Mọi người sinh ra bình đẳng như nhau. Tại sao nó đã trở thành một trong những nguyên tắc sáng lập của Hoa Kỳ?. Chúng ta thường nghe câu “mọi người đều bình đẳng”, điều này có vẻ không đúng chăng?. Thử đặt câu hỏi này theo cách khác; làm thế nào để mọi người sinh ra đều bình đẳng? Có người sinh ra đã cao lớn, có người thấp bé, có người sinh ra mập mạp, có người lại rất gầy, có người sinh ra đã bị tật nguyền … ở đời có kẻ giàu người nghèo thì làm sao mọi người sinh ra điều bình đẳng được?.
Ba khía cạnh ý nghĩa của câu “mọi người sinh ra điều bình đẳng”
Theo quan điểm của các vị cha lập quốc Hoa Kỳ, ai sinh ra cũng đều bình đẳng nhưng không có nghĩa là bình đẳng về mọi mặt, mà là về ba phương diện như sau.

Thứ nhất; Trong mắt Chúa, con người bình đẳng với nhau. Nói cách khác, Chúa sẽ không coi thường người này và coi trọng người kia.
Thứ hai; Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Tức là không có luật đặc biệt nào có thể được đưa ra dành cho ai có giàu, hay dành cho ai nghèo. Tất cả mọi người sẽ được đối xử bình đẳng trước pháp luật.
Thứ ba; Mọi người đều được bảo hộ và có quyền lợi bình đẳng, nhưng không được hưởng kết quả như nhau.
Vì vậy, “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng”. Không có nghĩa là mọi người đều nhận được kết quả, của cải và khả năng như nhau; mà đang nói đến quyền lợi bình đẳng mà tất cả mọi người đều được hưởng.
Lấy đại học làm ví dụ. Không phải là mọi người thuộc bất kỳ sắc tộc nào sẽ có được vị trí bình đẳng trong các trường danh tiếng. Điều đó có nghĩa là xuất phát điểm của mọi người là như nhau. Họ đều có cơ hội được giáo dục như nhau khi còn trẻ, nhưng trường danh tiếng mà bạn theo học sẽ khác nhau ở mỗi người và không ai đảm bảo cho bạn cả.

Những người cha lập quốc đã nói điều này; “Bất cứ khi nào tự do tồn tại, thì bất bình đẳng tồn tại”. Vì mọi người đều có quyền tự do phát triển, nên tất nhiên kết quả của sự phát triển sẽ khác nhau, và tất nhiên sẽ có sự bất bình đẳng. Vì vậy, ở Hoa Kỳ, có cả “bình đẳng” và “bất bình đẳng”.
Dưới mắt của Thượng đế, mọi người đều bình đẳng, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và mọi người đều được hưởng quyền bình đẳng, đây là “sự bình đẳng” được mô tả bởi các vị cha già lập quốc của Hoa Kỳ.

Mọi phỏng đoán, bóp méo và dị hóa bình đẳng, ví như bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, đều không phải là ý nghĩa ban đầu của “bình đẳng” trong nguyên tắc lập quốc.
Quyền vốn có ở đây là gì? Bao gồm quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu tài sản, quyền phát triển của cải, quyền tương tác với nhau, quyền tự bảo vệ mình, quyền đối xử với người khác, và thậm chí cả quyền được thất bại. Cái này không cần ai ban tặng, tất cả ai cũng có những quyền này.

Quyền lực của chính phủ là do nhân dân ủy quyền.
Với sự xuất hiện của quyền lực chính trị, chính phủ sẽ lạm dụng quyền lực. Họ có thể lấy đi những quyền vốn có này bằng cách đưa ra luật và sắc lệnh, để làm hại hoặc kiểm soát người dân. Lúc đó, trong lòng người dân sẽ phản đối hành động của chính phủ. Điều tuyệt vời của Hiến pháp Hoa Kỳ là nó hạn chế quyền lực của chính phủ và ngăn chặn việc tước đoạt các quyền của người dân xảy ra.

“Tuyên ngôn Độc lập” đã nêu rõ rằng; cả Vua George III của Anh lúc bấy giờ và chế độ tương lai của ông ta đều không thể tước bỏ các quyền vốn có của con người. Bao gồm quyền nam nữ yêu nhau, kết hôn sinh con; quyền mua bất động sản, trồng trọt và tham gia buôn bán,… đây đều là quyền của con người và chính phủ không thể can thiệp. Những quyền này không đến từ chính phủ, mà là quyền tự nhiên của con người.

Tất nhiên trong lịch sử, chính phủ liên tục can thiệp vào quyền lợi của người dân. Tùy ý đặt ra luật lệ, thậm chí người dân còn cho rằng đó là điều bình thường. Tuy nhiên, chính phủ như vậy cuối cùng sẽ không tồn tại được lâu, sớm muộn gì cũng sụp đổ.
Một ví dụ là Liên Xô, chúng đã vi phạm nghiêm trọng quyền của người dân, và người dân thường phải tuân theo Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng Sản Liên Xô. Chúng không cho phép mọi người làm điều này, làm điều kia, giống như những điều chúng làm là đạo lý hiển nhiên. Nhưng cuối cùng chúng chỉ vật lộn để tồn tại được sáu bảy mươi năm rồi sụp đổ.

Nếu bất kỳ xã hội nào, nền văn hóa nào, hoặc chế độ nào vi phạm các quyền tự nhiên này của con người. Cho dù nó bắt đầu mạnh mẽ và khốc liệt như thế nào, nó sẽ tiếp tục xói mòn nền tảng và quyền tự nhiên của các xã hội này và kết thúc bằng sự sụp đổ.
Chế độ “Tự quản” (Self Governing) trong hệ thống chính trị Mỹ quy định chính phủ bình đẳng với bạn, tôi và mọi công dân. Không có sự khác biệt hay đặc biệt, quyền lực của chính phủ là do nhân dân ủy quyền.

Ví dụ, người hàng xóm có một chiếc xe hơi sang trọng và tôi không có. Tôi có thể cướp lấy xe của anh ta được không? Rõ ràng, tôi không thể làm điều này. Cũng như vậy, chính phủ không thể làm điều này. Bởi vì chính phủ không có quyền hạn, giống như một chính trị gia; anh ta không thể giật đồ của dân thường, và không thể tùy tiện đánh thuế đối với dân thường.
Nếu một chính phủ tùy ý tịch thu tài sản của người dân nhân danh bình đẳng và công bằng. Điều này là sai trái và vi phạm quyền tự nhiên của con người, vì vậy sớm muộn gì họ cũng sụp đổ.
Theo soundofhope.org
Công thức thành công của Tổng thống Vladimir Putin dành cho thanh niên
Shinkai Makato – Nhà biên kịch có thù với khoảng cách