
3 năm trước

“Chẳng có thành công nào không mua bằng nhiều vất vả kiên tâm”, chẳng có khung cửa thênh thang nào đón đợi và trao sẵn cho ta một điều kỳ diệu may mắn cả cuộc đời… Mỗi con người đều mang trong mình một “khung cửa hẹp”, và đối diện với nó như thế nào lại là sự nhận thức và quyết định của riêng họ mà thôi

Tuấn Tú
Tuấn Tú
3 năm trước

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0), việc xây dựng và phát triển ngũ trí thức Việt Nam là một phần quan trọng, không thể thiếu của sự phát triển các nguồn lực của đất nước. 

Mino Nguyen
Mino Nguyen
3 năm trước

bài viết bổ ích

san san
san san
3 năm trước

Trong cơ có nguy, trong nguy có cơ. Dù khó khăn nhưng hãy biến thách thức thành thờ cơ nếu ko sẽ ko thể lên chuyến tàu

Khánh Hà
Khánh Hà
3 năm trước

Phải luôn coi trọng nhân tố con người, đây là chìa khóa cho sự phát triển, Nhật Bản đã làm rất tốt điều này

Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Mình cảm nhận được bài là “Vì chưng, nhỏ hẹp mới chính là đường dẫn tới Nguồn Sống”

Linh Chung
Linh Chung
3 năm trước

Bản thân Gide, trong suốt cuộc đời, đã phải đấu tranh giữa một bên là “những gì tồn tại trong mình” với một bên là khung cửa hẹp luân lý dẫn tới đời sống thanh giáo trong sạch…

Khanh Dan
Khanh Dan
3 năm trước

Mình có đọc cuốn này rồi. Có một điều mình để ý là khi thật sự trở về trọn vẹn với chính mình mới thấy ra cô đơn là điều tuyệt diệu, vì chỉ khi cô đơn đến tận cùng thì tâm mới thật sự mở ra vô lượng 

Khanh Dan
Khanh Dan
3 năm trước

Bài viết đúng với tình trạng Việt Nam hiện nay, bỏ lỡ quá nhiều.

Khanh Dan
Khanh Dan
3 năm trước

Bây giờ thì mình đã hiểu vì sao André Gide là kẻ vô luân trước ‘khung cửa hẹp’.

Vịnh Nghi
Vịnh Nghi
3 năm trước

cô đơn chịu đựng một mình những khổ đau, thăng trầm, bất hạnh giữa cuộc đời mà không cần than thân trách phận với ai, không cần tìm lời an ủi, thì chính những uất ức, khổ nhục ấy mới giúp mình lớn mạnh, cũng như bùn dơ hôi hám giúp sen nở ngát hương. 

Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Cho mình xin thêm thông tin về cuốn sách nhé, hy vọng tác giả ra bài web tóm tắt kĩ hơn về cuốn sách này

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
2 năm trước

Nhân tố con người là yếu tố tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển. Dù Việt Nam có những lợi thế về mặt tự nhiên nhưng họ chưa thực sự tận dụng lợi thế đó để mài giũa nó trở thành công cụ đắc lực cho sự thay đổi vượt trội

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
2 năm trước

Mong rằng qua khung cửa hẹp và việc đánh giá lại những tiềm năng của đất nước hiện tại mà Việt Nam có thể thay đổi cục diện biến nguy cơ thành cơ hội

Hóa
Hóa
2 năm trước

Tấm vé của “nhà ga 4.0” sẽ nhanh chóng được Việt Nam nhận được, bằng tinh thần học hỏi, sáng tạo và không ngừng trao dồi kiến thức của thế hệ trẻ về sau

Linh Linh
Linh Linh
2 năm trước

Bài viết rất bổ ích, cung cấp những thực trạng hiện tại và mong rằng Việt Nam sẽ ngày càng tiến bộ và phát triển hơn

Quyên
Quyên
2 năm trước

Chúng ta hoàn toàn có thể tin vào một tương lai rộng mở cho Việt Nam sau khi lên “con tàu 4.0”; và chạy qua “Khung cửa hẹp”