Hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục là cháu nội của thứ sử Ái Châu – Khương Thần Dực. Sớm được gia đình rèn luyện văn chương nên hai anh em đã phát huy được sự thông minh của mình từ rất bé.

Con đường trở thành tể tướng.

 Năm 758, Với sự thông thạo về sách Tứ thư, Ngũ kinh và thấu hiểu nghĩa lý trong Kinh thư, Kinh lễ…Hai anh em được cử sang kinh đô nhà Đường làm thí sinh dự thi kì thi Đình. Với tài năng xuất chúng của mình Khương Công Phụ đã đỗ trạng nguyên được hoàng đế Đường Túc Tông phong chức “hiệu thư lang”, còn người em là Khương Công Phục làm “lang trung bộ Lễ” rồi “bắc bộ thị lang”.

 Khương Công Phụ khi làm quan đã đưa ra nhiều chính sách và lập nhiều công lao lớn, được vua tín nhiệm để ông giám sát các quan trong triều – được gọi là “Tả thập di” lúc bấy giờ.

 “Hàn lâm học sĩ” kiêm chức “Kinh triệu hộ tào tham quân” được ông nắm giữ vì có khả năng ứng xử thông minh và giải quyết triều chính một cách trôi chảy.

(Khương Công Phụ)

Đến lúc nhà Đường có biến, Khương Công Phụ đã đề ra những lời tiên đoán trước và những lời can ngăn. Mọi chuyện sau đó diễn ra như đúng lời tiên đoán của ông. Vua Đường Túc Tông đã phải hối hận nhiều lần khi không nghe theo lời can gián của Công Phụ. Từ lẽ đó Công Phụ nắm giữ chức “gián nghị đại phu”, “đồng trung thư môn hạ bình chương sự”, chính là hàm tể tướng.

Lời can gián bất thành của hiền nhân

Khương Công Phụ có công lớn đoán trước được Chu Thử sẽ tạo phản và xin vua giết phản thần.

 Nhưng đến khi ông có ý định ngăn cản vua việc xây tháp uy nga,tráng lệ để thờ công chúa Đường An không may chết yểu ông nhận lại sự giận dữ và hình phạt từ vua. Hoàng đế đã giáng ông làm “tả thứ tử” (chức quan dưới quyền thái tử, công việc là coi giữ sổ sách cho thái tử trong cung) 

Lời can gián của Khương Công Tự đến vua Đường Túc Tông

Di tích lịch sử

Bia đã được dựng để nhớ về một hiền nhân
Tấm bia kỷ niệm về Khương Công Phụ. (Ảnh qua Website gia tộc họ Khương)
Sắc phong tại đền thờ Khương Công Phụ. (Ảnh qua viensuhoc.vass.gov.vn)

Đền thờ của Khương Công Phụ còn lưu lại câu đối của đốc học Lê Văn Thạc:

Phong vũ dĩ tồi công chúa tháp
Hải vân trường chiếu trạng nguyên từ.

Dịch là:

Gió mưa đã nát tháp công chúa
Mây biển soi mãi đền trạng nguyên

Bằng công nhận di tích lịch sử đền thờ Khương Công Phụ
(Công nhận di tích tại đền thờ làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tình Thanh Hoá)

Phạm Thái Trân tổng hợp.

Xem thêm: Kẻ ăn mày hay người xuất chúng – Phạm Ngũ Thư

Quảng cáo
5 5 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

25 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mỹ Kì
Mỹ Kì
3 năm trước

Nhất triều trung huynh đệ đồng khoa/ Thiên tải hạ Bắc Nam khởi kính.

Bình An
Bình An
3 năm trước

Người tài ở phương Nam được tin dùng phương Bắc/ Nơi đất Yên Định, sông núi xuất hiện tướng nho/ Anh em đỗ đạt cao trước cả hai ông họ Tống/ Văn chương nho nhã tựa ba ông họ Tô/ Chi phái họ Khuơng nay vẫn truyền lại ở ấp ấy/ Tể tướng nhà Đường công danh sáng rực kinh đô/ Trung hiếu thần tiên ngàn năm vẫn còn đó/ Muốn đem ngọn bút mới tả lại công nghiệp tổ tiên

Huy Minh
Huy Minh
3 năm trước

Ông là một người tài đức hiếm gặp

Khiêm Như
Khiêm Như
3 năm trước

Phong vũ dĩ tồi công chúa tháp
Hải vân trường chiếu trạng nguyên từ.
Thơ rất hay

Kim Tuyền
Kim Tuyền
3 năm trước

Tiếc cho hiền tài dưới trướng quân chủ tầm nhìn hạn hẹp

Minh Oanh
Minh Oanh
3 năm trước

Đã vote 5* ủng hộ tác giả

vy nguyen
vy nguyen
3 năm trước

Đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử Việt Nam – một người Việt thi đỗ trạng nguyên và làm tể tướng dưới thời nhà Đường, một triều đại hưng thịnh của Trung Quốc.

Tuấn Tú
Tuấn Tú
3 năm trước

KHƯƠNG CÔNG PHỤ từ nhỏ đã thuộc sách Tứ thư, Ngũ kinh và thấu hiểu nghĩa lý trong Kinh thư, Kinh lễ…

Ánh Ngọc
Ánh Ngọc
3 năm trước

Khương Công Phụ nổi tiếng thông minh, có trí nhớ tuyệt vời. Tương truyền, lúc Khương Công Phụ còn nhỏ, cha ông là Khương Công Đĩnh thấy con sáng dạ nên mừng lắm. Ông tìm người giỏi chữ cùng mở cửa hàng thuốc bắc gần nhà gửi con theo học. Khương Công Phụ tiến bộ rất nhanh khiến thầy giáo phải ngạc nhiên, khen ngợi.

Ly Ly
Ly Ly
3 năm trước

Trí tuệ và sức học của Khương Công Phụ được người dân đông đảo trong vùng đều biết, thậm chí các quan nhà Đường ở quận Cửu Chân đều nể phục ông. 

Mino Nguyen
Mino Nguyen
3 năm trước

Khương Công Phụ phải trải qua rất nhiều kỳ thi sát hạch. Dù về kinh sử hay thơ phú, bài làm của Công Phụ đều đạt xuất sắc.

Duy Khang
Duy Khang
3 năm trước

Với trí tuệ và phẩm cách hơn người, Khương Công Phụ đã có nhiều chính sách và công lao lớn cho nhà Đường, được vua Đường Đức Tông rất kính nể

Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
3 năm trước

Đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử Việt Nam – một người Việt thi đỗ trạng nguyên và làm tể tướng dưới thời nhà Đường, một triều đại hưng thịnh của Trung Quốc. Quá giỏi

Minh Liêu
Minh Liêu
3 năm trước

Là người có chí khí bản lĩnh từ lúc nhỏ lại học giỏi, đỗ cao, làm đến chức Tể tướng trong triều đình nhà Đường nhưng Khương Công Phụ chẳng phải là người ham chức quyền bộc lộc xem đó là cứu cánh cuộc đời mà là người muốn hành đạo, giúp đời.

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
3 năm trước

Tác phẩm của ông không nhiều, nhưng bài phú “Bạch vân chiếu xuân hải” là tác phẩm văn chương đầu tiên đạt tới trình độ chuẩn mực ngôn ngữ, và tác giả của nó – Tiến sỹ Khương Công Phụ – được đánh giá là người mở đầu nền văn học viết nước ta.

Trần Na
Trần Na
3 năm trước

Đền thờ Khương Công Phụ, làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định

d8eb792bbdb538edimage003.jpg
Thanh Âm
Thanh Âm
3 năm trước

Trí tuệ và sức học của Khương Công Phụ được người dân đông đảo trong vùng đều biết, thậm chí các quan nhà Đường ở quận Cửu Chân đều nể phục ông. Trước khi được tới kinh đô Tràng An của nhà Đường dự thi, Khương Công Phụ phải trải qua rất nhiều kỳ thi sát hạch. Dù về kinh sử hay thơ phú, bài làm của Công Phụ đều đạt xuất sắc.

Như Khương
Như Khương
3 năm trước

Nước Việt lắm nhân tài

Thị Ngọc
Thị Ngọc
3 năm trước

Tự hào Việt tộc

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
3 năm trước

Có ai biết cuốn này không chỉ mình với !

tải xuống.jpg
Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
3 năm trước

Ông là người tài trong vạn người giỏi, đến nổi bài thi “Đối trực ngôn cực gián” của ông xuất sắc khiến tất cả giám khảo đều phải thừa nhận và khâm phục tài năng của sỹ tử đến từ xứ An Nam.

Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Mình nghĩ tác giả có thể khác thêm về giai thoại của ông Khương Công Phụ.

Tommy Dan
Tommy Dan
3 năm trước

Một cái kết không mấy trọn vẹn khi đang lúc thương tiếc con, lại nghe lời trái tai của Khương Công Phụ, Đường Đức Tông đã tức giận giáng ông xuống làm “Tả thứ tử” (chức quan coi việc giữ sổ sách và dạy học cho thái tử) nhưng vì mẹ mất nên ông được giải chức về chịu tang.

Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Ủng hộ hết mình việc tác giả liên tục cho ra những bài về nhân vật lịch sử hay như thế này ạ! Ước gì rate được hơn 5 sao nhỉ

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
3 năm trước

Với trí tuệ và phẩm cách hơn người, Khương Công Phụ đã có nhiều chính sách và công lao lớn cho nhà Đường, được vua Đường Đức Tông rất kính nể, rồi phong cho ông những chức vụ cao hơn như “Tả thập di Hàn lâm học sĩ”, kiêm chức “Hộ tào tham quân”