Là khu căn cứ địa quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Mỹ – Nguỵ. Củ Chi đóng vai trò như “vùng đất thánh” của cộng sản. Để tránh những cuộc truy đuổi tàn khốc ấy, người dân cùng lực lượng du kích đã chung tay xây dựng nên địa đạo Củ Chi.

Hệ thống xây dựng được mô phỏng bằng hình ảnh màu

Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 70km về phía Tây bắc. Địa đạo là kiến trúc trải dài hơn 200km. Những đường hầm dài và rộng như mạng nhện. Hệ thống này được bắt đầu xây dựng từ cuối những năm 1940 và được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam sử dụng để tấn công Sài Gòn trong dịp Tết Mậu Thân 1968.

Cấu trúc dưới lòng đất của đại đạo bao gồm phòng sinh hoạt, phòng y tế và các đường dẫn sang những nơi làm việc
(Ảnh: internet)

“Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm” là tên gọi mà lính Mỹ đặt cho địa đạo vì nó chống lại những trận bom kinh hoàng của đế quốc hùng mạnh lúc bấy giờ.

 Liên hoàn với địa đạo Củ Chi có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy…Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, ngụy trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
Nổi bậc nhất của địa đạo là bếp Hoàng Cầm, ông thông khí, hệ thống nước cung cấp cho sinh hoạt
(Ảnh: internet)

Cấu trúc bao gồm 3 tầng. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất được 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn dùng làm trạm y tế, phòng sinh hoạt. Đường xương sống được đào thông với giếng nước nhằm cung cấp nước sinh hoạt.

Cách người lấy đất được đào từ hầm

Mỗi nhánh khi được xây dựng đều rất tỉ mĩ có thêm nắp hầm dùng để ngăn khí độc của quân thù và cửa thông hơi bí mật nhằm thông gió được nguỵ trang như những ụ mối. Để có được hệ thống hoàn chỉnh là công sức hơn 20 năm của bao thế hệ. Mỗi đội gồm 3-4 người, bao gồm người đào, người vận chuyển và người kéo đất lên.

Đường xuống địa đạo được xây dựng bằng cầu thang sắt
Ống thông gió cho địa đạo giúp hệ thống hầm thoát hơi.

Mỗi nhánh khi được xây dựng đều rất tỉ mĩ có thêm nắp hầm dùng để ngăn khí độc của quân thù và cửa thông hơi bí mật nhằm thông gió được nguỵ trang như những ụ mối.

Du khách đến tham quan khu hầm Củ Chi

Cho đến nay, khu di tích lịch sử này vẫn được chính quyền bảo tồn và trở thành địa điểm thu hút khách du lịch có mong muốn quay lại với quá khứ chiến đấu hào hùng của dân tộc.

Phạm Thái Trân tổng hợp.

Xem thêm: Trụ sở 5 tỷ USD của Apple – “Apple Park” thực sự là một con tàu vũ trụ

Quảng cáo
5 8 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

31 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
3 năm trước

Địa đạo Củ Chi thể hiện ý chí kiên cường, trí thông minh, niềm tự hào của người dân Củ Chi, là biểu tượng của Chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng của dân tộc Việt Nam. Củ Chi đã được tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng”.

Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Hồi cấp 2 đi học, thường được cô dẫn đến đây trong chuyến ngoại khóa. Hồi đó không có ấn tượng gì ngoài đường hầm, giờ thì cảm thấy tự hào và ngưỡng mộ quân đội nước ta

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
3 năm trước

Với tầm vóc chiến tranh của mình, Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ XX và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới

Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Đến địa đạo Củ Chi, ai cũng sẽ phải khâm phục sự thông minh của chiến sĩ ta khi sáng chế ra bếp “Hoàng Cầm”. Một sáng kiến về thiết kế phục vụ công tác hậu cần rất độc đáo, nhờ bếp này mà người chiến sĩ “anh nuôi” Hoàng Cầm có thể nấu ăn cho các đồng đội mà không sợ địch phát hiện vì đã có một hệ thống dẫn khói mà không phải ai cũng có thể làm được và suy nghĩ ra.

Minh Anh Tạ
Minh Anh Tạ
3 năm trước

Mỗi lần nhắc đến củ chi là nhớ khoai mì, nhớ về thời kháng chiến cực khổ. Món ăn “đặc sản” này gợi lên  ý  chí chiến đấu đánh giặc thật kiên cường, thật mạnh mẽ.

Nhật Minh Tấn
Nhật Minh Tấn
3 năm trước

Tham quan củ chi, xem lại những tư liệu, hình ảnh, hiện vật đã gắn liền lịch sử và bây giờ mình cảm nhận được hết những gian khổ, cơ cực, hy sinh, mất mát và y chí kiên cường, mạnh mẽ, thông minh, cùng tinh thần yêu nước bất khuất của chiến sĩ ta.

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
3 năm trước

Rất ấn tượng với những đường hầm mà quân đội ta tạo nên ! Người Việt Nam thật tuyệt vời

Ly Ly
Ly Ly
3 năm trước

mình đã được đến tham quan địa đảo Củ Chi thì khi được tận mắt thấy và trải nghiệm thử đi trong các đường hầm này thật sự mình rất ấn tượng và khâm phục ông cha ta, đó sẽ là trải nghiệm khó quên của mình

Thiên Bảo
Thiên Bảo
3 năm trước

Thật sự các đường hầm có cấu trúc rất độc đáo và chắc chắn dù có bao nhiêu bom đạn thả xuống cũng ko sập ấy

san san
san san
3 năm trước

Địa đạo có hệ thống đường hầm rất ấn tượng, mình ko tin được ông cha ta lại có thể xây dựng nên hệ thống đường hầm kiên cố đến z

Khánh Lê
Khánh Lê
3 năm trước

Đối với mình đây là một trong những công trình vĩ đại nhất

Linh Miu
Linh Miu
3 năm trước

Địa đạo Củ Chi là một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới

Ánh Ngọc
Ánh Ngọc
3 năm trước

Không ngờ ngay trong lòng đất lại có thể xây dựng một công trình như vậy, có đầy đủ các nơi như chiến hào, kho cất giấu lương thực, bếp ăn, giếng nước, phòng ở, phòng làm việc, bệnh xá… liên hoàn như mạng nhện đã biến Củ Chi thành căn cứ địa vững chắc cho quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Như Khương
Như Khương
3 năm trước

Người Việt thời ấy thực sự là những kiến trúc sư tài ba

Thanh Âm
Thanh Âm
3 năm trước

Không đùa được đâu với tư duy xây dựng của người Việt, họ đã làm nên những chiến thắng vang danh

Khánh Thy
Khánh Thy
3 năm trước

Respect Việt Nam

Minh Nhật
Minh Nhật
3 năm trước

Thật sự tự hào về ông cha ta

Hà Tiên
Hà Tiên
3 năm trước

Đã từng ghé tham quan nơi đây, thực sự rất đáng nể luôn các bạn. Trong điều kiện khó khăn như thế mà những người anh hùng có để dựng thành địa đạo, Đỉnh!

Minh Liêu
Minh Liêu
3 năm trước

Ôi bếp Hoàng Cầm kí ức mà được ba mình kể miết một thời

Dương
Dương
3 năm trước

Kiến trúc này như một mô hình tổ kiến tinh vi

Diem My
Diem My
3 năm trước

Mình từng đi đến nơi này, rất bất ngờ và ngưỡng mộ những người đã tạo ra nó

Kim Tuyền
Kim Tuyền
3 năm trước

Sức sáng tạo và nghị lực của người Việt ta quả thật rất tuyệt vời

Hiền Lê
Hiền Lê
3 năm trước

Chưa có dịp đi đến nơi này, đọc bài viết mà mình mê quá

Thuy Chi
Thuy Chi
3 năm trước

Một kiến trúc hùng vĩ, và rất đáng tự hào về sự thông minh của Việt Nam

Bình An
Bình An
3 năm trước

Vote 5*

Paolo Greil N. Hughes
Paolo Greil N. Hughes
3 năm trước

Nghe nói Mỹ điều động 2500 chó nghiệp vụ sang VN để lùng quân ta ở Củ Chi, nhưng khi về chỉ còn 200 con trở về và chỉ còn khoảng 30 con là vẫn đủ tinh thần và toàn thân để tiếp tục “sự nghiệp” tiếp. Thế mới thấy ta giỏi thế nào!

Linh Linh
Linh Linh
2 năm trước

Đây quả thật là một kiến trúc đầy tự hào và ấn tượng. Tận dụng và khai thác lợi thế của mik một cách triệt để.

Linh Linh
Linh Linh
2 năm trước

Một nghệ thuật kiệt tác về tính sáng tạo và đổi mới vượt thời đại

Hóa
Hóa
2 năm trước

Bài viết rất hay, mang đến giá trị lịch sử và chiến lược quân sự đầy ưu bác

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
2 năm trước

Đọc bài viết này, mik liên tưởng đến bếp Hoàng cầm cũng là một kiệt tác của quân đội Việt

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
2 năm trước

Cửa vào địa đạo nhỏ thật, phù hợp với ngoại hình nhỏ bé của người Việt